KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

0
1290

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là lời Phật thuyết giảng trong cuối đời cho các vị đại Bồ Tát. Ý kinh thâm sâu huyền diệu, khó nghĩ bàn với trí phàm, mắt thịt.

Ngài đã đứng trên Quả mà nói về Nhân nên khuyên dạy chúng ta nên “đọc tụng, sao chép hoặc khuyên người đi nghe thuyết giảng Kinh hoặc nhường chỗ cho họ ngồi nghe kinh cũng gặt hái được nhiều công đức”

Và, lại có “người thiện nam, thiện nữ nào, muốn vì bốn chúng mà nói kinh Pháp Hoa này, thì người thiên nam thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai ngồi tòa Như Lai”.(Nhà Như Lai có nghĩa tâm từ bi rộng mở, áo Như Lai là nhu hòa nhẫn nhục và ngồi tòa Như Lai là đối với nhất thế pháp “Không”).

-Xuất xứ kinh Pháp Hoa:
Ngài Cưu Ma La Thập “Kumarajiva”một nhà sư Ấn Độ sang Trung Hoa truyền giáo vào đời Hậu Tấn, đầu thế kỷ thứ 5  Sau nầy kinh được truyền sang Việt Nam và được hai vị dich ra
tiếng Việt:
1- Đoàn Trung Côn dịch và xuất bản năm 1936, dung hòa bản Hán văn của ngài Cưu Ma La Thập và bản Pháp văn cũa Eugene Burnouf.
2- Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dich năm 1948 theo bản gốc chữ Hán cùa Ngài Cưu Ma La Thập, rõ ràng và thông dụng gồm có 7 quyển và 28 phẩm được sắp xếp như sau:
-Quyển một: 1-Phẩm Tự. 2-Phương tiện.
-Quyển hai: 3-Thí Dụ. 4-Tín Giải.
-Quyển ba: 5 Dược Thảo. 6-Thọ ký đại đệ tử
-Quyển bốn: 7- Hóa thành dụ. 8- Ngũ bách đệ tử. 9- Thọ học, vô
học. 10- Pháp sư. 11-Hiện Bảo Tháp. 12- Đề Bà Đạt Đa. 13 – Trì
– Quyển năm: 14- An lạc hạnh. 15-tòng địa dõng xuất. 16-Như Lai thọ lượng. -17 Phân biệt công đức.
– Quyền sáu : -18 Tuy hỷ công đức. -19 Pháp sư công đức. -20 Thường bất kinh Bồ Tát. 21-Như Lai thần lực. -22 Chúc lụy. 23- Dược Vương Bồ Tát.
– Quyển bảy: 24 –Diệu Âm Bồ Tát. -25 Quán Thế Âm Bồ Tát. – 26 Đà La Ni -27 Diệu Trang Nghiêm Vương Bồ Tát. 28– Phổ Hiền Bồ Tát.

Tổng kết:

Bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa gồm 7 quyển và 28 phẩm. Theo thứ tự, quyển nầy liên hệ với quyển kia, phẩm nầy liên hệ với phẩm nọ để giải nghĩa và làm sáng tỏ ý kinh và cuối cùng là vị Bồ Tát Phổ Hiền có lời đại thệ nguyện để kết thúc bộ kinh.

Đệ tử chúng con một dạ chí thành nguyện đời đời kiếp kiếp xin học và hành Diệu Pháp Liên Hoa và có gì sai sót, xin các ngài chỉ dạy để cùng nhau tiến bộ. Phật dạy hoc Phật phải tùy theo căn cơ, trình độ của mình : Cây lớn có rễ lớn hấp thụ lượng nước nhiều “Pháp vũ”,
cây nhỏ rễ nhỏ hấp thụ lượng nước ít hơn nhưng đồng một vị giải thoát.

Trong Kinh pháp Hoa, phẩm “Pháp Sư”, Phật bào Dược Vương: “Lại sau khi đức Như Lai diệt độ, nếu có người nghe Kinh Diệu háp Liên Hoa, nhẫn đến một bài kệ một câu, một niệm tùy hỷ đó, ta cũng thọ ký cho đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Nên chúng tôi mạo muội vừa học vừa hành:
Theo chỗ tôi hiểu, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là bộ Kinh Phật nói với Phật, với hàng Đại Bồ Tát, có trí huệ cao mới thấu hiểu. Còn chúng sanh căn trí thấp kém, nghiệp lực năng nề nên phải thực hành lời Kinh trước mới thấy hiện tượng “Diệu pháp” sau, nghĩa là mọi việc lành dù nhỏ như nhặt một  cái gai, mãnh sành, đinh ở giữa đường để người khác đi qua khỏi bị đạp trúng. Tuy là một việc làm lành nhỏ nhưng tự nó phát xuất Từ Bi, tâm Phật nên phải duy trì và phát triển thành lớn mà chúng ta không thấy biết được . Đó là phép mầu nhiệm của “Diêu Pháp Liên Hoa” mà đức Phật đã đứng trên Quả mà nói về Nhân:

Quả là Hoa sen. Nhân là hạt sen, ở trong bùn lầy nước đọng nhưng khi nẩy nở, thoát khỏi các môi trường nhớp nhúa ấy và sẽ đâm chối, nẩy lộc, vươn lên mặt nước, tỏa hương thơm bát ngát.

Con người cũng vậy, Phật thấy nguồn gốc con người đều có Phật tánh “tánh giác” nhưng từ
trước đến nay đi lạc đường, mê mờ không tìm ra lối thoát để trờ về “mặt thật của mình” nên trong các phẩm của Kinh, Phật nêu lên những hiện tượng, thí dụ để làm sáng tỏ lời Phật dạy.

PHẨM “TỰ”

Phẩm “Tự” là phẩm đầu tiên trong Bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Chữ “Tự”là chữ Hán Việt do H.T Trí Tịnh dịch ra theo bản văn bằng chữ Hán của ngài Cưu Ma La Thập.

Theo Hán Việt tự điển chữ “Tự” có nhiều nghĩa: Nói, kể, trình bày. bài tự (lời nói đầu), chiếc tự, tự lực, tự tình, tự sự, tự thị, tự nhiên … bản dịch của cư sĩ Chánh Trí-Mai Thọ Truyền qua bản đối chiếu bằng tiếng Pháp của tác giả E. Burnouf dịch ra tiếng Pháp là “Sujet” tức là chủ tự, đầu đề, luận đề, có thể sát hợp hơn vì Đức Phật đưa ra một vấn đề chưa từng có bằng một hiện tượng siêu việt:
“Phật nói Kinh “Vô Lượng Nghĩa”rồi nhập vào “chánh định nghĩa xứ”, thân tâm không lay động.

Khi đó, chòm lông trắng ở giữa chân mày, Phật phóng một luồng hào quang chiếu khắp một muôn tám ngàn thế giới ở phương đông, dưới thấu đia ngục A tỳ, trên suốt Cõi trời Sắc cứu cánh.

Toàn pháp hội đều trông thấy ở các thế giới đó:
– 6 loại chúng sinh (thiên, nhân, a tu la, đia ngục, ngả quỉ, súc sanh)
– Các Đức Phật đang nói Pháp và tứ chúng.
– Các Bồ tát đang hành hạnh Bồ Tát.
– Lúc Phật nhập Niết bàn.
– Lúc Phật nhâp Niết bàn xong, việc xây tháp phụng thờ xá lợi.
Bồ Tát Di Lạc và tứ chúng đều lấy làm lạ điềm lành này. Thay mặt cho tất cả, Di Lặc xin Bồ tát Văn Thù là bậc xuất chúng, giải thích cho hiểu.

Văn Thù đáp: “Theo chỗ tôi biết thì Thế Tôn sắp diễn một “pháp lớn”. Rồi Văn Thù thuật lại một chuyện xưa như sau: “Ở vô số kiếp xa xưa, có hai muôn đức Phật nối nhau, đồng một hiệu là Nhật Nguyệt Đăng Minh, và đồng một họ là Phả La Đọa, mỗi Ngài đều đầy đủ “mười hiệu”và Pháp của các Ngài nói ra từ đoạn đầu đến đoạn giữa và đoạn chót đều lành như nhau.

Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh chót, lúc chưa xuất gia, có 8 vương tử tên là Hưu Ý, Thiện Ý, Vô Lượng Ý, Bảo Ý, Tăng Ý, Trừ Nghi Ý, Hướng Ý và Pháp Ý.- Nhờ vua cha xuất gia và thành đạo, 8 con đều xuất gia theo, phát tâm đại thừa, tu hạnh thanh tịnh..

Lúc đó, đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, cũng như đức Thích Ca bây giờ, nói kinh Vô Lượng Nghĩa và nhập chánh định Vô Lượng Nghĩa Xứ.. Xong, Ngài cũng phóng quang chiếu một muôn tám ngàn thế giới phương đông, rôi từ chánh định dậy, Ngài nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho Bồ Tát Diệu Quang nghe, trải qua 60 tiểu kiếp không rời chỗ ngồi. Người trong pháp hội cũng ngồi một chỗ mà nghe cho đến 60 tiểu kiếp., thân tâm đều không lay động, nhưng xem thời gian ấy mau như một bữa ăn, không ai thấy thân tâm lười mỏi.

Sau 60 mươi tiểu kiếp, đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh tuyên bố:
“Hôm nay, vào lúc nữa đêm, Như Lai sẽ nhập Niết bàn”. Và, đúng như thế, Ngài đã nhập Niết bàn sau khi thọ ký cho Bồ Tát Đức Tạng, về sau sẽ thành Phật Tịnh Thân Như Lai.

Bồ Tát Diệu Quang trì kinh Diệu Pháp trải 80 tiểu kiếp và vì người diễn nói, và dạy bảo cho 8 vương tử ở vững trong đường “Vô lượng chánh đẳng chánh giác” Tất cả các 8 vị đều lần lượt thành Phật và vị chót hiệu là Nhiên Đăng.

Trong 800 đệ tử của Bồ Tát Diệu Quang, có một người tên là Cầu danh. Sở dĩ ngưới ấy có cái tên ấy, vì còn tham ưa danh lợi, tuy đọc tụng kinh điển rất nhiều nhưng chẳng thuộc rành. Dầu vậy, đó là cũng một “căn lành”.

Sau khi nhắc lại câu chuyện trên. Bồ Tát Văn Thù Kết luận: Hôm nay đức Phật Thích Ca ra điềm lạ cũng để nói Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa.

Võ Văn Bằng

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here