Tiếp theo kỳ trước
ĐỊNH là tham thiền nhập định :
Đức Phật sau khi bỏ lối tu khổ hạnh, ngài dùng bát sữa tươi do mục đồng dâng cúng và sau khi tắm mát ở sông Ni Liên Thuyền, Ngài đến tỉnh tọa dưới gốc cây Bồ Đề và tham thiền nhập định trong vòng 49 ngày đêm.
Đêm cuối cùng, Ngài đã chứng ngộ: Tam minh và Lục thông. Tam minh là ba nguồn sáng : Thiên nhãn minh-Túc mạng minh- Lậu tận minh.
1- Thiên nhãn minh: Phật đã thấy rõ trong Tam Giới có 45 hành tinh và hằng hà sa số hành tinh khác.
2- Túc mạng minh: Phật thấy đầy đủ dù là nhỏ như vi trần (hạt bụi, vi khuân, nguyên tử hay điện tử) và lớn nhất có 6 hành tinh cấu tạo bằng tứ đại (đất, nước, gió, lửa); 11 hành tinh cõi trời Dục Giới, 11 hành tinh cõi trời Sắc Giới, 6 hành tinhTịnh Độ và 11 hành tinh ở cõi trời Vô Sắc.
3- Lậu tận minh: Biết rõ ràng sự sống và luân hồi trong cá thể một dù là một vi trần hoặc các loài động vật hay thực vật. biết thật rõ ràng sự sinh, diệt từng loại trong Tam Giới nầy.
Lục Thông có sáu cái thông suốt: Tai, Mắt, Mũi, Miệng, Thân và ý
1- Mắt nhìn không bị ngăn cách
2- Tai nghe thông suốt
3- Mũi ngửi mùi, biết được mùi thơm hoặc mùi hôi.
4- Miệng lưỡi nếm được mùi vị tuyệt diệu.
5- Ý hiểu biết tận cùng chân thật nơi Thế Giới nầy
6- Thân xúc chạm biết được cảm giác nóng, lạnh, trơn, nhám, cứng mềm…
Nói tóm lại thành qủa Công Đức vô lậu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tỏa ra Huệ nhãn để soi đường dẫn bước cho hậu thế giai thoát sự đau khổ trên trần thếđi bằng một phương thức:
GIỚi – ĐỊNH – HUỆ
Kết quả chứng ngộ của Phật trong đêm cuối cùng:
1-Phật Nhãn: Thấy và biết từ vật nhỏ như vi trùng, vật lớn như khắp trong càn khôn vũ trụ.
2- Huệ nhãn thấy biết được tất cả các loài hữu hình hay vô hình.
3- Pháp nhãn thấy và biết được luân hồi sanh diệt, thời gian sinh tồn của vạn vật và muôn loài ở địa cầu nầy hay tam giới hoặc hằng hà sa số tam giới khác cũng như khắp trong càn khôn vũ trụ.
4- Thiên nhãn thấy và biết rõ ràng 33 cõi Trời và 6 nước Tịnh Độ trong một Tam Giới.
5- Nhục nhãn tức là Mắt duyên hợp với tứ đại mà có.
“Sau 49 ngày tham thiền nhập định, Đức Phật Thích Ca đã chiến thắng được nội chướng lẫn ngoại ma. Nào tham lam, dục vọng, phiền não, sân hận, đói khát, cô đơn v.v luôn luôn đến quấy nhiễu.
Đêm cuối cùng, vào lúc canh một, Ngài hướng tâm về tuệ giác, nhớ lại những kiếp quá khứ, từ một kiếp, hai kiếp, ba kiếp đến trăm ngàn muôn ức kiếp, hoặc ở Thế gian hay Thế giới khác, hoặc ở quốc độ nầy hay quốc độ khác, hoặc ở gia đình nầy hay ở gia đình khác, hoặc mang thân nầy hoặc thọ thân khác. Tất cả từng chủng loại, tên tuổi, gia thế, sự nghiệp, sống chết, khổ vui của mỗi kiếp tái sinh như thế nào. Ngài đều biết rõ như trong lòng bàn tay. Ngài cũng thấy như vậy với tất cả những loài sanh ra từ thai, loài sanh ra rừ trứng, loài sanh ra từ nơi ẩm ướt và loài sanh ra từ phân thây biến hóa. Thấu rõ thân nầy vốn không có thực, vô thỉ vô chung, không từ đâu đến, không đi về đâu.
Cũng như sao mai ở bất kỳ thời gian nào cũng hiện ở vị trí đó, không lặn cũng không lên, không hiện cũng không ẩn. Ẩn hiện do vô minh bất giác mà bày ra sự phân biệt tối sáng. Mặt thật xưa nay hiện tiền không trụ, chấp, vướng mắc, không đầu không cuối cũng chẳng phải không đầu không cuối, chỉ vì động dụng nên cứ nghĩ rằng những gì ta nhận thấy có sự đổi dời là có đến có đi..
Như thế Ngài đạ chứng được “Túc Mạng Minh.”
Sang canh hai, mây đen vần vũ trên bầu trời, từng ánh chớp lòe sáng như chọc thủng không gian, những tiếng sấm vang rền làm rung chuyển mặt đất, mưa xối xả trút xuống cội cây Bồ Đề đại thọ. Ngài vẫn ngồi bất động hướng tâm thanh tịnh, vận dụng trí tuệ của mình đi sâu vào con đường khám phá những hiện tượng và vũ trụ. Ngài thấy và biết rõ vô lượng vô số Thế Giới co giãn hình thành, biên hoại và hủy diệt trong vô lượng vô số kiếp nhưng đó chỉ là những biểu hiện Duyên Khởi bề ngoài chứ không hề hấn gì tới thực tướng cũa Pháp Giới – Ví như hằng triệu đợt sóng lô nhô trên mặt biển cả nhưng trong lòng đại dương không có những hiện tượng sanh diệt, diệt sanh.
Đạt đến đó, Ngài chứng được “Thiên Nhãn Thông”.
Thiên Nhãn là cái nhìn thông thấu vượt qua thời gian và không gian, không phải bằng mắt trần. Minh là sáng thấy rõ như ban ngày , tất cả chúng sanh hinh thù lớn nhỏ, vi tế, tạo nhân gì, nghiệp gì, luân chuyển trong ba cõi là Dục, sắc và Vô sắc hoặc lăn lóc trong sáu nẽo luân hồi là Trời, Người, A tu la, Súc sanh, Ngọa quỷ và Địa ngục, hoặc quanh quẩn trong bốn loài thai sanh, noãn sanh, hóa sanh và sanh nơi ẩm ướt. Thấu suốt tận nguồn Minh, nhân quả rõ ràng như ban ngày. Trong nhân có quả, trong quả có nhân, nối tiêp nhau không dứt đoạn. Trong phiền não cò Bồ đề, niệm trước là chúng sanh vô minh, niện sau là giác Phật. Cho nên Giới chẳng phải là Bồ đề, chẳng phải phiền não. Nếu còn chấp vào phiền não, Bồ đề là bệnh – Ví như mặt trời là một định tinh vẫn luôn luôn chiếu sáng trong hư không do tâm phân biệt chấp có.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm “Pháp Sư Công Đức”. Phật bảo ngài Tinh Tấn Bồ Tát rằng:
“Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì kinh Pháp Hoa nầy, hoặc đọc hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ được tám trăm công đức nơi mắt, một nghìn hai trăm công đức nơi tai, tám trăm công đức nơi mũi, một nghìn hai trăm công đức nơi lưỡi, tám trăm công đức nơi thân, một nghìn hai trăm công đức nơi ý”…
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ Thế thế thường hành Bồ Tát Đạo
Thiển kiến của người viết bài nầy, xin quí độc giả có lời sửa sai để cùng nhau tinh tấn trong việc tu học:
“.Dùng những công đức nầy trang nghiêm sáu căn đều được thanh tịnh, có năng lưc hoán chuyển nghiệp ác thành thiện, ngọa quỉ thành thiên thần như trường hợp đức Mục Kiền Liên cứu mẹ là bà Thanh Đề trong Địa ngục, phải nhờ đến công đức thanh tịnh tổng hợp của hàng Chư Tăng trong mùa an cư kiết hạ (từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch).
“Phật nói kinh Pháp Hoa trong cuối đời với các vị đại Bồ Tát, thiện trí thức, nên ý tưởng khó hiểu – chỉ có Phật nói với Phật, với Bổ Tát mới hiểu thấu liễu nghĩa cũa kinh.
Hơn nữa, Phật đã dày công đức tu hành từ vô lượng kiếp như cát sông Hằng, mới có công đức thù thắng . Cái thấy biết ấy Phật đã (đứng trên quả mà nói về nhân)…Khi chúng tôi đặt chân xuống đất lành “Hoa Kỳ”mới hiểu thấu phần nào nguyên nhân của mình !”
Võ Văn Bằng