Cuộc khủng khoảng dầu lửa sau khi phiến quân tấn công bằng máy bay không người lái UAV vào đêm 14 tháng 9 gây ra thiệt hại lớn cho hệ thống khai thác và lọc dầu của Arap Saudi- là lời nguyền rủa gián tiếp của dầu lửa đối với Trung cộng (TC). Cũng như căng thẳng, xung đột có thể xảy ra Chiến Tra- nh Biển Đông của Việt Nam bất cứ lúc nào cũng là lời nguyền rủa của dầu lửa trực tiếp đối với TC, người khổng lồ chân đất ấy cần dầu lửa hơn người cần nước uống.
Thực vậy, TC xài xăng dầu nhiều như Mỹ nhưng không có đủ mỏ tài nguyên này trong nước để khai thác và không có trữ dầu chiến lược an toàn như Mỹ. TC phải nhập cảng từ Trung Đông dể xài hầu như qua ngày đoạn tháng thôi. Nên khủng hoảng xăng dầu do phiến quân tấn công vào hệ thống khai thác và lọc dầu lớn của Á rập Saudi là lợi cho Mỹ và hại cho TC. Nhứt là Mỹ đang trong thời gian đương đầu với TC trong chiến tranh thương mại cả gần hai năm rồi và chiến tranh Biển Đông có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Khủng hoảng dầu thì giá dầu thế giới dĩ nhiên phải tăng vọt. Tạo lợi thế cho Mỹ nói chung và TT Trump nói riêng đang mùa tái tranh cử. Và hại cho TC trong đầu vào sản xuất, phân phối mà thế giới coi TC là cơ xưởng sản xuất chánh yếu là để xuất cảng hàng rẻ tiền vào các nước. Giá dầu thế giới đầu tuần tăng vọt thêm 12-13% sau khi nhóm vũ trang Houthi tấn công vào giếng dầu lớn thứ 2 và nhà máy lọc dầu tại Abqaiq, Ả rập Xê út (Saudi Arabia), đất nước cung ứng khoảng 5% dầu thế giới. Loại dầu WTI tăng giá mạnh từ dưới 55 USD/thùng cuối tuần trước lên trên 60 USD/thùng. Trong khi dầu Brent tăng giá mạnh hơn với gần 8 USD lên trên 68 USD/thùng.
Dầu mỏ cũng được xem là một quân bài của TT Donald Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, bên cạnh “vũ khí” quan thuế. Gần đây, thương mại Mỹ- Trung có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi 2 bên đồng ý tái đàm phán vào tháng 10 tới. Tuy nhiên, mẫu thuẫn giữa 2 cường quốc còn rất lớn. Với chiến thuật tiên hạ thủ vi cường, đánh trường kỳ, đa diện của Mỹ, Trung Cộng đã thấm đòn, hụt hơi. Chiến tranh thương mại mà Mỹ tấn công TC không phải chỉ có mục tiêu cục bộ ngắn tầm là thương mại, quan thuế mà có mục tiêu tổng hợp là ngăn chận đà bánh trướng của TC trên thế giới. Mỹ đánh Hoa Vi vì Hoa Vi của TC đang khống chế hệ thống 5G của kỹ thuật tin học, dùng Hoa Vi làm gián điệp cho TC.
Khủng khoảng dầu lửa sẽ làm cho chiến lược “Một Vành Đai Một Con Đường, Made in China 2015” của TC để thắng Mỹ trên biển cũng như trên bộ mất thở, có thể chết lặng lẽ. Dầu đối với xe tàu, máy bay, máy móc công cụ sản xuất cần như con người cần nước uống.
Bên cạnh lời nguyền dầu lửa trong cơn khủng khoảng hiện tiền, dầu lửa còn có một lời nguyện độc địa hơn đối với TC ở Biển Đông của VN. Lời nguyền đó của dầu lửa sắp biến thành hiện thực là Chiến tranh Biển Đông.
Vào khúc quanh của hai thế kỷ 20 và 21, TC trổi dậy thành một siêu cường kinh tế thế giới, thành cơ xưởng sản xuất hàng hóa rẻ tiền tràn ngập thế giới, một thế lực quân sự đang hiện đại hóa, và một nước thèm xăng dầu như thời xưa dân số quá đông, nạn đói kém thường xảy ra nên hễ gặp nhau, người Trung Hoa thường chào hỏi nhau “ ăn cơm chưa – xực phàn mì”. Bây giờ xăng dầu là điều kiện sống còn của nền kinh tế TC, mà tăng gia kinh tế là thế chính thống cầm quyền của TC trước nhân dân sau khi chủ ng- hĩa CS thất bại ở Liên xô và Đông Âu.
Còn Mỹ thì từ Công Hoà đến Dân Chủ, từ Quốc Hội đến Hành Pháp đều chống TC. chống đà bành trướng của TC. Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/09, Tổng thống Donald Trump công kích Trung Quốc ‘ăn cắp, thủ đoạn’. Ông tố Cộng sản hết lời.
Còn chánh quyền TT Obama, thì ngày 23/07/2010, tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố “Lợi ích quốc gia của Mỹ bao hàm quyền tự do hàng hải, quyền tiếp cận các vùng biển chung của châu Á, và sự tôn trọng luật lệ quốc tế tại khu vực Biển Đông”. Và Bà còn minh định Hoa Kỳ xem việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở vùng Biển Đông là ưu tiên ngoại giao hàng đầu của mình. và Washington sẵn sàng hậu thuẫn cho các sáng kiến hay biện pháp tạo niềm tin giữa các bên tra- nh chấp.. Ngoại trưởng Mỹ cũng khẳng định là việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển phía Nam Trung Quốc là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ”.
Trong khi Ngoại Trưởng Mỹ tuyên bố như trên thì Ngoại Trưởng TC bỏ phòng họp ra ngoài một tiếng đồng, coi lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Mỹ là ‘’tấn công’’ Trung Quốc. Lời tuyên bố đó rõ rệt chống lại ý muốn và hành động chiếm Biển Đông của TC. CS Bắc Kinh đã chính thức tuyên bố Biển Đông là một trong những “quan tâm sống còn” của Trung Quốc, bên cạnh Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương. TC đã lấy hai đảo Hoàng Sa và Trường sa làm huyện Tam Sa sáp nhận vào tỉnh Hải Nam thuộc lãnh thổ của TC. TC đã nhiều lần đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, đưa ra kế họach làm kinh tế quốc phòng và du lịch trị giá hàng chục tỷ Mỹ Kim. TC cũng từng cấm công ty dầu Anh, Tây Ban Nha thăm dò trong vùng biển gần hai đảo mà VNCS tuyên bố thuộc chủ quyền của VN. TC từng cho dàn khoan lớn nhứt vào vùng biển VN thăm dò, tạo thành căng thẳng giữa hai chế dộ CS Trung Quốc và VN.
Thềm lục địa của Á châu Thái Bình Dương có một trữ lượng dầu khí rất lớn. TC thèm khát là phải. Báo Hoàn cầu của TC cho biết theo ước tính, Biển Đông là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Biển Đông có trữ lượng 50 tỉ tấn dầu thô, hơn 20.000 tỉ mét khối khí đốt, gấp 25 lần trữ lượng dầu và tám lần trữ lượng khí đốt hiện có củaTrung Quốc.
Bộ Năng lượng Mỹ ước lượng ở Biển Đông có tới 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ ngày. Còn TC đánh giá Biển Đông có khoảng 213 tỷ thùng, quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong 15 – 20 năm tới.
TC phát triển kỹ nghệ sau Mỹ nên đường dây mua, khai thác, chuyên chở dầu không qui mô như Mỹ. Do vậy TC phải làm bạo ngược hơn để tranh thủ thời gian. Vấn đề các mỏ dầu ở Biển Đông gần TC, TC muốn đó là một nguồn cung ứng sỡ hữu của mình, nguồn dự trữ an toàn của mình như các mỏ của Mỹ ở Alaska hay thềm lục địa của nước Mỹ.
Tranh chấp này có thể xảy ra chiến tranh Biển Đông là điểm và Á châu Thái Bình dương, Ấn độ Thái bình dương là diện. Tình hình xung đột giữa Mỹ và TC trong hạ tuần tháng 9 năm 2109 cho thấy Mỹ đánh Trung Cộng bốn mặt, tứ diện giáp công còn TC thì tứ bề thọ địch, tứ bề thọ khổn. Mỹ thì kết hợp thêm đồng minh, đối tác Á Âu. Còn TC thì cô đơn, kê cả CSVN đồng chí CS với TC mà cũng muốn ly khai TC vì TC chiếm cứ gần hết biển đảo của VN.
So tương quan lực lượng Mỹ vượt trội TC. Trung Cộng sẽ từ chết tới bị thương nếu chiến tranh với Mỹ và đồng minh của Mỹ như Anh, Nhựt, Úc, Ấn./.
VI ANH