Với chiêu bài “đả hổ diệt ruồi’, dưới ‘triều đại” của Tập Cận Bình, kết quả là hơn 1 triệu 300 ngàn đảng viên từ cấp trung ương tới địa phương bị kêu án, kỷ luật, hay bị loại trừ khỏi đảng. Thậm chí muỗi hay lăng quăng củng không có ngoại lệ. Không ai biết được rằng, trong đó có bao nhiều vụ được xem là bắt giữ và xét xử “đúng người đúng tội” và có bao nhiêu người ‘oan mạng’.
Những người ủng hộ Tập Cận Bình thì hết lời ca ngợi, dân chúng thì thực dụng hơn “bớt đưa 1nao hay đứa đó”. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích thì tỉnh táo hơn, người ta cho rằng, đây là chiến dịch thanh trừng loại bỏ đối thủ để củng cố quyền lực. Cụ thể là nhằm loại bè đảng của Giang Trạch Dân. Nhìn lại những quan chức được xem là ‘hổ’ đại loại như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng … đều là những người được cho là tay chân thân tín của Giang Trạch Dân. Thậm chí có thời kỳ người ta đồn đoán rằng chính họ Giang cũng đang bị ‘sờ gáy’. Thế nhưng cái bóng của họ Giang quá lớn nên Tập Cận Bình tạm thời ‘xếp vào một chỗ’. Trong chiến dịch diệt ‘hổ, ruồi, muỗi… gì đó” của họ Tập khiến thế giới cũng phái ‘sốc’ đó là Tập cho thộp cổ Mạnh Hồng Vĩ (Meng Hongwei), Thứ trưởng Bộ Công an TQ kiêm Chủ tịch của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) Giới truyền thông cho rằng đây là nước cờ cuối của Tập Cận Bình trong kế hoạch kiểm soát “cán dao”.
Nhưng cũng có quan điểm chỉ ra vụ án này có thể liên quan đến nhiều quan
chức cấp cao khác chuẩn bị ‘vô hộp ngồi đếm lịch.
Trở lại với chiến dịch “đả hổ diệt ruồi’, có thể nói rằng, phe Giang Trạch Dân đang sống dưới thời kỳ đen tối nhất. Tât nhiên là họ Giang và những thân tín còn sót lại không dễ gì nằm đó mà chờ chết, chắc chắn dù âm thầm hay công khai cũng phải ‘tự vệ’.
Chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ có thể là ‘con dao hai lưỡi’
Sau chiến thuật ‘đả hổ diệt ruồi’, Tập Cận Bình đã đi xa hơn một bước trong việc củng cố quyền lực, đó là đưa tư tưởng của Tập vào điều lệ Đảng, giúp họ Tập trở thành nhà lãnh đạo quyền uy nhất, tương tự như uy quyền dành cho lãnh tụ Mao Trạch Đông trước đây.
Bước tiếp theo, vào trung tuần tháng 3/2018, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua việc gỡ bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ cho vị trí lãnh đạo, đây là động thái cho phép Tập Cận Bình duy trì chức vụ Chủ tịch nước tới hết đời.
Tờ Bloomberg nhận định, Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012 có rất nhiều biến động. Diễn biến trong nước chủ yếu xoay quanh đấu đá nội bộ ở Trung Nam Hải. Một bên là lực lượng của ông Tập Cận Bình, lấy danh nghĩa “chống tham nhũng” để thanh trừ đối thủ. Bên kia là phe cánh của Giang Trạch Dân, bị dồn đến chân tường, quyết chống trả đến cùng.
Sự khốc liệt của thanh trừng phe cánh tại Trung Quốc khiến người ta thấy rằng, khi bị động tới thì đối tượng chỉ có một kết cục duy nhất là thân bại danh liệt. Hiện đã có hơn một triệu quan chức bị bắt giữ.
Trên bề mặt, chủ tịch Tập Cận Bình đã giành được quyền lực tuyệt đối. Nhưng với phe cánh Giang Trạch Dân như vậy chưa phải là hồi kết. Từ khi nắm quyền bính vào năm 1989, Giang đã gây dựng một hệ thống quyền lực sâu rộng, đến mức hầu như vô hiệu hoá 10 năm nắm quyền của Hồ Cẩm Đào.
Việc chấp nhận cho Tập Cận Bình nắm quyền tuyệt đối chưa hẳn là bước lùi cùng đường của phe Giang. Việc đó đã tạo áp lực lớn lên ông Tập, bởi khi có vấn đề ông ta không thể đổ lỗi cho người khác, vì đã nắm hết các vị trí chủ chốt.
Giang áp dụng chiến thuật ‘gặp lửa bỏ tay người” ?
Có hai sự kiện lớn mà Trung Quốc đang rơi vào bế tắc đó là cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, vấn đề thứ hai đó là Hong Kong. Đừng nghĩ rằng toàn bộ giới lãnh đạo Trung Quốc ủng hô họ Tập. Thậm chí, chính những người trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc đang muốn đẩy sự ‘bế tắc đi vào đường cùng’ càng tốt.
Cụ thể, bối cảnh chính trị Trung Quốc sau thời Mao đã rất dị ứng với chủ đề sùng bái
cá nhân, nay phe cánh Giang đã rất thành công trong việc đưa Tập lên vị trí chính trị đầy rủi ro. Ngoài lĩnh vực đường lối tư tưởng và truyền thông, phe Giang còn nắm giữ quyền lợi ở Hồng Kông. Đó là nơi có cả hệ thống doanh nghiệp rửa tiền cho giới chóp bu chính trị, gây dựng từ thời Giang còn nắm quyền chính thức.
Năm 2017, sự việc tỉ phú hàng đầu Trung Quốc Tiêu Kiến Hoa bị bắt cóc từ Hồng Kông về đại lục, cho thấy Tập Cận Bình đã vươn tới Hồng Kông. Ông Tập buộc phải tìm cách kiểm soát được hệ thống doanh nghiệp sân sau này, thì mới kiểm soát được thực lực kinh tế của đối thủ.
Mục đích của việc đưa ra Dự Luật dẫn độ Hồng Kông của họ Tập, có lẽ là bước đi để hợp thức hoá việc bắt giữ những kẻ nắm tài chính của phe nhóm Giang. Nhưng người Hồng Kông coi tự do như sinh mạng, nên phản ứng của họ lần này có thể sẽ đi tới cùng. Cùng với bề dày quyền lực tại đây, phe Giang dễ dàng khuấy động tình hình Hồng Kông trở nên phức tạp. Những hành động bạo lực của cảnh sát, xã hội đen hành hung người biểu tình… vừa làm cho quốc tế đổ lỗi hết lên đầu Tập Cận Bình, vừa làm cho tình hình Hồng Kông trở nên bế tắc.
Một lĩnh vực được cho là nhạy cảm nhưng vẫn có người của phe Giang nắm thực quyền là cơ cấu đặ vụ. Sự việc phía Trung Quốc đột ngột thay đổi lập trường về hầu hết các điều khoản với Mỹ vào tháng 5 năm 2019, được cho là trực tiếp xuất phát từ thông tin tình báo sai về tình hình nước Mỹ. Từ bước đó tới nay, tình hình đàm phán Mỹ – Trung trở nên căng thẳng hơn hẳn.
Chuẩn bị ‘tử chiến’
Trong thời gian gần đây, Tập Cận Bình có một số động thái bất thường khiên dư luận chú ý, như bất ngờ đi bái Phật tại Cam Túc, liên tục viếng Mao Trạch Đông và bí mật đưa con gái trở lại đại học Mỹ. Giới quan sát đánh giá thực lực của họ Tập đã trở nên bị động, có thể sẵn sàng cho giai đoạn sinh tử với phe cánh Giang.
Ngày 3/9/2019, trong bài phát biểu tại Trường đảng Trung ương, Tập Cận Bình đã 58 lần nhắc tới từ “đấu tranh”. “Đấu tranh” là triết lý của chính quyền Trung Quốc, nói về lịch sử đối nội đối ngoại mấy chục năm qua tại Trung Quốc cũng chỉ là lịch sử của các cuộc đấu tranh.
Trong suốt thời kì Mao Trạch Đông cầm quyền, đã có nhiều đối thủ chính trị bị thanh trừng thẳng tay. Từ Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kì, Lâm Bưu… hoặ bị giam lỏng đến chết, hoặc bị chết vì “tai nạn”. Lịch sử tàn khốc của đấu đá nội bộ của chính quyền Trung Quốc làm cho các phe phái chỉ có một lựa chọn, đó là đưa đối thủ vào tử huyệt.
Cuộc đấu tranh nội bộ của phe phái trênchính trường Trung Quốc đã đến giai đoạn sinh tử. Mỗi bên chỉ cần tiến thêm một bước nữa là bên còn lại có thể “thân bại danh liệt”. Nhưng những bước đi cuối cùng này, giống như những nước cờ đã đi ở đặc khu Hồng Kông, có thể dẫn đến những biến động long trời lở đất trong lòng “quốc gia trung tâm” này.
Phuong Nghi (tổng hợp)