CHUYỆN “NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM”

0
757

ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ 

Schahriar cùng với hoàng hậu qua  đêm cùng nhau cũng như các đêm    trước, và trước khi trời sáng, Di-  narzade đánh thức họ dậy bằng câu    nói sau đây với Scheherazade:

-Chị ơi ! chị kể cho em nghe  chuyện lão đánh cá.

-Rất vui lòng – Scheherazade đáp

-chị sẽ làm em được thỏa mãn, với  sự chuẩn y của hoàng đế.

– Hung thần – Nàng nói tiếp – Sau  khi hứa là sẽ nói rõ sự thật thì lão  đánh cá bảo hắn:  -Ta muốn biết có thực nhà ngươi  đã nằm trong chiếc bình và đó là  hoàn toàn sự thật?  -Thật lòng mà nói – Lão đánh cá  bảo –Ta không sao mà tin được,  cái bình nầy chưa chắc đã chứa nổi  một bàn chân người, còn nói chi đến việc tất cả con người nhà  ngươi nằm được trong đó ?

-Thế mà ta thề với mi – Hung  thần tức minh bảo –là ta đã ở  gọn trong đó như mi đã thấy  đấy. Sau lời thề thật là trịnh  trọng đó mà mi vẫn chưa tin ư ?

Chưa tin được, thật vậy đó –Lão  đánh cá nói- Ta chưa thể tin nhà  ngươi chừng nào ta chưa được tận  mắt nhìn thấy.

Thế là cả cơ thể hung thần bỗng  tan ra thành khói, lan tỏa ra khắp mặt biển và trên bờ, rồi tụ lại, bắt  đầu chui vào bình, cứ thế đều đều  chậm chậm cho đến lúc chẳng còn  gì ở bên ngoài cả. Rồi ngay lúc đó,  một tiếng nói từ trong bình thoát  ra. Bây giờ mi tin ta chưa?

Lão đánh cá đáng lẽ trả lời hung  thần thì lại cằm lấy cái nắp bằng  chì đây lại lên miệng bình và kêu  to:  -Hởi hung thần? đến lượt người  kêu ta làm phúc. Ngươi hãy chọn  xem ta xử tử ngươi cách nào đây.  Nhưng không, tốt hơn cả là ta lại  mém ngươi xuống biển đúng ở cái  chỗ mà ta đã vớt người lên. Rồi ta  sẽ dựng một cái chòi trên bờ nầy  để ở và để báo cho tất cả những người đánh cá đến thả lưới ở đây  cần phải chú ý đề phòng kẻo lại  vớt lên một hung thần như ngươi,  kẻ đã thề sẽ giết người nào giải  phóng cho hắn.

Nghe những lời nói xúc phạm ấy,  hung thần nổi giận vùng vẫy hết  sức để mong thoát ra khỏi chiếc  bình nhưng không thể được vì dấu  ấn của đấng tiên tri Salomon, con  trai của David đã ngăn cản y lại.  Thế là lão đánh cá đang có lời thế  hơn mình, hung thần đành phải  nén cơn giận mà đấu dịu:

-Này, lão đánh cá – Bằng  giọng dịu ngọt – y nói –  Chớ có vội làm như điều  lão vừa nói đó. Chẳng qua  là ta đùa lão một chút thôi  mà, lão chớ vội cho đó là  điều nghiêm chỉnh nhé !

Hỏi hung thần – Lão đánh  cá đáp –chỉ mới lúc nầy  thôi, ngươi to lớn biết bao  và lúc này ngươi lại là bé  nhất trong tất cả các thần  linh, phải biết rằng những  lời thề dối trá chẳng giúp  ích gì được cho ngươi đâu.  Ngươi sẽ được trả về biển  cả. Nếu ngươi đã ở được  dưới đó từng mấy thời  gian mà ngươi đã kể với  ta thì ngươi cũng có thể  ở dưới đó cho đến ngày  phán xét cuối cùng. Ta cầu xin  ngươi nhân danh Thương đế cho  ta được sống, ngươi đã chẳng đếm  xỉa gì tới những lời cầu khẩn của  ta. Ta phải đối xử với người cũng  như vậy.

Hung thần không còn tiếc nuối gì  nữa để cố gắng làm cho lão đánh  cá động lòng:  -Hãy mở nắp bình ra đi – Y nói với  lão –hãy giải phóng cho ta, ta cầu  xin mi. Ta hứa là mi sẽ được thỏa  mãn mọi bề.

-Ngươi chỉ là một tên phản trắc  – Lão đánh cá bảo –Ta sẽ phải  mất mạng nếu ta còn dại dột đặt  lòng tin vào ngươi. Rồi ngươi sẽ  chẳng ngần ngại gì mà đối xử với  ta chẳng khác gì cung cách mà ông  vua Hi Lạp nào đối xử với thầy  thuốc Douban. Đó là câu chuyện  mà ta muốn kể cho ngươi nghe đó.  Hãy lắng tai mà nghe…

MẠN ĐÀM: 

Như thường lệ, trước khi trời sắp  sáng, Dinarzade đánh thức chị dậy  bằng câu nói sau đây:

-xin chị kể tiếp câu chuyện còn dỡ  dang và hấp dẫn còn lại từ khuya  hôm qua mà em đang nóng lòng  chờ đợi…

-Vâng, chị sẽ kể cho em nghe đoạn  tiếp theo hấp dẫn và hào hứng hơn  nếu được Hoàng đế của chúng ta  chấp thuận.

Scheherazade đã sắp đặt câu  chuyện kể đúng nơi, đúng lúc và  khi gần chấm dứt là đoạn hấp dẫn  nhất đang còn dở dang tiếp nối.  Đây là một kỷ thuật tuyệt diệu:  Người nói và người nghe phải  cùng nhau một tầng số, nghĩa là  “Đồng thanh tương ứng, đồng khí  tương cầu”.

Trong việc truyền cảm, người  nghe mà không cò ý kiến cũng đủ  làm cho người nói vơi đi nỗi sân  hận, buồn khổ và bất hạnh.    Vua Schahriar chấp nhận  nghe và lắng nghe với  những câu chuyện mới lạ  đầy hấp dẫn và tiếc nuối  nên đã vơi dần cơn thịnh  nộ.

Phàm những cái nghe, cái  thấy bên ngoài đưa vào  tâm hồn con người những  nhận định vui, buồn, hờn  giận. Đó là cái không  thực do cảm giác tạo ra,  mà cảm giác thì luôn biến  hiện do duyên hợp mà  có nên không bền vững  như trường hợp hoàng  hậu của hai vua, trước sự  loạn dâm chưa xẩy ra là  ân nhân và sau đó là hận  thù! Cho nên cái đau khổ  trên cuộc đời do mình tạo  nên từ cái ta và cái của ta.

Trở lại câu chuyện “Lão dánh cá”  với hung thần do Scheherazade kể:  Môt nhân vât bằng xương bằng  thịt và một nhân vật có tinh cách  siêu hình, thần linh. Nhưng vị nầy  không tin vào Thượng đế nên bị  Salemon, tiên tri cũa Thượng đế  trừng phạt, dùng phép của dấu ấn  của Thượng đế rồi vớt xuống biển.

Đứng về phương diện tín ngưỡng  để giải thích, thần thánh thuộc về  vô hình, có thần thông biến hóa  nhưng vẫn còn sân si, tội lỗi nên  còn bị đọa “Tiên vi đọa, thánh vi  lầm”

Và, lão đánh cá, tuy là nghèo  khổ nhưng lo làm ăn lương thiện,  biết ơn nghĩa, phải trái và nhất  là tin tưởng vào Thượng đế. Nên  cuối cùng, Hung thần bị phản ứng  ngược, thua trí lão đánh cá, chui lại  vào bình bị đậy nắp lại với ấn dấu  cùa Salemon và thả ra vị trí cũ với  sự cảnh giác của lão đánh cá.

Võ Văn Bằng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here