
Đối với người dân Đài Loan, lời tuyên bố đó là sự khẳng định về chủ quyền và ý chí của người dân xứ Đài. Ngược lại, đối với Trung Quốc thì đó chẳng khác nào một lời khiêu khích.
Bởi vì, TQ luôn coi Đài Loan là một tỉnh và luôn muốn sáp nhập vào Hoa lục, bằng vũ lực nếu cần thiết, nhất là nếu hòn đảo này tuyên bố độc lập.
Thế nhưng, vừa tái đắc cử, nữ tổng thống Thái Anh Văn hôm 15/01/2020 dõng dạc tuyên bố «Trung Quốc phải chấp nhận thực tế Đài Loan đã là một quốc gia độc lập». Đồng thời bà Thái cũng cảnh báo rằng, mọi mưu toan xâm chiếm Đài Loan của Bắc Kinh sẽ phải trả giá rất đắt.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên kể từ khi tái đắc cử, nữ tổng thống khẳng định: «Chúng tôi không cần tuyên bố Đài Loan là một Nhà nước độc lập. Chúng tôi đã là một đất nước độc lập, với quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc».
Bà Thái Anh Văn nhấn mạnh : «Đài Loan có bản sắc riêng, và thực chất là một quốc gia. Chúng tôi là một nền dân chủ thành công, và có nền kinh tế khá vững chắc, xứng đáng được Trung Quốc tôn trọng».
Câu hỏi được đặt ra, dưa vào đâu mà Tổng thống Thái Anh Văn dám dõng dạc tuyên bố cứng rắng như thế ? Trước hết phài nói đến sự ủng hộ của người dânphải thừa nhận rằng, nếu không được sự ủng hộ của người dân, chắc chắn bà Thái Anh Văn sẽ không dám tuyên bố như thế, mặc dù vẫn biết rằng, đằng sau Đài Loan có một ‘cái ô’ khá lớn đó là đồng minh Hoa Kỳ.
80% người dân Đài Loan ủng hộ ý kiến của TT. Thái Anh Văn.
Theo một cuộc thăm dò dư luận được thực hiện hồi đầu tháng Giêng 2020 cho thấy, tuyệt đại đa số dân Đài Loan bác bỏ đề nghị của Tập Cận Bình muốn thống nhất hòn đảo này với Trung Hoa lục địa theo mô hình « một quốc gia hai chế độ » mà Bắc Kinh đã áp đặt tại Hồng Kông.
Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), thuộc đảng Dân Tiến, đắc cử tổng thống Đài Loan năm 2016 và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jin- ping), người nuôi mộng thống nhất Đài Loan bằng mọi giá. Trong thông điệp gửi « đồng bào Đài Loan », ngày 02/01/2020, Tập Cận Bình nhắc lại một cách phũ phàng nhu cầu cấp thiết « thống nhất » đất nước Trung Hoa.
Theo báo Pháp La Croix (ngày 11/01/2020), Tập Cận Bình khẳng định rằng : « Giải quyết tình hình Đài Loan và thống nhất đất nước, đó là trách nhiệm lịch sử, không thể tránh khỏi của đảng Cộng Sản Trung Quốc, của chính phủ và nhân dân Trung Quốc ». Chủ tịch Trung Quốc cũng nhắc lại lời đe dọa mà ông đã nhiều lần đưa ra trong những năm qua, rằng ông không thể « hứa hẹn không dùng vũ lực quân sự » để đạt được mục tiêu này, mà không cần biết đến tâm nguyện của 23 triệu dân sinh sống trên hòn đảo này cũng như sự gắn bó của họ đối với chủ quyền quốc gia Đài Loan.
Ngay sau diễn văn «hiếu chiến» của lãnh đạo Trung Quốc, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã bác bỏ lời kêu gọi « thống nhất » Đài Loan và nhấn mạnh rằng người dân trên hòn đảo không hề có ý định từ bỏ chủ quyền của mình.
Bác bỏ đề xuất mô hình «một quốc gia hai chế độ», tổng thống Đài Loan nêu ra bốn điều kiện để khởi động tiến trình thương lượng với Bắc Kinh:
– Đối thoại chính thức với Đài Loan ở cấp giữa các Nhà nước bằng cách thừa nhận quy chế của Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền.
– Tôn trọng quyền tự do và dân chủ của Đài Loan.
– Ký kết các thỏa thuận với Đài Loan một cách hòa bình và công bằng.
– Cuối cùng là thông tin liên lạc ở cấp duy nhất là giữa chính phủ với chính phủ.
Đương nhiên, Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận các điều kiện này vì Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh « nổi loạn », kể từ khi phe Quốc Dân Đảng rút chạy về hòn đảo này năm 1949.
Thế nhưng, theo một cuộc thăm dò dư luận do Hiệp hội các chính sách eo biển Đài Loan thực hiện, thì câu trả lời của người dân Đài Loan rất rõ ràng : 85% số người được hỏi ủng hộ bốn điều kiện mà tổng thống Thái Anh Văn đưa ra ; 80% bác bỏ nguyên tắc « một quốc gia hai chế độ » mà Tập Cận Bình đề nghị.
Có sự ủng hộ của Hoa Kỳ
Ngoài sức mạnh đoàn kết của người dân, một yếu tố quan trọng cũng cần phải được nhắc đến, đó là sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ.
Trong năm 2019, Hoa Kỳ đã thông qua một số dự luật tăng cường hợp tác quốc phòng với Đài Loan, đồng thời tăng cường khả năng phòng vệ của quân đội Đài Loan, và hành động mới đây nhất một chiến hạm Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan hôm 16- 1, chưa đầy một tuần sau khi lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn, tái đắc cử.
Tàu chiến Mỹ di chuyển theo hướng Bắc, băng qua vùng biển nhạy cảm và nằm trong tầm giám sát của quân đội Đài Loan. Cơ quan quốc phòng Đài Loan hôm 17-1 mô tả động thái của tàu chiến Mỹ là “một sứ mệnh thông thường” và người dân không cần lo lắng.
Đài Loan là một trong những vấn đề lãnh thổ và ngoại giao nhạy cảm nhất của Bắc Kinh. Eo biển Đài Loan là nơi thường xuy- ên xảy ra căng thẳng. Trước thềm bầu cử Đài Loan hôm 11-1, Bắc Kinh đã triển khai tàu sân bay Sơn Đông (Shandong) đi qua eo biển này 2 lần. Đài Loan gọi đây là một hành động dọa nạt.
Hải quân Mỹ trong một tuyên bố mới đây cho biết tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Shiloh, thuộc lớp Ticonderoga, đã đi qua eo biển Đài Loan nhưng không cho biết thêm thông tin. Washington trong 2 năm trở lại đây thường xuyên triển khai tàu chiến đi qua khu vực nhạy cảm, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng nhiều lần chỉ trích việc tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, cũng như thể hiện “quan ngại sâu sắc với Washington” về hành động này. Bắc Kinh nhiều lần khẳng định vấn đề Đài Loan “là vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ Mỹ-Trung”.
Mặc dù không có quan hệ chính thức với Đài Loan, Washington thể hiện sự ủng hộ của họ đối với vùng lãnh thổ này thông qua các hợp đồng bán vũ khí, các cuộc đàm phán cấp cao cũng như lên tiếng ủng hộ Đài Loan tại các sự kiện quốc tế. Wash- ington là nguồn cung cấp vũ khí chính cho vùng lãnh thổ này.
Với những dẫn chứng trên rõ ràng, ai cũng thấy Hoa Kỳ đang đưa ra một cảnh báo với Trung Quốc không được manh động đối với Đài Loan.
Phuong Nghi (tổng hợp)