Nguyên Sa tên thật là Trần Bích Lan sinh ngày 1 tháng 2 năm 1932 tại Hà nội . Ông du học ở Pháp năm 1949. Sau khi đổ tú tài Pháp, ông vào trường Đại học triết tại Sorbonne. Năm 1955 ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga và môt năm sau, hai ông bà về nước, sống tại Sài Gòn.
Năm 1975 lại một lản nữa ông di tản qua Pháp. Năm 1978 ông và gia đình sang Hoa Kỳ tại California. Ông đã qua đời tại đây ngày18 tháng 4 năm 1998.
Trong thời gian chiến tranh, Ông rời Hà Nội tản cư về Hà Đông, nên ông biết rõ cuộc sống dân giả ở đây, phần nhiều họ nuôi tằm lấy kén để dệt lụa, một nghề thủ công nghiệp truyền nối tư đời nầy qua đời khác hàng trăm năm nay.
Nói đến “Lụa Hà Đông” là nói đến một sản phẩm trang phục cao cấp. Từ lúc xưa, cach đây hằng thế kỷ, tại Hà Đông (cách Hà Nội khoảng 1okm) có làng Vạn Phúc chuyên nuôi tằm gây tơ. Tác giả đã từng sống nơi đây nên biết rõ sản phẩm lụa Hà Đông được dệt 100% sợi
tơ tự nhiên, vừa óng ánh, vừa mịn màng lại hút được độ ẩm và cách nhiệt rất tốt. Chính vì vậy mà lụa Hà Đông nổi tiếng trên Thế Giới qua cuộc Hội chợ Verseille trong thời Pháp thuộc.
Trong thời gian Sống ở Sài Gòn, tác giả đã mục kích cảnh sống phồn vinh của đô thị: Phố xá, xe cộ tấp nập trên các ngả đương như ong vỡ tổ. Lại thêm khí hậu Sài Gòn tuy nắng nóng nhưng có gió mát từ biển cà thổi vào.
Cái cảm giác dễ chịu và êm ái ấy như tác giả đã cảm nhận từ người yêu mặc chiếc áo lụa Hà Đông… Cặp mắt cùa nhà triết học với cái nhìn lãng mạn của Nguyên Sa, đã dệt nên những vần thơ rất ngoạn mục:
Nắng sài gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng.
Thơ văn là phản ảnh của tâm hồn, Tâm hồn của Nguyên Sa vẫn còn trong trắng, mặc dâu Nguyên Sa sống trong “Trai thời loạn”, đã từng bị ở tù Cộng Sản lúc 14 tuổi và từng ở đó đây, nhưng tác giả đã giữ được tâm hồn trong sáng để dệt nên bài thơ tình cảm lung linh như tấm lụa trắng.
Trong cỗ văn, thi hào Nguyễn Du đã tạo “cái hồn” vào cảnh vật:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Hay, thi hào Pháp La Martin đã nói:
“Objets inanimes, avez vous donc une a6me, qui s’attache à notre a6me et la force d’aimer?”
(Hởi các vật vô tri vô giác!, ngươi có linh hồn chăng mà bắt ta phải ràn buộc đắm đuối?)
Và, thơ mới của Nguyên Sa cũng vậy, qua cặp mắt của nhà triết học, cỏ cây hoa lá đều có sự sống, có linh hồn…nên giữa cảnh phồn vinh thịnh vượng của Sài Gòn, tác giả đi với tâm hồn thoải mái như đi dưới nắng vẫn thấy mát. Cái mát trong tâm hồn ấy làm cho tác giả liên tưởng đến cái mát dịu dàng êm ái của chiếc áo lụa Hà Đông nàng đang mặc và mong mõi:
“Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữa hai cảnh trí biểu trưng của hai miền đất nước, lụa Hà Đông ở Hà Nôi với “Ngàn năm văn vật” và Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn Đông” “, nên Sài Gòn dù có “chợt nắng
chợt mưa” vẫn là “Con Rồng” của Dân Tộc Việt Nam.
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG “Nguyên Sa”
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bời vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào tâm hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỷ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói để nghe từng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã mở rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyết
Em chợt đến chợt đi, anh vẫn biết
Trời chơt mưa, chợt tạnh chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu hởi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tỉnh lụa trắng.
VÕ VĂN BẰNG