TRUNG QUỐC KHOE DF-41TC, MỸ ‘LẶNG LẼ’ THỬ HOẢ TIỄN NSM

0
514

VI ANH

Nhân lễ Quốc khánh 01/10/2019, TC phô trương Hoả tiễn DF- 41 và khoe khoang có tầm hoạt động rộng nhất  thế giới, và lòn tin cho báo chí nói DF- 41có khả năng mang đến 10 đầu đạn  nguyên tử, với tầm bắn lên đến 9.400 dặm, có thể tấn công lục địa Hoa Kỳ trong vòng 30 phút.

Vào đúng lúc người Mỹ vốn trầm lặng ít nói mà làm nhiều. Hải Quân Mỹ đã lẳng lặng bắn thử một loại hoả tiễn chống hạm tối tân được gọi là hoả tiễn “lướt biển”, có độ chính xác cực cao, có tên là Navy Strike Missile, chữ tắt là NSM. Đây là lần đầu tiên mà Hoa Kỳ thử nghiệm loại vũ khí này ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. TC chưa biết, chưa bao giờ nói đến loại hoả tiễn này của Mỹ.

Theo tờ Stars and Stripes của Quân Đội Mỹ ngày 02/10/2019, thì hoả tiễn NSM đã được bắn đi từ chiếc tàu cận  chiến duyên hải USS Gabrielle Gif- fords, nhân cuộc tập trận chung Pacif  ic Griffin cùng với Singapore ở ngoài khơi đảo Guam. Một thông cáo của Hải Quân Mỹ xác định hoả tiễn « lướt biển – skimming sea » là loại vũ khí tấn công chính xác « có thể tìm và tiêu diệt tàu địch trong phạm vi rộng đến 100 hải lý ».

Hoả tiễn này vừa có khả năng bay là là trên mặt biển, vừa có thể điều chỉnh đường bay cho phù hợp với địa hình và sử dụng công cụ tìm kiếm nâng cao để nhắm thẳng vào mục tiêu một cách chính xác, và trong điều kiện tự nhiên khó khăn.

Hải Quân Mỹ đã cho công bố một đoạn video ngắn cho thấy hỏa tiễn được phóng đi như thế nào, nhìn từ ba góc khác nhau. Đây là lần phóng kiểm nghiệm thứ hai của loại hoả tiễn NSM, nhưng là lần đầu tiên ở châu Á. Cuộc thử nghiệm đầu tiên được thực hiện năm 2014, ngoài khơi miền Nam California. NSM khi ấy đã được bắn đi từ tàu cận chiến duyên hải USS Coronado, và đã bắn trúng một mục tiêu di động trên biển.

Sau cuộc khoa trương DP-41 của TC và cuộc phóng kiểm nghiệm MSN lần thứ hai của Mỹ, người ta mới thấy Quân Lực Mỹ, chánh quyền Mỹ thấy xa hiểu rộng, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với TC trong chiến tranh khoa học kỹ thuật cao. Măc kệ Nga chỉ trích hành động « leo thang quân sự » của Mỹ và Trung Quốc lên án Mỹ « kích động chạy đua vũ trang dẫn đến xung đột quân sự », Mỹ vẫn hủy Hiệp định hoả tiễn nguyên tử INF với Nga.

Một tháng sau, ngày 19/08/2019, Hoa Kỳ thông báo thử nghiệm thành công một hỏa tiễn quy ước tầm trung. Phi đạn thử nghiệm hôm đầu được phóng từ đảo San Nicolas, bang California, từ hệ thống ống phóng Mark 41, đánh trúng mục tiêu cách xa 500 km trên biển Thái Bình Dương. Một viên chức Mỹ cho biết thêm « đây là hoả tiễn  được chế tạo từ hoả tiễn hành trình Tam- ahawk ».

Hai lý do được Washington chính thức đưa ra là nước Nga của Vladimir Putin không tôn trọng hiệp ước này, chế tạo vũ khí mới 9M729 hay SS C8, theo cách gọi của NATO. Nhưng lý do chánh của Mỹ nhưng không nói ra là Trung Quốc đứng ngoài hiệp ước, thì tại sao Mỹ lại tự trói tay.  Theo một chuyên gia chiến lược Pháp, tướng Dominique Trinquand, nguyên chỉ huy trưởng phái bộ quân sự Pháp tại Liên Hiệp Quốc, đối tượng của Mỹ không phải là Nga mà chính là Trung Quốc . Lên án Nga « không tôn trọng INF » chỉ là cái cớ. Tổng thống Donald Trump « muốn rảnh tay để đối phó với Trung Quốc, một đại cường quân sự đang lên ».

Rõ ràng như thế. Tin RFI của Pháp ngày 4 tháng 8, Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp ước hoả tiễn tầm trung, ký kết với Nga năm 1987. Ngay ngày hôm sau, 03/08, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper, trên đường công du Úc, tuyên bố Hoa Kỳ sẽ sớm khai triển loại hỏa tiễn này ở Á châu để lấy lại cân bằng trước ưu thế áp đảo hiện nay của Trung Quốc.

Ngoài ra Hải Quân Mỹ cho Hàng Không Mẫu Hạm tới Biển Đông ngay trước Quốc  khánh Trung Quốc. HKMH Ronald Rea- gan là lớp Nimitz, chạy bằng năng lượng  nguyên tử, gần đây đã thách thức chủ quyền của Bắc Kinh, vẫn theo tạp chí Newsweek. Biên Đông là nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, và Hoa Kỳ lâu nay đã tiến hành các hành động thực  thi “quyền tự do hàng hải” ở vùng biển tra- nh chấp giữa nhiều nước này.

TC ồn ào phản đối Mỹ. Hôm 26/09, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, HKMH Hoa Kỳ và nhóm tàu tấn công, có căn cứ ở thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa (Nhật), đã có mặt ở Biển Đông để “phô trương sức mạnh và leo thang quân sự hóa khu vực.”

Trung tá Reann Mommsen phát ngôn viên của Hạm đội 7 không trả lời TC mà cho Japan Times biết trong một email, rằng “Hiện tại, tàu không phản ứng lại bất kỳ sự kiện cụ thể nào.”

Thêm vào đó Mỹ giúp Đài Loan tăng cường vũ trang, đưa các hải đội tác chiến vào vùng biển Đông Nam Á nơi Trung  Quốc tranh giành chủ quyền. Mỹ cũng dự trù bố trí hoả tiễn tầm trung ở châu Á – Thái Bình Dương và củng cố mặt trận Nam Thái Bình Dương với Úc và các tiểu quốc đảo cũng cùng mục đích « Trung Hoa lục địa ». Trở lại hoả tiễn NSM có thể vượt xa, thổi văng DF 41 của TC. Trung Quốc hiện có lợi thế 3 chọi 1 về hoả tiễn hành trình so với Mỹ, nhưng hoả tiễn tấn công hải quân (NSM) rốt cuộc có thể “thay đổi cục diện”, ông Carl Schuster, cựu hạm trưởng trong Hải quân Hoa Kỳ hiện là giảng viên tại Đại học Hawaii Pacific, nói.

Điểm trọng yếu của hoả tiễn NSM là tầm bắn của nó lên đến hơn 160 km, xa hơn 30% so với hoả tiễn Harpoon mà Hải quân Mỹ sử dụng lâu nay để chống hạm.Khi hợp đồng tác chiến với máy bay không người lái dạng trực thăng, tàu chiến Mỹ sẽ có thể nhắm vào mục tiêu xa hơn cả tầm quét của radar trên tàu./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here