Sau khi hoàng đế Shahriar mục kích tường tận cảnh tượng ô nhục và bất hạnh của mình xẩy ra trong cung hoàng hậu, ông kêu lên:
-“Ôi thượng đế ! Nhục nhã biết chừng nào! vợ của một ông vua như ta đây sao lại có thể sa đọa, đê tiện đến mức nầy ? Sau sự ô nhục nầy còn có vị hoàng đế nào dám khoe khoang là mình hạnh phúc hoàn toàn nữa không? Ôi! em của ta – Ông ôm lấy quốc vương Tarta- rie và nói tiếp:
-Chúng ta hãy bỏ các thứ trên thế giới này: Thiện tâm thiện ý đâu còn! Xu nịnh đi đôi với phản trắc. Hãy từ bỏ tất cả đất đai, sông núi và tất cả phù hoa hào nhoáng quanh ta – Chúng ta hãy cùng đi tới những xứ sở xa lạ, kéo dài một cuộc sống tối tăm và giấu biệt nỗi bất hạnh khổ ải của chúng ta.
Schahzenan không đồng ý với quyết định đó nhưng chàng chẳng dám đấu tranh vì thấy anh mình còn trong cơn nóng giận sôi sục.
-Anh của em! chàng nói- Em cũng không có ý kiến gì khác anh đâu. Em sẵn sàng đi theo anh bất cứ nơi nào anh muốn. Nhưng xin anh hãy hứa với em là chúng ta sẽ trở về nếu được gặp một người nào đó còn khổ sở hơn cả chúng ta nữa!…
“Nhưng chẳng mấy chốc, họ đã trông thấy rõ ràng một hung thần tinh ma độc ác, là những kẻ thù của loài người. Hắn đen đỉu xấu xí, có thân hình một người khổng lồ cao to lững thững, đội trên đầu một cái hòm thủy tinh, có nắp đóng lại bằng bốn chiếc khóa thép. Hắn đi vào bãi cỏ và đặt cái hòm đúng chỗ gốc cây, cái cây mà hai anh em nhà vua vừa trèo lên núp. Hai người cảm thấy nguy hiểm cùng cực, tưởng là phen nầy đi đứt.
Tuy vậy. hung thần từ từ ngồi xuống cạnh chiếc hòm thủy tinh, rút chùm chìa khóa dắt ở thắt lưng, lần lượt mở hòm ra bằng bốn chiếc chìa. Ngay tức thì, từ trong hòm bước ra một người đàn bà y phục lộng lẫy, thân hình thanh tú, đẹp tuyệt trần. Lão hung thần đặt nàng ngồi bên cạnh, say sưa ngắm người đẹp và nói:
-Phu nhân của ta, một người đẹp hơn tất cả những người đẹp được mọi người chiêm ngưỡng ơi, con người duyên dáng mà ta đã cướp đi giữa ngày hôn lễ, người mà ta luôn mãi yêu thương nàng, hãy cho ta ngủ một lát bên nàng, chính vì ta rất buồn ngủ nên đã đến đây để nghỉ ngơi một chút.
Nói xong, hắn ngả cái đầu nặng nề của hắn lên dùi nàng thiếu phụ. Rồi duỗi thẳng đôi chân chạm tới mép biển. Hắn ngủ tức thì. Tiếng ngáy của hắn vang dội cả một vùng biển.
Người thiếu phụ tình cờ ngước mắt nhìn thấy trên cây, trông thấy hai nhà vua tít trên gần ngọn cành, liền dùng tay ra hiệu bảo hai người xuống và đừng gây tiếng động.
Hai chàng vô cùng sợ hãi khi thấy mình bị lộ. Cũng bằng dấu hiệu tay, họ xin miễn cho việc trèo xuống. Nhưng mà nàng sau khi nhẹ nhàng nâng đầu lão hung thần trên đùi mình xuống đất, đứng lên khẽ bảo với giọng sôi nổi:
-Xuống đi nào ! nhất thiết các chàng phải xuống đây với em. Hai anh em gắng sức làm cho nàng ta hiểu, cũng bằng những cử chỉ là rất sợ lão hung thần.
-Nào thôi xuống đi – cũng vẫn bằng giọng khề khàng và sôi nỗi, nàng nói như ra lệnh:
-Nếu các chàng không nghe lời em ngay, em sẽ đánh thức hắn dậy và tự em sẽ bảo hắn giết các chàng.
Câu nói làm cho hai nhà vua sợ hải, vội vàng nhưng rất thận trọng trụt xuống để khỏi làm lão hung thần thức giấc. Khi họ đã ở trên mặt đất, thiếu phụ nắm lấy tay hai người kéo đi và khi đã xa một chút, dưới hàng cây, nàng ta trơ trẻn bắt họ phải lần lượt chìu mình. Mới đầu, hai người khước từ nhưng bị bắt buộc và đe dọa đủ điều nên đành phải làm theo. Sau khi đã thỏa mãn theo ý muốn, nhìn thấy các chàng đều có một chiếc nhẫn ở ngón tay, nàng ta đòi lấy. Khi đã nắm hai chiếc nhẫn trong tay, nàng ta lấy ra một cái hộp trong túi đựng đồ trang sức, kéo ra một sợi dây buộc những chiếc nhẫn khác đủ các loại, các kiểu, chỉ cho hai người và hỏi: -Các chàng có biết các nhẫn nầy có ý nghĩa gì không ?
-Không – Họ đáp – Nhưng chắc là nàng sẽ cho chúng tôi biết chứ.
-Đó là những chiếc nhẫn của tất cả những người đàn ông đã cùng em ân ái – Nàng thân thiện nói – Đã có 98 chiếc đã đếm kỹ mà em giữ làm kỷ niệm. Em đòi nhẫn của hai chàng cũng là với ý nghĩa ấy và để cho tròn 100 chiếc…
Như vậy – Nàng nói tiếp -Tính tới hôm nay là em đã có trọn một trăm tình nhân, dù có sự canh giữ ráo riết và sự đề phòng cẩn mật của cái lão hung thần xấu như ma kia lúc nào cũng giam riết lấy em trong cái hòm thủy tinh khóa kín, nhưng dù có cất dấu dưới đáy biển, em vẫn thoát được ra ngoài sự kiểm soát của lão! Các chàng hẳn thấy rõ là khi một người đàn bà đã có một ý định gì thì không một người chồng nào, một tình nhân nào có thể ngăn cản được. Tốt hơn là người đàn ông chẳng nên ép buộc và cưởng bách đàn bà, có thể thì người đàn bà mới có thể trở nên người tiết hạnh.
Nói đoạn, người thiếu phụ xâu hai chiếc nhẫn cùng một sợi dây với những chiếc nhẫn khác. Rồi nàng đến ngồi vào chỗ cũ, nhẹ nhàng nâng đầu lão hung thần vẫn ngủ say lên đùi mình, rồi ra hiệu cho hai chàng đi…
“Vừa đặt chân xuống đất, hoàng đế lập tức đến cung hoàng hậu bắt trói ngay hoàng hậu, trao cho tể tướng đem đi xử giáo với tất cả các thị nữ của y. Sau sự trừng phạt nghiêm khắc đó, đinh ninh là trên đời nầy chẳng có một người đàn bà nào tiết hạnh, nhà vua quyết định mỗi tối lấy một vợ, ngủ với người đó và sáng mai thì đi treo cổ để tránh cho người đàn bà nầy khòi có hành động phản bội, thất tiết với mình. Đặt ra cái luật ác độc, ngiệt ngã đó rồi, hoàng đế thề là sẽ thi hành ngay sau khi quốc vương Tartarie lên đường về nước.
Chẳng bao lâu vua em cũng từ biệt anh lên đường mang theo nhiều tặng phẩm quí hiếm và sang trọng. Shahzenan đi rồi, Shahriar tức thì lệnh cho tể tướng đưa đến cho mình cô con gái của một trong số võ tướng của triều đình. Tể tướng tuân lệnh. Hoàng đế ngủ với cô con gái đó và sáng hôm sau trao lại cho tể tướng mang đi xử tử, đồng thời truyền cho kiếm một cô con gái khác, con một vị đại thân khác cho tới tiếp theo. Dù bất bình và khổ tâm đến khi phải thi hành những mệnh lệnh như thế, tể tướng phải nhắm mắt phục tùng. Ông đưa tới cho hoàng đế con gái của một võ quan cấp dưới mà hôm sau người ta phải đưa đi hành quyết. Sau cô gái nầy, , đến lượt cô gái của một cô gái nhà giàu trong kinh thành và cứ như vậy mỗi ngày có một trinh nữ lấy chồng và một người vợ đi sang thế giới bên kia…
Mạn đàm:
Vua anh Chahriar, theo lời khuyến nhủ của vua em: “ hãy trở về nếu gặp một người nào đó khổ sở hơn chúng ta nữa”.
Đúng vậy ! Họ đã gặp một hung thần và phu nhân của hắn, có sắc đẹp tuyệt trần nhưng bà ta đã công khai ngoại tình với 100 người tình khác kể cả hai anh em nhà vua mới đây bị ép làm tính với hắn.
Gặp cảnh ngộ “quái đản”nầy, tuy hai người cùng trở về nhưng hai chí hướng khác nhau. Vua anh vẫn giữ nguyên quyền sanh sát trong tay, bắt trói ngay hoàng hậu và sai tể tướng xử giáo cùng với các tỳ nữ của bà.
Chahriar đã trở về vị trí cũ: danh vọng và địa vị đầy tham lam, sân hận và si mê…Trái lại, vua em Schahzenan cũng ở trong hoàn cảnh tương tợ nhưng sớm giác ngộ vì ông ta ý thức rằng mọi thứ trên trần gian nầy đều “như ảo, như mộng”, có có, không không, mọi sự vật đểu bị chi phối theo luật vô thường “sinh, trụ, hoại, diệt”, cái còn lại là biết quay về với chân, thiện, mỹ mà mọi người ai ai cũng có bổn tánh thiện.
Đọc truyện “Nghìn lẻ một đêm”, ta thấy chương muc nào cũng lác đác tư tưởng Phật Giáo và tinh thần phóng khoáng, hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, để diễn tả bản chất con người.
Nói về đàn ông, tác giả đưa ra biểu tượng Hung thần với dáng “oai phong lẩm liệt”, từ đáy biển trổi dậy với cột sóng cao vút tầng mây tiến dần vào bờ rồi hiện một Hung thần “con người kỳ dị”, đầu đội cái hòm thủy tinh, trong đó có người đàn bà đẹp tuyệt trần. Dù hắn có khóa kỷ với bốn chiếc khóa sắt trên nắp và cất dấu tận đáy biển nhưng khi lên khỏi mặt đất, gặp cơ hội, người đàn bà ấy cũng ngoại tình và ngay đến hai anh em nhà vua xứ Ba Tư, cỗ đại và hùng vĩ cũng đã chứng kiến và bị khuất phục bởi đan bà. Bà nói :
”Các chàng hãy thấy rõ là khi một người đàn bà có ý định gì thì không một người chồng nào, một tình nhân nào có thể ngăn cản được. Tốt hơn là người đàn ông chẳng ép buộc và cưởng bách đàn bà, có thế thì người đàn bà mới có thể trở nên người tiết hạnh”…Điều này có thể xẩy ra với nhưng người đàn bà có nhang sắc tuyệt vời, tâm hồn lãng mạn, “thích mới nới cũ” hoặc gặp người chồng không toại nguyện nên sinh ra tư tưởng phản bội “đồng sàng, nhị mộng”
Nói tóm lại, tình nghĩa vợ chồng trong cõi đời nầy là do nhân duyên (tương đồng hoăc tương phản) nên khi:
“Còn duyên thì kẻ đón người đưa, hết duyên thì đi sớm về trưa một mình!”.
VÕ VĂN BẰNG