TRUNG CỘNG ĐỨNG TRƯỚC VẤN ĐỀ NAN GIẢI “LƯỠNG NAN THỌ ĐỊCH”

0
448
Trang bìa Báo cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ: “Một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Thúc đẩy một tầm nhìn chung”.

Chưa bao giờ hai miền Đông và Tây của Trung Cộng (TC) xáo trộn, bất ổn như bây giờ. Mỹ hai mặt giáp công chống TC.

Miền Đông TC. Dân Hong Kong biểu tình cả triệu người suốt cả chục tháng chống TC, đã tạo thành nội lực dân tộc tự do, dân chủ chống độc tài đảng trị tòan diện CS. Thắng lợi bầu cử 17 trên 18 quận của dân chúng Hong Kong là một thắng lợi nền tảng bầu cử dân chủ của Hong Kong. Ứng cử viên thân TC, nhà cầm quyền tay sai CS và tài phiệt ăn theo TC thất cử, rớt như sung rụng.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử vẻ vang, Đảng Dân Tiến bài bác Bắc Kinh chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc Hội là một thất bại não nề của TC. Chính sách hù dọa và cô lập Đài Loan của Bắc Kinh thất bại nặng nề. Nhân dân và chánh quyền Đài Loan tích cực và mạnh mẽ chống chủ nghĩa CS và TC.

Mỹ và đồng minh và các đối tác của Mỹ tăng cường chiến lược cắt lưỡi bò TC ngoài Biển Đông. Mỹ tăng cường chiến lược “Một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Thúc đẩy một tầm nhìn chung”. Văn kiện dài 30 trang, nội dung tập trung điểm lại suốt 2 năm phối hợp giữa Mỹ và các đối tác và đồng minh trong khu vực nhằm khai triển chiến lược mới của Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đã được tổng thống Mỹ  Donald Trump chính thức công bố tại Đà Nẵng (Việt Nam) vào tháng 11/2017.

Miền Tây TC. “Tây Tạng: Đòn mới của Mỹ nhắm vào các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc” là đề tài Đài RFI Pháp ngày 20-9- 2019 phân tích “cho rằng chiến lược gây áp lực toàn diện phải chăng đang được chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng để tấn công TC. Sau các sức ép liên quan đến Biển Đông, Đài Loan và Tân Cương, mới đây, Washington đã bất ngờ chĩa mũi dùi công kích Bắc Kinh trên vấn đề Tây Tạng, cụ thể là cảnh cáo TC là không nên áp đặt người thay thế đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng.

“Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, mũi tấn công của Mỹ xuất phát từ cả hành pháp lẫn lập pháp, với lời cảnh báo của một quan chức cao cấp trong bộ Ngoại Giao Mỹ và một dự luật đang được thảo luận ở Quốc Hội Hoa Kỳ, nhằm lưu ý Bắc Kinh rằng họ sẽ phải đối mặt với sự phản đối quốc tế nếu tìm  cách áp đặt « tiến trình tái sinh» của đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ngày 18/09/2019 vừa qua, phát biểu trong một cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ, ông David Stilwell, quan chức hàng đầu của bộ Ngoại Giao Mỹ đặc trách Đông Á, đã cam kết là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây sức ép để cho người dân Tây Tạng được hưởng một « quyền tự trị có ý nghĩa ». “Hành pháp Mỹ đã lên tiếng sau khi một nhóm dân biểu tại Hạ Viện Mỹ đệ trình một dự luật quy định việc trừng phạt bất kỳ quan chức lãnh đạo Trung Quốc nào can dự vào các hoạt động nhằm chọn người kế vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng. Bên cạnh đó, dự luật còn cấm TC mở thêm lãnh sự quán tại Hoa Kỳ, ngày nào mà Mỹ không có cơ sở ngoại giao của chính mình tại Lhassa, thủ phủ vùng Tây Tạng.

Hành động trên của Hành Pháp và Lập pháp Mỹ là một phần của chiến lược “Mỹ siết chặt gọng kềm đối với TC qua việc bảo vệ nhân quyền. Tin RFI của Pháp ngày 20/12/2019 cho biết “Chưa đối phó xong với hai ngón đòn tấn công từ phía Mỹ trong vấn đề Hồng Kông và Tân Cương, kể từ nay, Trung Quốc đã phải lo lắng thêm về hồ sơ Tây Tạng, với việc Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ, ngày 18/12/2019 bật đèn xanh cho một đạo luật kêu gọi chính phủ Mỹ hậu thuẫn mạnh mẽ hơn cho tôn giáo và nhân quyền tại Tây Tạng.”

“Đạo luật về Chính Sách và Hậu Thuẫn cho Tây Tạng – Tibetan Policy and Support Act”, là đạo luật mới cứng rắn hơn với Trung Quốc so với “Đạo Luật Chính Sách Tây Tạng”, từng được thông qua vào năm 2002.

Theo một số điều khoản trong dự luật mới về Tây Tạng, bất kỳ quan chức TC nào can thiệp vào vấn đề chuyển thế (tái sinh) của đức Đạt Lai Lạt Ma đều sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt, bao gồm việc phong tỏa tài sản của họ ở Hoa Kỳ và từ chối thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ đối với những người này.

Ngoài ra, dự luật cũng yêu cầu không cho Trung Quốc thành lập  một lãnh sự quán mới tại Mỹ, trước khi Hoa Kỳ được đặt lãnh sự quán ở Lhasa, thủ phủ vùng Tây Tạng.

Theo giới quan sát, phản ứng gay gắt đối với TC cũng dễ hiểu, vì Tây Tạng là ngón đòn mới nhất mà Washington tung ra để tấn công Bắc Kinh trên mặt trận nhân quyền.

Riêng tại Quốc Hội Hoa Kỳ, dự luật về Tây Tạng đã được ủy ban chịu trách nhiệm bật đèn xanh. Trước đó chỉ ít lâu dự luật về người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã được toàn thể Hạ Viên thông qua ngày 03/12 với một tỷ lệ áp đảo 407 – 1 phiếu.

Văn kiện về Tân Cương này cũng đặc biệt cứng rắn với Trung Quốc, yêu cầu tổng thống Mỹ lên án các hành vi đàn áp người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, kêu gọi Bắc Kinh đóng cửa các trại ở Tân Cương, và đòi áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với quan chức Trung Quốc can dự vào chiến dịch đàn áp ở Tân Cương, trong đó có một ủy viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc là ông Trần Toàn Quốc, bí thư Đảng Ủy Tân Cương.

Trước đó, vào tháng 11, luật mang  tên rõ ràng là “Đạo Luật Dân Chủ và Nhân Quyền Hồng Kông’’  cũng đã được tổng thống Mỹ Don- ald Trump ký thông qua vào hôm  27/11, sau khi được Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ tán đồng cũng với một đa số áp đảo. Mỹ không đơn độc trên mặt trận chống Trung Quốc về mặt nhân quyền, đặc biệt là trên hồ sơ Duy Ngô Nhĩ đã gây chấn động trên thế giới, với Liên Hiệp Châu Âu càng lúc càng tỏ rõ thêm lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.

Nghị Viện Châu Âu vào hôm 19/08 đã yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu phải có những biện pháp mạnh hơn đối với những quan chức Trung Quốc can dự vào chính sách đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Trước đó, ngày 18/12, tân lãnh đạo ngành đối ngoại châu Âu là ông Josep Borell, đã cam kết thúc đẩy 28 quốc gia thành viên bày tỏ lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trên vấn đề Tân Cương.

Kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu vào đầu tháng, ông Borell đã đề cập đến hai vấn đề Tân Cương và Hồng Kông với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Phát biểu trước Nghị Viện Châu Âu, ông khẳng định: “Không ai tranh chấp quyền của bất kỳ quốc gia nào trong việc thực hiện các biện pháp hợp pháp để chống khủng bố và đảm bảo an ninh. Nhưng theo cách hiểu của chúng tôi, các chính sách được áp dụng ở Tân Cương dường như không tương ứng với mục đích đã nêu là đấu tranh chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.”./.

VI ANH

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here