PHẨM PHƯƠNG TIỆN (L’habilete des moyens)
Lời Kinh:
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn từ chánh định an lành mà dậy, bảo ngài Xá Lợi Phất : “Trí huệ của các đức Phật rất sâu vô lượng, môm trí huệ đó khó hiểu, khó vào, tất cả hàng Thanh văn cùng Bích Chi Phật đều không biết được. Vì sao ?
Phật đã từng gần gũi trăm nghìn muôn ức Phật, vô số các đức Phật, trọn tu vô lượng đạo pháp của các đức Phật, dõng mãnh, tinh tấn, danh tốt đồn khắp, trọn nên pháp rất sâu chưa từng có, theo thời nghi mà nói pháp, ý thú khó hiểu.
Xá Lợi Phất! Từ ta thành Phật đến nay, các món nhân duyên, các thứ thí dụ, rộng nói ngôn giáo, dùng vô số phương tiện dỉu dắt chúng sanh, làm cho xa lìa lòng chấp, vì sao ? Đức Như Lai đã đày đủ phương tiện, tri kiến và Ba La Mật.
Xá Lợi Phất! Tri kiến của Như Lai rộng lớn sâu xa, đức vô lượng, vô ngại lực, vô sở úy, thiền định, giải thoát tam muội, đều sâu vào không ngằn mé, tạo nên tất cả pháp chưa từng có.
Xá Lợi Phất! Như Lai hay các món phân biệt, khéo nói các pháp lời lẽ êm dịu vui đẹp lòng chúng.
Xá Lợi Phất, Tóm yếu mà nói đó, vô lượng vô biên pháp tằng hữu, đức Phật thảy đều trọn nên.
Thôi Xá Lợi Phất! Chẳng cần nói nữa. Vì sao? vì pháp khó hiểu ít có thứ nhất mà Phật trọn nên đó, chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu tột chân tướng thật của các pháp: Tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt ráo như vậy….
MẠN ĐÀM:
Phật nói với Xá Lợi Phất rằng: “Phật dùng vô số phương tiện dìu đắt chúng sanh làm cho xa lìa lòng chấp”…rồi bật nhiên không nói thêm gì nữa làm gì, vì chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu tột chân tướng của các pháp.
Phương tiện rất cần thiết đưa đến cứu cánh nhưng chúng ở hai lảnh vực khác nhau môt trời một vực – Khi đã đạt được mục đích thì phải rời bỏ phương tiện, không quyến luyến, tiếc nuối, tức thì nhảy lên bờ…
Cũng như đức Phật đã có lần đưa ngón tay chỉ lên mặt trăng mà bảo rằng: “Ngón tay ta là phương tiện và mặt trăng biểu trưng cho chân lý. Cho nên, Phật dùng “vô số phương tiện” để dìu dắt chúng sanh xa lìa lòng chấp.
LÒNG CHẤP LÀ THẾ NÀO ?
Có hai thứ chấp: Chấp ngã và chấp pháp.
– Chấp ngã là chấp thân thể nầy là của mình. Ý nghĩ, tư tưởng của mình là nhất.
– Chấp pháp là chấp nhà cửa, vườn tược, vợ con là của mình và luôn luôn bảo vệ. Cuộc đời đầy đau khổ, bất ổn và sợ hải là vì “cái ta” và “cái của ta”, gọi là chấp ngã – “Cái ta” gồm thể xác và tinh thần – Thử hỏi mình có làm chủ cả hai phần ấy được không ? hay con ma “vô thường” cướp mất bất cứ lúc nào! Về tinh thần là tư tưởng ý nghĩ thay đổi từng giờ, từng ngày, khi thì thế này khi thì thế kia nên gọi là “Tâm viên, Ý mã” (viên là loài vượn, khì. Ý mã là ý của ngựa, không đứng yên).
LÒNG CHẤP DO ĐÂU MÀ CÓ ?
Đức Phật đã giải thích rõ ràng trong bài thuyết pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như:
Vì Vô minh sinh ra hành, hành sinh ra thức, thức sinh ra danh sắc, danh sắc sinh ra lục nhập. túc là giai đoạn mất hết cái “ta” nguyên thỷ của nó và hiện ra tham, sạn, si, mạn, nghi và ác kiến…
Huyền nghĩa: (bài của cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền) Sự giác ngộ của Phật là vô thượng, trí huệ của Phật là vô lượng vô biên, cái thấy biết của Phật “tri kiến” đã đạt đến mức tuyệt đối.
CÁI THẤY BIẾT ĐÓ LÀ GÌ?
Là ”Tất cả là một” tất cả chúng sanh đều là Phổ Quang Minh Trí (nguồn ánh sáng bao trùm vũ trụ vô biên cũng vừa là trí huệ sáng ngời: Lumiere omnipre’sente – in- telligence eclairante) mà ra thì tất cả sẽ trở về với ánh sáng trí tuệ ấy, tức là Phật quang.
Những sự thật một trăm phần trăm đó, khó hiểu, khó nhận. Nói ra chỉ làm cho chúng sanh kinh khủng, không tin, như thế là làm cho chúng sanh càng sa đọa vào nẽo ác, chìm sâu trong biển khổ.
Nhưng không nói không được, vì lý do xuất thế của chư Phật là phát minh sự thật ấy cho chúng sanh biết đường mà quay đầu đổi hướng.
Chúng sanh khó thấy biết như Phật chỉ vì chúng sanh sống vào một kiếp ô trược trụy lạc “Kiếp trược”, vì chúng sanh bị bụi đời làm hoen ố cái căn bản lành mạnh của mình “Chúng sanh trược”, vì cái thấy của chúng sanh bị vọng hoặc quá nhiều “kiến trược”, vì đời sống của chúng sanh quá thiên về dục lạc thành đen tối “ mệnh trược”, vì chúng sanh quá nhiều phiền não “phiền não trược”.
Bệnh đã nặng như thế, Phật không thể cho chúng sanh uống phương thần dược quá mạnh bằng cách nói sự thật, mà phải dùng phương tiện, nghĩa là lấy thuyết nhân duyên, lấy lời nói, dùng thí dụ mà khiến chúng sanh lần lần xa lìa lòng chấp để khi thời cơ đến, đem chân lý tuyệt đối ra nói. Đại cương pháp phương tiện ở điểm vì chúng sanh sợ khổ mà cảnh Thế gian lại là cảnh khổ, cho nên Phật mới đưa ra một cảnh ngược là Niết bàn an vui. Đó là một sự quyền biến, tạm bợ để dẫn dắt chúng sinh từ thắp đến cao. từ dễ đến khó, chớ không có Niết bàn thật sự.
Đến như chia có cấp bậc như Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, ấy cũng tam mà dạy vậy thôi. Không có ba thứ xe chỡ chúng sanh đến mút con đường đạo, mà chỉ có một chiếc” Nhất thừa”. Chiếc xe ấy là xe Phật.
Những chiếc xe tạm gọi là Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát, thật ra là chiếc xe Phật vừa nói. Bất quá, đó là những giai đoạn của một con đường dài duy nhất.
Có những việc xem tầm thường như tu lục độ, sửa tâm cho mềm dẻo, cúng dường Xá lợi. tô tượng, tạo tháp, niệm Phật, nghe pháp. Nhưng nó cũng là “Phật thừa”, vì đó là những bước hướng về Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Vậy nên tin, nên mừng: Tất cả sẽ thành Phật đạo.
Võ Văn Bằng