Trước hết phải khẳng định rằng không một quốc gia nào muốn khơi mào chiến tranh, trừ trường hợp bị đẩy vào đường cùng. Sự kiện Mỹ hạ sát tướng Qasem Soleimani của Iran đó là chọn lựa cuối cùng của ông Trump.
Cụ thể, trong lời bình luận đầu tiên kể từ khi các giới chức quốc phòng xác nhận Mỹ đã tiến hành cuộc không kích gần sân bay quốc tế Baghdad ở Iraq sáng sớm 3/1, ông Trump viết trên Twitter cùng ngày rằng. “Tướng Qassem Soleimani đã sát hại hoặc gây thương tích trầm trọng cho hàng ngàn người Mỹ trong một thời gian kéo dài, và còn âm mưu sát hại thêm nhiều người nữa,”
“Soleimani bị căm ghét và kinh sợ,” Tổng thống Mỹ viết tiếp. “Ông ấy lẽ ra phải bị triệt hạ nhiều năm trước kia!”. Lời ông Trump nói khiến người ta chợt nhớ lại hình ảnh Đài Press TV của Iran ngày 13.1.2016, công bố clip ghi cảnh hình ảnh các binh sĩ Mỹ phải quỳ hoặc ngồi quỳ trên tàu, hai tay giơ lên đặt sau đầu khi bị bắt…” đây là trò cố tình sỉ nhục Mỹ của Iran. Đừng nói là chính phủ Mỹ ngay những người công dân Mỹ cũng cảm thấy khó chịu. Việc làm ngày hôm nay của ông Trump, nếu xét về mặt nào đó ông Trump chính là người đã lấy lại thể diện cho Hoa Kỳ.
Cũng như Iran, sau khi tướng Qasem Soleimani bị Hoa Kỳ hạ sát, ngày 8/1/2020, Iran đã phóng hàng loạt tên lửa vào các căn cứ Mỹ ở Iraq. Đó là hành động tất yếu phải xảy ra, nếu không làm điều đó thì lãnh đạo Iran làm sao ăn nói được với dân chúng.
Thậm chí CNN còn mô tả rằng, ngay sau khi phóng tên lửa vào căn cứ quân sự Mỹ, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) còn đưa ra cảnh cáo, nếu Ngũ Giác Đài đáp trả vụ tấn công tên lửa, Tehran sẽ nã đòn thù vào lãnh thổ Mỹ.
Thái độ hùng hổ của Iran tại thời điểm hiện nay là dễ hiểu. Nhưng giới lãnh đạo của Iran có thực sự muốn khơi mào chiến tranh hay không lại là chuyện khác.
Điển hình, sau khi có loạt tấn công đáp trả bằng tên lửa của Iran vào căn cứ Mỹ ở Iraq vào sáng 8/1, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đã đăng lên mạng Twitter nội dung nói rằng phía Iran không muốn chiến tranh. Ngoại trưởng Zarif viết như sau: “Iran thực hiện và kết thúc các biện pháp tương xứng để phòng vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, tấn công căn cứ mà từ đó xuất phát các cuộc tấn công vũ trang hèn nhát nhằm vào các công dân và quan chức cấp cao của chúng tôi. Chúng tôi không tìm kiếm leo thang hay chiến tranh, mà sẽ tự vệ trước bất cứ cuộc xâm lược nào”.
Trang tin ABCNews của Mỹ dẫn thông cáo của Vệ binh Cách mạng Iran nói rằng “bất cứ cuộc xâm lược và gây hấn mới nào đều sẽ chỉ dẫn đến hậu quả đau thương hơn” và hối thúc “người dân Mỹ kêu gọi quân đội nước họ ở khu vực này hãy ngăn ngừa có thêm thương vong, và không để cho quân đội Mỹ bị nguy hiểm thêm”.
Thông báo trên thể hiện thái độ răn đe của Iran nhưng cũng hàm chứa nguyện vọng tránh xung đột không cần thiết.
Thái độ của các nước đồng minh đối với Mỹ sau cuộc không kích
Tổng thư ký Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hôm 6/1 cho biết tất cả các thành viên của NATO đều ủng hộ Mỹ tại Trung Đông sau vụ Washington không kích giết chết chỉ huy quân đội Iran Qassem Soleimani, theo Reuters.
Hôm 6/1, các đại sứ của NATO đã có một cuộc họp khẩn tại thủ đô Brussels, Bỉ về tình hình an ninh Trung Đông sau diễn biến căng thẳng giữa Mỹ và Iran những ngày qua.
Phát biểu sau cuộc họp của NATO về Iran và Iraq, tổng thư ký Stoltenberg lặp lại tuyên bố của một số nhà lãnh đạo châu Âu trước đó, kêu gọi 2 nước giảm căng thẳng, đồng thời chỉ trích việc Iran hậu thuẫn các tổ chức khủng bố trong khu vực.
“Chúng tôi đồng thuận lên án Iran trong việc hỗ trợ nhiều nhóm khủng bố khác nhau. Tại cuộc họp hôm nay, các đồng minh NATO kêu gọi các bên kiềm chế và giảm căng thẳng. Một cuộc xung đột mới sẽ không có lợi cho ai. Vì vậy, Iran cần kiềm chế bạo lực và khiêu khích hơn nữa”, ông Stoltenberg nói.
Không có đại diện nào phản đối các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ. Cũng không có cuộc thảo luận hay chỉ trích nào về những mục tiêu mà ông Trump nhắm vào Iran, gồm cả những địa điểm văn hóa, nếu nước này trả đũa Mỹ.
Trước đó hôm 5/1, Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ tấn công 52 địa điểm của Iran (đại diện cho 52 con tin Mỹ đã bị Iran bắt giữ nhiều năm trước) nếu nước này tìm cách trả thù vụ Mỹ không kích giết chết tướng Qassem Soleimani tại Baghdad, Iraq.
Cùng ngày, phát biểu trước báo giới tại cuộc họp của đảng Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) của Đức, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng hối thúc Iran và Iraq không làm leo thang hơn nữa cuộc khủng hoảng tại khu vực.
“Điều quan trọng hiện nay là sử dụng các kênh ngoại giao và hiểu rõ rằng đi theo hướng bình tĩnh, không leo thang căng thẳng cũng có lợi cho Iran, và cả Iraq”.
Tờ The Sun của Anh cho hay, bất chấp những nỗ lực nhằm giảm leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran, các tướng lĩnh cấp cao của Anh đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, khi đó Anh sẽ sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Mỹ nếu được yêu cầu.
Trong khi thế giới nín thở trước động thái tiếp theo của Iran, các nguồn tin quốc phòng cao cấp tiết lộ một chiếc tàu ngầm có biệt danh “thợ săn-sát thủ” đang nằm trong khu vực có thể tấn công các mục tiêu của Iran.
Một nguồn tin trong cuộc tiết lộ với The Sun: “Anh sẽ không chủ động tấn công trước, nhưng mọi biện pháp phòng ngừa đang được thực hiện, tùy thuộc vào cách Iran phản ứng như thế nào với vụ không kích tướng Soleimani”.
“Nếu mọi việc xấu đi nhanh chóng, Anh sẽ luôn kề vai sát cánh với đồng minh Mỹ. Những thợ săn-sát thủ là những tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia Anh. Chúng là vũ khí chết người, và có một chiếc đang trong tầm bắn đến Iran”, nguồn tin này cho hay.
Như trình bày trên có thể thấy, Hoa Kỳ không đơn độc trong cuộc chiến nếu Iran muốn đi xa hơn.
Thay lời kết
Chúng tôi xin mượn lời của Tổng thống Trump thay cho lời kết.
Tổng thống Hoa Kỳ nói rằng vụ ám sát Qa- sem Soleimani gửi đi một thông điệp cho khủng bố: “Nếu người ta muốn sống thì đừng có đe dọa cuộc sống của người dân chúng ta.”
Ông Trump cũng nói “Sức mạnh cả về quân sự lẫn kinh tế của Hoa Kỳ là đòn răn đe tốt nhất”.
Tuy nhiên ông nói “Việc chúng ta có quân đội và khí tài hùng mạnh không có nghĩa là chúng ta phải mang ra dùng.”…
Phương Nghi (Tổng hợp)