BỨC TRANH KINH TẾ ẢM ĐẠM TẠI TQ

0
427

Cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa biết đến bao giờ kết thúc, bây giờ lại phải đối mặt với châu Âu.

Trong một diễn tiến mới nhất, Liên minh châu Âu (EU) ngày 10/10 tuyên bố áp thuế quan lên tới 66,4% lên thép bánh xe (steel road wheel) nhập khẩu từ Trung Quốc, nhằm vào các nhà sản xuất như Zhejiang  Jingu và Xingmin Intelligent Transporta- tion Systems.

Theo hãng tin Bloomberg, đây là thuế quan trừng phạt các nhà xuất khẩu Trung Quốc với sản phẩm thép bánh xe dành cho xe hơi, máy kéo, toa xe… bị cho là bán ở thị trường EU với giá thấp hơn giá sản xuất, hay còn gọi là bán phá giá.

Ủy ban châu Âu (EC) nói rằng thép bánh xe từ Trung Quốc bán phá giá ở châu Âu đã gây “thiệt hại vật chất” cho các công ty châu Âu sản xuất cùng loại mặt hàng.

Quyết định áp thuế quan này là kết quả sơ bộ của cuộc điều tra được khởi động vào tháng 2 trên cơ sở đơn kiện của Hiệp hội Các nhà sản xuất bánh xe châu Âu (AEWM). Thuế quan này sẽ có hiệu lực từ ngày thứ Sáu, trước mắt được thực thi trong 6 tháng và có thể kéo dài 5 năm.

EU có 11 nhà sản xuất thép bánh xe, EC cho hay, nhưng từ chối công bố tên của các công ty này. EC cho biết các nhà sản xuất đề nghị không tiết lộ danh tính của họ “vì lo sợ bị khách hàng trả đũa”.

Cũng theo EC, thị phần thép bánh xe của các nhà xuất khẩu Trung Quốc trên thị trường EU đã tăng gấp đôi lên mức 5,3% trong năm ngoái so với năm 2015.

Thuế quan ở mức 50,3% được áp lên 19  công ty Trung Quốc, gồm Zhejiang Jin- gu và Xingmin Intelligent Transportation  Systems. Mức thuế 66,4% được áp lên toàn bộ các công ty còn lại.

Trong một diễn biến khác, EC ngày 10/10 có động thái leo thang căng thẳng kéo dài với Trung Quốc về thương mại thép bằng cách mở một cuộc điều tra nhằm xác định xem các nhà sản xuất tấm thép và thép  cuộn không rỉ cán nóng (hot-rolled, stain- less-steel sheet and coil) của Trung Quốc  có nhận được những khoản trợ cấp gây bóp méo thị trường từ chính phủ.

Theo dự kiến, cuộc điều tra này sẽ kéo dài 13 tháng và có thể dẫn tới việc EU áp thuế chống trợ cấp lên các sản phẩm thép nói trên nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường EU.

Hiện EU đang thực hiện thuế chống bán phá giá và/hoặc thuế chống trợ cấp lên nhiều sản phẩm thép khác từ Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, chiếm một nửa sản lượng thép toàn cầu.

Giới nhà giàu Trung Quốc “tìm nơi trú ẩn”

Về mặt đối ngoại thì thế, mặt đối nội cũng không c1o gì là sáng sủa. Trong nửa đầu năm 2019, lượng vốn ẩn bị rút ra khỏi Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục, cho thấy người dân Trung Quốc muốn chuyển tiền ra nước ngoài đang sử dụng những giao dịch ngầm để trốn tránh các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ.

Đó là nhận định được Viện Tài chính quốc tế IIF đưa ra trong báo cáo gần đây. Theo IIF, mục “lỗi và sai sót” (net errors and omissions) trên cán cân thanh toán của Trung Quốc – vốn được nhiều người coi là chỉ báo về dòng vốn tháo chạy không  chính thức – đã tăng lên mức kỷ lục 131 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay. Cùng kỳ năm 2015 và 2016 là thời điểm áp lực dòng vốn tháo chạy tăng cao, con số trung bình là 80 tỷ USD.

Trưởng nhóm nghiên cứu Trung Quốc của IIF Gene Ma nhận định “dòng vốn trong cư dân tiếp tục rời Trung Quốc thông qua những kênh giao dịch không được ghi chép chính thức”.

Mục “lỗi và sai sót” là phần hiện diện trên cán cân thanh toán của 1 quốc gia để phản ánh dòng vốn không thể được xếp vào các mục khác vì không phù hợp với tiêu chí. Ngoài ra có thể nhìn vào sự không nhất quán trong dữ liệu về ngành du lịch để nhận ra các cách mà người dan dùng để đem tiền ra nước ngoài, ví dụ như mua bất động sản hoặc bảo hiểm nhân thọ ở nước ngoài.

Tính toán riêng của Bloomberg ước tính trong 7 tháng đầu năm nay khoảng 226 tỷ USD đã chảy ra khỏi Trung Quốc, cao hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sơn Phạm Tổng hơp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here