Tin hoàng đế trở về, các đại thần tề tựu tại hành cung từ sáng sớm để nghênh đón. Nhà vua tuyên bố chẳng muốn đi xa hơn nữa và lệnh cùng nhau về hoàng cung.
Vừa đặt chân xuống đất, hoàng đế lập tức đến hậu cung bắt trói ngay hoàng hậu, trao cho tể tướng đem đi xử giáo và tự tay chặt đầu tất cả những thị nữ của hoàng hậu. Sau sự trừng phạt nghiêm ngặt đó, dinh ninh là trên đời nầy chẳng có một người đàn bà nào tiết hạnh, nhà vua quyết định mỗi tối lấy một vợ, ngủ với người ấy và sáng ra thì đem đi treo cổ để tránh cho người đàn bà này khỏi có hành động phản bội, thất tiết với mình.
Đặt ra cái luật nghiệt ngã đó rồi, hoàng đế thề là sẽ thi hành ngay sau khi quốc vương Tartarie lên đường về nước.
Chẳng bao lâu vua em từ biệt anh lên đường, mang theo nhiều tặng vật quý hiếm và sang trọng Shahzenan đi rồi, Shahriar tức thì lệnh cho tể tướng đưa đến cho mình cô con gái của một trong các vị võ tướng của triều đình. Tể tướng tuân lệnh. Hoàng đế ngủ với cô con gái đó và sáng hôm sau trao lại cho tể tướng mang đi xử tử, đồng thời truyền cho kiếm một cô gái, con một vị đại thần khác cho tối tiếp theo. Dù bất bình và khổ tâm đến đâu khi phải thi hành những mệnh lệnh như thế, tể tướng vẫn phải nhắm mắt phục tùng. Ông đưa tới cho hoàng đế con gái của một võ quan cấp dưới và hôm sau người ta lại đưa đi hành quyết. Sau cô gái nầy đến lượt con gái của một nhà giàu trong kinh thành và cứ như vậy, mỗi ngày có một trinh nữ lấy chồng và một người vợ đi sang thế giới bên kia.
Tiếng đồn của hành động tàn bạo chưa từng có đó đã gây nên một sự kinh hoàng khắp chốn kinh thành, vang lên khắp nơi tiếng kêu la thảm khốc. Nơi này là một người cha chan hòa nước mắt trong tuyệt vọng vì mất đứa con gái yêu; chỗ kia là những bà mẹ hiền lành, rên rĩ thảm thiết, sợ con gái mình rồi cũng sẽ rơi vào số phận bi thương như thế. Vì vậy, thay vào những lời ngợi ca và chúc phúc mà vị hoàng đế nhận được từ trước đến nay là những tiếng trách oán của muôn dân.
Vị tể tướng mà chúng ta đã biết, ngoài ý muốn của mình đã phải thi hành một lệnh bất công khủng khiếp. Ông nầy cũng có hai cô con gái: Cô chị là Scheherazade và cô em là Dinarzade.
Tài sắc của cô em chẳng thua kém gì chị, nhưng lòng can đảm của cô chị thì vượt hơn hẳn mọi người và trí thông minh lại vô cùng sắc sảo. Nàng đọc sách rất nhiều và có một trí nhớ lạ kỳ. Tất cả những gì đã đọc đều ghi sâu vào óc. Nàng đặc biệt có năng khiếu về lảnh vực triết học, y học, sữ học và mỹ thuật. Nàng làm thơ có hồn hơn cả các nhà thơ nổi tiếng đương thời. Ngoài ra nàng có một sắc đẹp lộng lẫy và một đức hanh kiên trinh bao trùm lên tất cả những tài hoa đó. Tể tướng yêu thương rất mực người con gái thực xứng đáng với tình cảm cao đẹp của mình.
Một hôm, trong một cuộc chuyện trò với hai cha con, nàng nói:
-Cha ơi, con có một điều cầu xin, con thiết tha mong được cha cho phép.
-Cha chẳng bao giờ từ chối con một điều gì- ông nói- miễn là điều con cầu xin phải chính đáng và hợp với lẽ phải. -Là chính đáng
– Scheherazade thưa- Thưa cha, không có gì chính đáng hơn. Cha có thể xét nguyên cớ nó bắt con phải cầu xin cha, ý đồ của con là muốn ngăn chặn hành vi man rợ của hoàng đế đối với các gia đình trong kinh thành nầy. Con muốn làm tiêu tan nỗi lo chính đáng mà bao bà mẹ đang chịu đựng là mất con gái mình một cách bi thảm.
-Cha ạ – Scheherazade nói – Vì qua sự sắp đặt của cha mà hoàng đế mỗi ngày lại làm một cuộc hôn nhân mới, con xin cha, với tấm lòng yêu thương con gái, cha hãy tạo cho con cái vinh hạnh được hầu hạ đức vua…
Vị tể tướng không sao ngăn cản được sự kinh hãi khi nghe những lời trên đây của con gái. -Ôi, Chúa ơi ?- Ông giận dữ ngắt lời con
– Con điên rồi hay sao đây ? Sao con lại có thể cầu xin ta một điều dại dột nguy hiểm như vậy? Chắc con cũng biết là nhà vua đã thề độc là chỉ ân ái một đêm với chỉ một người đàn bà rồi giết đi ngay ngày hôm sau, thế mà con còn xin cha cho được làm vợ người ư? con có nghĩ là sự nông nổi bộp chộp sẽ đưa mình đến đâu không ?
Có – Thưa cha – Cô gái đức hạnh đáp
– Con biết tất cả sự hiểm nguy mà con dấn thân vào, nhưng con chẳng sợ. Nếu con chết là cái chết vinh quang và nếu thành công thì con đã phục vụ cho đất nước một công ích quan trọng.
-Không – Tể tướng nói- Dù con có cố sức trình bày để ta mềm lòng cho phép con dấn thân vào vòng nguy hiểm ghê gớm nầy, đừng tưởng ta bằng lòng đâu nhé. Khi hoàng đế ra lệnh cho ta phải cắm mũi dao nhọn sắt vào tim con, than ôi ! Nhất định ta phải tuân theo rồi : đau đớn sao cái công việc của một người cha! ôi! nếu con không chút nào sợ cái chết, thì ít nhất cũng tránh cho cha nỗi đau xé ruột khi thấy bàn tay mình nhuốm máu con gái yêu thương của chính mình.
-Một lần nữa, thưa cha – Sheherazade nói- Xin người hãy gia ân đáp ứng lời cầu xin của con.
Cuối cùng, người cha trước sự cương quyết của con gái đành phải nhượng bộ trước những lời khẩn cầu tha thiết của cô. Và, hết sức não lòng vì không làm được cho con gái từ bỏ một quyết định khốc hại, ông tới bệ kiến Schahriar và tâu cho nhà vua biết đêm sau ông sẽ đưa tới cho người nàng Scheherazade, con gái ông.
Hoàng đế vô cùng ngạc nhiên về sự hy sinh của viên đại thần thân cận của mình, ông bảo: -Làm sao mà nhà ngươi lại có thể quyết định đưa chính con gái người đếncho ta? –
Tâu bệ hạ – Tể tướng đáp- Chính con gái thần đã tự nguyện. Số phận bi thảm chờ nó cũng chẳng làm cho nó sợ hãi, mà chỉ muốn trong đời vinh dự được có một đêm làm vợ đấng chí tôn.
Nhưng, Tể tướng ! ta mong nhà người cũng chớ có nhầm tâm. -Hoàng đế nói – là sáng mai, lúc trao trả Scheherazade vào trong tay nhà ngươi, ta muốn là ngươi phải giết nàng. Nếu làm sai, ta thề là sẽ tự tay xử tử nhà ngươi.
-Tâu bệ hạ – Tể tướng lại nói- Lòng thần chắc chắn là xót đau vô hạn khi phải tuân lệnh vua. Mặc dầu vậy tấm lòng trung thành với người vẫn không hề bị lay chuyển. Schahriar nhận sự dâng hiến của tể tướng và bảo ông cứ đưa con gái tới khi nào cũng được.
Vị quan đại thần nầy đưa tin về cho Scheherazade. Nàng vui mừng đón nhận như một điều hạnh phúc nhất đời. Nàng cám ơn cha đã hết lòng ưu ái đối với nàng và khi thấy cha ảo não khổ đau, nàng nói để an ủi cha là ông sẽ không hối tiếc là đã gả nàng cho hoàng đế, ông có thể lấy đó làm niềm vui hưởng thụ cho đến hết đời.
Nàng chỉ còn nghĩ đến việc sửa soạn thật chu đáo để ra mắt đấng quân vương. Nhưng trước khi rời nhà để vào hoàng cung, nàng gọi riêng Dinarzade ra và nói với em:
-Em thân yêu của chị, chị cần sự giúp đỡ của em trong một vụ việc vô cùng quan trọng, chị xin em chớ có từ chối: Cha chúng ta sắp đưa chị vào hoàng cung để làm vợ nhà vua. Mong là tin nầy không làm cho em khiếp sợ. Hãy lắng nghe chị nói nhé, khi chị đã vào trong cung, trước mặt hoàng đế chị sẽ xin người cho em cũng được vào cung và ở cùng phòng để chị em mình được cùng nhau sum họp một đêm cuối cùng.
Nếu được sư ân sủng như chị mong muốn đó thì em nhớ là sẽ đánh thức chị dậy vào lúc chỉ độ còn một tiếng đồng hồ nữa là trời sáng và nói với chị như thế nầy: “Chị của em ơi, nếu chị không ngủ nữa thì em xin chị, trong lúc chờ mặt trời lên chắc cũng chẳng còn bao lâu, thì hãy kể cho em nghe một chuyện thật hay mà chị biết”. Thế rồi chị sẽ kể cho em nghe một chuyện. Và, chị tin rằng bằng cách nầy chị sẽ giải thoát cho toàn dân tình trạng kinh hoàng như hiện nay.
Dinarzade trả lời chị là nàng sẽ vui lòng làm tất cả những gì mà chị nàng yêu cầu.
Cuối cùng giờ đi ngủ đã tới. Ngài tể tướng đưa Scheherazade vào hoàng cung và ra lui ngay sau khi đã dẫn nàng tới tấm phòng. Lúc nhà vua thấy chỉ có mình với nàng, liền bảo nàng bỏ mạng che mặt. Nhà vua sững sờ say dắm thấy nàng là chim sa cá lặn. Nhưng thấy nàng đầm đìa nước mắt bèn hỏi nguyên nhân.
-Tâu bệ hạ -Sheherazade thưa – Thần thiếp có một em gái mà thiếp vô cùng yêu quí và cũng được em thiếp yêu quí như vậy. Thiếp mong ước là em thiếp cũng được qua đêm nay trong phòng ngự này để chị em được trông thấy nhau và để thiếp được nói với em một lần nữa lời vĩnh biệt. Bệ hạ có đồng ý cho thiếp có niềm an ủi bằng việc thể hiện với em lần cuối cùng tình chị em thân thiết đó không ?
Shahriar chấp thuận cho đi tìm Dinarzade. Cô em mau chóng đến ngay.
Hoàng đế cùng với Sheherazade nằm ngủ trên một cái bệ rất cao theo cung cách của các vua chúa phương đông. Còn Dinarzade thì nằm trên một cái giường được đặt dưới thấp kê ngay bên bệ.
Một tiếng đồng hồ trước khi trời sáng. Dinarzade thức giấc, không quên điều chị dặn: -Chị thân yêu của em- Nàng khẽ kêu- nếu chị không còn ngủ nữa thì em xin chị, trong lúc chờ đợi mặt trời chẳng mấy chốc nữa nhô lên, hãy kể cho em nghe một trong những chuyện thật hay mà chị biết. Than ôi! có thể đây sẽ là lần cuối cùng mà em có được niềm vui sướng đó.
Scheherazade đáng lẻ trả lời em thì lại nói với hoàng đế: -Tâu bệ hạ, đấng chí tôn có vui lòng cho phép thần thiếp được thỏa mãn lời yêu cầu của em thiếp chăng ?
-Ta vui lòng – Hoàng đế đáp. Thế rồi Scheherazade bảo với em gái hãy lắng nghe và quay lại với Schah riar, nàng bắt đầu câu chuyện như sau…
Mạn đàm:
Vua Schariar, sau khi trở về hoàng cung, chứng kiến cảnh dâm loạn của hoàng hậu liền kêu trời than đất, không nói được nên lời và quyết định ruồng bỏ tất cả địa vị, danh vọng và đất nước để ẩn náu một nơi xa lạ, tối tăm để trốn tránh cuộc đời. Đây là thái độ của kẻ tự tôn và tự ty mặc cảm. nên vua em Schahzenan, cũng cùng ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như vua anh, nhưng ông đã sớm giác ngộ, thấy rõ mọi việc xẩy ra trên trần gian nầy đều “không bền vững”, bị chi phối theo luật vô thường “Sinh, trụ, hoại, không”nên khuyên vua anh: “Hãy quay về khi gặp một hoàn cảnh bi đát hơn chúng ta”. Quả vậy! hai anh em nhà vua đã gặp một “sự kiện” rùng rợn hơn cả trăm lần!
Họ cùng nhau trở về nhưng với ý hướng khác nhau: Vua em trở về với “Bản lai diện mục” tức là tính tốt của con người tư nguyên thủy còn vua anh trở về với địa vị, uy quyền hay nói một cách khác đi vào con đường tội lỗi.
Đọc truyện “Nghìn lẻ một đêm”, ta thấy chương mục nào cũng lác đác tư tưởng Phật Giáo và tinh thần phóng khoáng, hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, để diển tả bản chất con người.
Nói về đàn ông, tác giả đưa ra biểu tượng hung thần với dáng “oai phong lẩm liệt”, từ đáy biển trổi dậy với một cột sóng cao vút từng mây,tiến dần vào bờ rồi hiện ra một hung thần “con người kỳ dị”, đầu dội cái hòm thủy tinh, trong đó có người đàn bà đẹp tuyệt trần bị khóa kỹ với bốn chiếc khóa sắt trên nắp và cất dấu tận đáy biển nhưng khi khỏi mặt đất, gặp cơ hội, người đàn bà ấy cũng ngoại tình và ngay đến cả hai anh em nhà vua xứ Ba tư cỗ đại đã chứng kiên và bị ép làm tình với bà ta…
Bà nói lên một câu với ông vua đầy tham ái và sân hận rằng: “Các anh hãy thấy rõ là khi một người đàn bà có ý định gì thì không một người chồng nào, một tình nhân nào có thể ngăn càn được, tốt hơn là người đàn ông chẳng ép buộc và cưởng bách đàn bà, có thế thì người đàn bà mới có thể trở nên người tiết hạnh.
Truyện “Nghìn lẻ một đêm” xẩy ra trong thời kỳ cỗ đại của nước Ba tư, vừa có tính cách lịch sử vừa có tính cách hoang đường nhưng đã nói lên sự thấp kém, hèn của giới phu nhân , đồng thời cũng có bậc liệt nữ đã dám hy sinh thân mình cho vua Schahriar như nàng Scheherazade để tìm cách cảm hóa hành động độc ác của ông ta./.
VÕ VĂN BẰNG