HỌP MẶT ANH EM CỰU TÙ K4 TÂN LẬP VÀ TOÀN TRẠI VĨNH PHÚ

0
802
Hình ảnh buổi họp mặt

GARDEN GROVE, California (VM)- Sau cuộc đổi đời bi đác vào cuối Tháng Tư, 1975, hàng trăm ngàn sĩ quan Quân Lục VNCH và những công chức đặc biệt bị Cộng Sản Việt Nam đưa họ vào những trại tù trên toàn cả đất nước. Nhiều cựu sĩ quan bị đưa về những trại tù Bắc Việt tại Hoàng Liên Sơn, Lào Cay, Yên Báy. Lúc đó, những tù nhân này nghĩ rằng, không thể nào họ được trở về miền Nam nữa. Đến năm 1979 thì Cộng Sản Việt Nam mở thêm trại tù Tân Lập, Vĩnh Phú. Trại tù Tân Lập gồm có K1, K2, K3, K4, K5 và K6. Riêng K4 thì có khoảng 500 tù nhân gồm 13 đội, mỗi đội gồm 50 người.

Vào trưa Thứ Bảy, 28 Tháng Chín, 2019, đông đảo quan khách, cựu tù nhân Tân Lập, Vĩnh Phú và gia đình họp mặt tại nhà hàng Diamond Seafood Palace #1, Garden Grove, California.

Ngoài những tù nhân đến từ Little Saigon và những vùng phụ cận còn nhiều người đến từ Bắc California, San Diego, và nhiều người cùng gia đình đến từ những tiểu bang khác như Texas, Florida, New York, New Hampshire, Arizona,… Đa số anh em bạn tù có mặt hôm nay là ở K4 Tân Lập.

Được biết, trại tù Tân Lập có từ năm 1979, cho đến 1982 thì trại này đóng cửa. Một số cựu tù nhân được mãn tù vào đầu năm 1982, chỉ còn một số nhỏ còn ở lại cho đến khi cho đến khi Cộng Sản Việt Nam đóng cửa trại tù trại tù này.

Theo ban tổ chức, năm 1990 thì có chương trình H.O., nên có một số cựu tù nhân Tân Lập, Vĩnh Phú được sang định cư tại Hoa Kỳ. Khoảng đầu năm 2000, các anh em cựu tù được sang Mỹ khá đông thì mới bắt đầu có tổ chức những buổi họp mặt. Trong những thời gian họp mặt đầu tiên, anh em cựu tù K4 Tân Lập, Vĩnh Phú có họp mặt vài lần. Nhưng sau đó lại bị gián đoạn vì công việc làm nên họ không có dịp để gặp gỡ với nhau.

Buổi họp mặt lần này là do một số anh em cựu tù nhân gồm có ông Phùng Ngọc Thọ, nhà thơ lính Trạch Gầm, ông Lê Văn Mạnh, ông Nguyễn Hồng Thái, ông Nguyễn Ngọc Minh, và một vài anh em nữa cùng chung sức để tổ chức buổi họp mặt này, lý do là vì họ cũng đã già hết rồi.

Cựu tù Oánh Nguyễn, điều hợp chương trình. Sau nghi thức chào quốc kỳ VNCH, Hoa Kỳ và phút mặc niệm, ông Nguyễn Hồng Thái, thành viên trong ban tổ chức mang lên sân khấu nhiều hộp sắn (Khoai mì), nói với mọi người: “Xin mời các bạn cựu tù cùng trại hay khác trại dùng món sắn khai vị đầu tiên để nhớ đến những ngày chúng ta còn ở trại tù Tân Lập, Vĩnh Phú.” Nhiều người đã cảm động qua lời cảm tạ của các tù nhân với những người vợ hiền, và họ đã tặng cho vợ của mình một đóa hoa hồng xinh xắn. Đặc biệt hơn nữa, có người cũng tặng cho vợ của mình một nụ hôn nồng nàn.

Nhà thơ lính Trạch Gầm đại diện cựu tù nói: “Trong buổi họp mặt hôm nay, chúng tôi xin được tặng cho các chị mỗi người một đó hoa hồng, để nói lên sự cám ơn các chị trong những ngày mà anh em chúng tôi bị gian khổ trong lao tù cộng sản. Các chị là những người vợ hiền đã thay chồng nuôi con và đã lặn lội đường xa để đến thăm nuôi chồng tại những trại tù ở Bắc Việt.” Sau đó Trạch Gầm giới thiệu bài thơ mà ông đã soạn lúc còn ở trong tù, đó là bài “Hồn Như Đá Buồn” và bài thơ này được Vũ Mạnh Hùng viết thành ca khúc được trình bày qua tiếng hát của Yên Ly.

Trong buổi họp mặt có chương trình văn nghệ hào hứng. Đặc biệt với sự có mặt của hai ca sĩ Phương Hồng Quế và Trang Thanh Lan.

Theo ban tổ chức, những tù nhân tại trại tù Tân Phú, hàng ngày phải vào những khu đầm lầy hiểm độc chưa bao giờ ai đến cả, và nước ao tù ở nơi này rất dơ bẩn, nhiều chất độc có thể gây chết người. Nếu tù nhân nào bị dẫm chân xuống nước đến khi về trại thì sẽ bị sốt. Nhưng những cai tù vẫn bắt những tù nhân này đến để khai thác khu rừng hoang dã này.

Hơn thế nữa, vào những thời tiết vào mùa Đông đến thì rất lạnh lẽo, nhưng các cựu tù vẫn phải đi cấy lúa hoặc đi trồng khoai mì, trồng trà,… Nhưng thông thường thì những cựu tù không được ăn lúa của mình trồng, mà cộng sản chỉ cho họ ăn khoai hay bo bo mà thôi. Vì thế, có một số tù nhân đến cuối năm 1979 bị chết rất nhiều vì đói và bệnh tật. Cũng vì có một số anh em được gia đình có mang thực phẩm ra thăm nuôi, nên các bạn tù cùng chia sẻ những thực phẩm đó, và họ cũng tránh được nạn đói rét và sống sót đến bây giờ.

Vào cuối Tháng Tư, 1975, sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, biết bao nhiêu nghịch cảnh đã làm ly tán nhiều gia đình tại miền Nam như vợ xa chồng, con xa cha từ những hoàn cảnh tù đày đến những chuyện ly hương.

Từ “Học tập cải tạo” là nói đến việc tập trung để bắt giam cầm tù nhân của Cộng Sản Việt Nam đối với dân, quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa. Hệ thống giam giữ quy mô này lấy mẫu từ trại tù lao động của Liên Xô, Trung Cộng.

Theo Alain Wasmes, tác giả cuốn sách La peau du Pachyderme, sau 30 Tháng Tư, 1975, tổng cộng có đến hơn 80 trại cải tạo phân bố trên toàn đất nước, nhất là những vùng biên thùy. Người bị giam phải viết lý lịch gọi là “bản tự khai” bắt đầu với bản “sơ yếu lý lịch”, tiếp theo là bài tự kiểm điểm và khai báo quá khứ. Cứ mỗi tháng viết hai lần; mỗi bài khai dài khoảng 20 trang giấy viết tay. Viết xong thì có buổi tự khai báo tập thể để mọi người phê bình, khen chê. Ai khai nhiều thì được điểm là “tiến bộ”. Tùy theo cấp bậc hoặc thời gian phục vụ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mà những người này bị đi tù thời gian vô hạn định, có người phải chịu tù đày từ 10 năm cho đến hơn 15 năm.

Ngự Bình/Việt Mỹ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here