ĐÂY THÔN VỸ (HÀN MẶC TỬ)
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại Đồng Hới (Miền Trung) và mất ngày 11 tháng 11 năm 1940 tại bệnh viện phong cùi Qui Hòa (Qui nhơn-Bình Định).
Ông làm thơ mới, nổi tiếng là một “thần đồng”, với tinh thần sáng tạo mới mẽ, phóng khoáng, sinh động, không bị ràng buộc bởi luật thơ như các loại thơ cũ .
Đặc biệt bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mặc Tử đã chứa đựng một tâm hồn lãng mạn trong sáng .
Mở đầu, tác giả vào đề một cách trực tiếp, như tự hỏi và tự trả lời:
“Sao anh không về thăm thôn Vỹ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Vỹ Dạ là một thắng cảnh của đất Đế đô trong thời nhà Nguyễn. Nơi đây có những danh nhân, thi sĩ nổi tiếng như Nhà bác học Bữu Hội, ông hoàng Tuy Lý Vương (con thứ 11 của vua Minh Mạng), đã được vua Tự Đức khen ngợi:
“Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”
Trong thôn, nhà nào cũng có vườn cau, cây nọ cách cây kia vài mét, tỏa ngọn san sát với nhau. Khi nắng lên. những hạt sương mai còn đọng lại trên tàu lá, phản chiếu mượt mà một màu xanh như ngọc.
Vỹ Dạ còn có Phủ, dinh thự của các ông hoàng bà chúa nên cách kiến trúc có vẻ đăc biệt hơn: Trước nhà có cửa ngỏ, lối vào giữa hai hàng giậu bầng, chè tàu, hóp trúc hoặc xây bằng thành gạch. Vào trong là cái sân rộng, trước sân, chính diện nhà là bình phong xây
bằng gạch, được chạm trổ cảnh vật rồi tiếp đến là cái “bể cạn” chứa “ hòn non bộ”…
Hàn Mặc Tử, lúc học trường Pellerin –Huế, có lần về thăm Vỹ Dạ, nên chàng biết rõ phong tục, tập quán và nhất là lối sống nho phong, quí phái của hàng quan lại ở đây nên khi tả cảnh và người,
Hàn chọn những hình ảnh như “hàng cau”, Vườn cau”. “lá trúc”, “măt chữ điền”, vừa hiện thực vừa biểu trưng cho lể nghĩa như câu ca dao “Cau trầu là đầu câu chuyện” và trong thời nhà Nguyễn, Vua tuyển lựa cung phi mỹ nữ bằng khuôn mặt chữ điền, vẻ đẹp đoan
tranh và thùy mỵ
Trong văn chương Viêt Nam, người ta lấy cây trúc, khóm trúc để biểu trưng cho người quân tử vì trúc thường mọc ở nơi sỏi đá, khô cằn, chịu đựng với mọi thời tiết.
Nét bút của Hàn Mặc Tử không những tả cảnh đẹp tuyệt vời mà còn tả tình sâu sắc và tế nhị – Dĩ nhiên chàng biết được mặt chữ điền là ai ? và lá trúc che ngang nói lên những gì?.
Những vần thơ với ý tưởng nêu trên, hình như Hàn Mặc Tử hồi tưởng lại để dệt nên nỗi lòng của mình khi chàng nhận được môt bưu thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc từ Huế giởi vào thăm viếng…
Nói về chị Hoàng thị Kim Cúc, sở dĩ tôi gọi chị bằng chi một cách thân thương là vì chị là một chị trưởng trong tổ chức Gia Đinh Phật Tử Việt Nam, một tổ chức đã thành lập hơn nửa thế kỷ nay với mục đích giáo dục và đào tạo thanh thiếu niên trở nên một người tốt, hữu ích cho gia đình và xã hôi trong tinh thần Phật Giáo.
Chị sinh ngày5 tháng 12 năm 1913 tại làng vỹ Dạ trong một gia đình Nho giáo. Thuở nhỏ chị theo cha vào Qui Nhơn, ông là tham tá, làm việc ở sờ Đạc Điền (Qui nhơn-Bình Định.). Ở đây chị quen biết với nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử. Và, lúc ấy Hàn là nhân viên cùa bố chị, sau khi anh ta thi đổ bằng tiểu học Pháp Viêt tại Huế.
Sau này chị trở về Huế, học trường trung học Đồng Khánh và sau bốn năm đèn sách, chị thi đổ thành chung và được dạy lãi trường Đồng Khánh với môn “Nữ công gia chánh”.
Trong thời gian này, chị được tin Hàn Mặc Tử bị bênh phong cùi, hiện nằm tại bệnh viện Quy Hòa nên chị vội gữi một tấm bưu thiếp thăm viếng và an ủi, đồng thời có kèm theo tấm ảnh cành sông Hương với cô chèo đò được mua ở tiệm sách. Có lẽ khi nhận đươc tấm bưu thiếp của chị, Hàn Măc Tử xúc động nhớ đến “cảnh cũ, người xưa” mà sáng tác ra bải thơ tuyệt bút nói trên.
Phải chăng tác giả đã thấy rõ khuôn mặt chữ điền của cô ta từ lúc nào, bây giờ hiện ra trong tâm tưởng. Nhưng giờ đây, khuôn mặt chữ điền ấy phai mờ vì thời gian và
hoàng cảnh :
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có mặn mà”.
“Sương, khói” là nói về thời gian và hoàng cảnh chiến tranh, cũng như “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”, nói về giới thượng lưu nên vì thành kiến ấy mà Hàn Mặc Tử đã phải tuôn trào qua nét bút đau nhói những vần thơ:
-Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Hàn Mặc Tử thấy được cuộc đời nầy là tạm bợ, do duyên hợp mà có như “gió cuốn mây bay”, như “nước chảy bèo trôi” và nhận thức ra rằng cuộc đời này là vô thường, tạm bợ, như một lữ khách về nơi gát trọ và ước mơ rồi sẽ tan dần như sương khói và cuối cung chỉ
có ta với ta:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.
Tác giả đã dùng chữ “trắng quá” nhìn không ra. Tỉnh từ “trắng” bổ túc cho danh từ “áo”, nói lên sự trong trắng cả thể xác lẫn tinh thần của nàng. Nhưng thêm chữ “quá”, trắng quá nhìn không ra có ý nói là “trắng bạc” . Phải châng tác giã đã phơi bày tâm trạng bi quan, mặc cảm của mình hay cao thương, muốn từ chối tình yêu ích kỷ , để trở về với nguyên thủy của mình như:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Dù có buồn khổ nhưng rồi cũng vơi đi như dỏng nước bốc hơi, nhan nheo co lại để biến dạng qua một trạng thái khác.
Còn Tiếp
VÕ VĂN BẰNG