Ngày nào Anh còn chưa chính thức Brexit thì ngày đó chưa thể nói rằng Anh sẽ ra đi. Ít nhất đã hai lần, nước Anh phải dời lại thời điểm Brexit. Thậm chí, đã có thời điểm một số chính trị gia và người dân Anh đề nghị được trưng cầu dân ý lần hai. Trong khi đó, lãnh đạo châu Âu thì cứ úp mở việc mở rộng vòng tay chào đón nếu Anh muốn ở lại.
Cho đến nay, mặc dù tuyên bố mạnh miệng nhưng Thủ tướng Anh – Johnson chắc cũng khó nắm chắc được thời gian đưa nước Anh chính thức Brexit.
Ba đảng Anh đạt thỏa thuận liên minh nhằm dừng Brexit
Trong một diễn tiến mới nhất, ngày 7/11, đảng Dân chủ Tự do Anh đã đạt một thỏa thuận với hai đảng “Xanh” và “Plaid Cym- ru” của xứ Wales sẽ “bỏ phiếu chiến thuật” nhằm dừng Brexit trong cuộc bầu cử trước thời hạn tvào ngày 12/12.
Hãng AP dẫn lời của lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Jo Swinson cho biết, ba đảng này đã đồng thuận “bỏ phiếu chiến thuật” ủng hộ duy trì quy chế thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Theo đó, ứng cử viên của ba đảng sẽ không đối đầu với các đối thủ có quan điểm phản đối Brexit có cơ hội giành ghế vào Hạ viện Anh. Thỏa thuận này đạt được khi tiến trình tranh cử cho cuộc bầu cử trước thời hạn sắp tới đã chính thức bắt đầu ngày 6/11.
Thủ tướng và lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh Boris Johnson đang muốn thông qua bầu cử trước thời hạn để cứu vãn tiến trình Brexit hiện rơi vào bế tắc.
Trong hai năm qua sau khi Anh chính thức đệ đơn rời khỏi EU, Hạ viện Anh đã ba lần bỏ phiếu phản đối dự thảo thỏa thuận Brex- it có điều kiện giữa EU và Chính phủ Anh dưới thời Thủ tướng Theresa May, dẫn đến việc EU đã phải đồng ý hoãn Brexit đến ngày 31/10 và bà May phải từ chức.
Cuộc bầu cử sắp tới sẽ là cuộc đối đầu chính giữa đảng Bảo thủ cầm quyền và Công đảng đối lập, trong khi đảng Brex- it tìm cách kêu gọi lá phiếu của các cử tri ủng hộ Brexit, còn đảng Dân chủ Tự do tìm cách dẫn trước đảng Brexit để đứng thứ ba về số phiếu bầu.
Cuộc bỏ phiếu này cũng được coi là bài sát hạch mức độ tín nhiệm của người dân với ông Johnson sau khi ông giữ cương vị Thủ tướng hồi tháng 7 vừa qua nhờ một cuộc bỏ phiếu trong nội bộ đảng cầm quyền.
Hiện đảng Bảo thủ vẫn đang dẫn đầu các cuộc thăm dò và giữ khoảng cách với Công đảng từ 7 đến 17% theo kết quả thăm dò. Nếu có thể duy trì phong độ thì đảng này có khả năng giành thế đa số.
Vâng đúng là như thế, nhưng khi chưa có kết quả chính thức thì cũng không biết được điều gì sẽ xảy ra.!
Anh: sẽ chế tài vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc sau Brexit
Sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, Chính phủ Anh có kế hoạch về dự luật cho phép nước này có quyền hạn pháp lý để áp đặt lệnh trừng phạt với các vi phạm nhân quyền với một số quốc gia như Trung Quốc.
Theo báo Politicalite, tại cuộc họp của Thượng Nghị viện Anh vào cuối tháng 10, dự thảo luật về áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các vi phạm nhân quyền đã được thông qua và thúc đẩy ban hành thành văn bản pháp lý chính thức. Theo Nghị viên, Nam tước Lord Alton, sau khi Anh đạt thỏa thuận rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), chính phủ Anh cho rằng họ cần có đạo luật về Nhân quyền riêng mà không phải theo luật của EU.
Ông Lord Alton nói thêm, điều này sẽ bảo dảm chính phủ Anh có quyền tự chủ trong việc xử phạt những vi phạm nhân quyền của các quốc gia toàn cầu và phản ứng lại kịp thời với các vi phạm nghiêm trọng.
Tờ Politicalite liệt kê một số vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Trung Quốc, bao gồm bỏ tù những người theo Kitô giáo, người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo và các học viên Pháp Luân Công – môn khí công tu luyện an hòa theo Phật gia được các quốc gia trên thế giới ủng hộ nhưng lại bị đàn áp tại Trung Quốc, cùng với các dân tộc thiểu số khác. Theo Lord Alton, cả thế giới cần “hướng mắt dõi theo và học hỏi” các bài học kinh nghiệm của Hồng Kông.
Theo Politicalite, Trung Quốc với các trại cải tạo khét tiếng ở tỉnh Tân Cương đã giam giữ khoảng 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, Trung Quốc không thừa nhận việc vi phạm nhân quyền, và cho rằng các “chương trình dạy nghề” của họ tại các trại cải tạo này sẽ ngăn chặn được các phần tử khủng bố. Trong khi đó, các bằng chứng khác đã chỉ ra những mẫu DNA lấy từ những tù nhân bị giam cầm tại đây có liên quan với nạn thu hoạch cưỡng bức nội tạng.
Ông Geoffrey Nice Q.C cho biết, Anh có những bằng chứng xác thực cho thấy rất nhiều người Trung Quốc giàu có và những người nước ngoài “du lịch” tới Trung Quốc để thực hiện cấy ghép tạng, thậm chí họ có thể đặt trước “đơn hàng”.
Số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc về con số 4.080 người hiến tạng tự nguyện không khớp với hơn 10.500 ca cấy ghép trong năm 2016. Thực tế, theo các nguồn thông tin được xác thực, ước tính khoảng 60.000 ca cấy ghép có thể đã được thực hiện ở Trung Quốc. Ông Geoffrey Nice Q.C cho biết, sự thật về các tù nhân biến mất không dấu vết tại các trại cải tạo này vẫn còn là nghi vấn.
Nghị viên Lord Alton cho rằng, chính phủ Anh đã có tên của các quan chức Trung Quốc liên quan đến vấn đề vi phạm nhân quyền này và sẽ đề xuất lên Thượng nghị viện để có thể áp dụng Đạo luật Magnitsky xử phạt các quan chức chính phủ nước ngoài liên quan đến vi phạm nhân quyền ở TQ cũng như bất cứ đâu trên thế giới.
Trước đó, Hoa Kỳ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với 28 văn phòng và công ty an ninh TQ. Thêm vào đó, Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật chính sách nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ vào tháng 9.
Cùng với những nỗ lực chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền, chính phủ Anh đã gặp gỡ các đại biểu quốc tế tại Hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 8, Hội đồng Nhân quyền và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9. Thủ tướng Boris John- son đã viết thư cho Chủ tịch Tập Cận Bình. Bên cạnh đó, ông Dominic Raab – Bộ trưởng Ngoại giao Anh đã gặp bà Carrie Lam – Trưởng đặc khu của Hồng Kông để trao đổi về các vấn đề này.
Vào năm 2016, một sinh viên Hồng Kông đã hỏi ông Lord Patten, lúc đó là Thống đốc Hồng Kông: “Sẽ như thế nào nếu chính phủ Trung Quốc tiếp tục chèn ép chúng tôi? Phần còn lại của thế giới sẽ làm gì? Người Anh sẽ làm gì? Mỹ sẽ làm gì? Đích thân cá nhân ông sẽ làm gì?”. Để trả lời cho câu hỏi trên, những động thái mạnh mẽ gần đây mới chỉ là bước đầu mà chính phủ Anh cũng như các quốc gia khác phản ứng và lên án với các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hiện nay trên thế giới, đặc biệt đối với Trung Quốc.
Sơn Phạm Tổng hơp