Nhà văn Khái Hưng đã dựng lên một câu chuyện “Tiếng Dương Cầm”, dùng âm thanh, nhạc điệu nói lên nổi lòng của người khuyết tật:
Đó là vợ của Đoàn qua câu chuyện sau đây:
Minh và Đoàn là hai người bạn học cùng lớp. Nay Minh đã trở thành thầy giáo và Đoàn làm chủ một đồn điền, có vợ đẹp, con thơ, ô tô nhà lầu.
Một hôm, được tin Minh từ Hà Nội về Lạn Sơn thăm Đoàn bằng xe lửa. Đoàn liền cho tài xe đi đón tại ga gần nhà. “Ra khỏi ga, Minh đưa mắt nhìn khắp mọi nơi đều không thấy bạn ở đâu. Chàng vừa càu mày tỏ ý thất vọng, thì một người tài xế rời chiếc “Ô tô”đỗ bên đường đi lại gần chàng cất mũ chào và lễ phép hỏi:
-Thưa ngài, cháu hỏi không phải, ngài có phải là ông giáo Minh không? Minh vui mừng đáp:
-Phải, chính tôi. Ông Đoàn có nhà đấy chứ?
-Bẩm có, nhưng ông chủ con bận đi bắn để có gà Gô ăn bửa chiều nay, nên không thân đón ông được. Minh xua tay tỏ vẻ khoái lạc, nghĩ đến tài thiện xạ của bạn và đĩa gà Gô quay khói thơm nghi ngút…
Khi tới địa phận đồn điền, Minh nghe có tiếng súng nổ, liền bảo tài xế đỗ xe lại trên một ngọn đồi gần đấy. Cái bóng đen của Đoàn đội nón rộng vành rõ ràng in cắt trên nền trời xanh nhạt. Minh khom hai bàn tay đặt vào mồm gọi bạn:
-Anh Đoàn ! Tức thì một nhịp cười xa xa đáp lại và khoảng khắc, Đoàn đã theo sau con chó săn chạy thực mau xuống chân đồi, vừa thở vừa giơ cho bạn coi hai con gà Gô béo, lốm đốm chấm nâu. Minh khen:
-Giỏi nhỉ ! Tôi đã biết ngay rằng chiều nay thế nào cũng được chén gà Gô. Đoàn đáp lại bằng một dịp cười tự phụ rồi cùng bạn lên xe trở về ấp.
Ba năm xa cách, nay anh em mới lại gần nhau. Minh ngắm qua diện mạo bạn cũng đoán rằng bạn sung sướng: da thịt hồng hào, sức vong vạm vỡ, nhất là lời nói to và dõng dạc, tiếng cười ròn mà thẳng thắn, tỏ ra rằng bạn đương sống một cuộc đời đầy đủ, vô tư lự.
Mãi trả lời những câu hỏi ân cần, xoắn xuýt, Minh chưa kịp hỏi lại một điều thì ô tô đã vuợt qua cổng lớn và tiến vào trong sân, một cái sân cỏ xén bằng chằn chặn kế tiếp với cái nền lót gạch, ý chừng để phơi thóc.
Rửa mặt xong, chủ khách đi xem các phòng và các nhà phụ thuộc như nhà kéo mật, nhà làm đường, nhà chứa thóc…Minh luôn luôn khen:
-Đẹp quá nhì! mà chuyến trước tôi lên chơi nhà cửa còn ít hơn nhiều.
-Vâng, chính thế.
-Ngày nay, ấp anh mở rộng thêm, lại ngăn nắp hơn, gọn gàn sạch sẽ hơn nhiều lắm. Đoàn mĩm cười sung sướng.
Minh nói tiếp: – Ngày xưa còn đi học và trọ chung một nhà với nhau, tôi đã nhiều lần khó chịu về tinh bề bộn của anh. Thực tôi lấy làm lạ rằng anh đổi tính nết chóng thế!
Đoàn đáp: -Ở đời không có gì lạ hết. Khi đã xem xong các phòng dưới, nào phòng tiếp khách với cách trang hoàng nhã nhặn, nào phòng ăn với bàn ghế và tủ đánh xi bóng nhoáng, nào phòng sách sáng sủa, có cửa sổ tròn trông ra vườn, cảnh sửa sang rất có mỹ thuật.
Khách theo chủ bước lên thang gác, đến phòng ngủ riêng của mình để thay áo quần. Đi qua hiên gác, Minh vô tình thoáng nhìn vào một gian buồng. Một người thiếu phụ xinh đẹp dịu dàng ngồi bên một cái giường tre con. Thấy Minh, nàng đứng dậy chấp tay chào. Đoàn giới thiệu:
-Nhà tôi. Rồi quay vào phía trong bảo vợ:
-Anh Minh, bạn thân của tôi. Hai người lại ngả đầu chào một lần nữa, rồi Đoàn đưa Minh vào phòng. Ngắm nhìn mọi vật xếp đâu vào đấy, Minh cảm động vì tấm lòng chu đáo của bạn.
Thực vậy, từ cái màn ren mới mắc, tấm dạ giải mệm mới giặt cho đến chậu, thau mới đánh, bánh xà phòng, cái khăn mặt, cái bàn chải răng chưa dùng nhất nhất đều sạch sẽ, mới mẻ, bóng lộn và tỏ rằng có bàn tay âu yếm của một người nội trợ đảm đang chăm chỉ chạm qua…
Đúng bảy giờ, một đứa ở gái lên gác mời Minh xuống ăn cơm. Tuy cơm Việt Nam nhưng các món đựng trong đĩa lớn cùng một hạng và bày trên bàn vuông phủ khăng trắng xanh, dưới ánh sáng rực rỡ một cây đèn măng sông, đặt trên giá cao. Khách ăn món gì cũng khen ngon và chàng nói luôn:
-Anh có người bếp khá lắm! Đoàn đưa mắt liếc vợ, mĩm cười âu yếm!
-Các món nầy tự tay nhà tôi làm cả. Minh quay lại phía vợ bạn:
-Thưa bà, tôi xin có lời trân trọng thành thực khen tặng bà. Bà chủ, như cho rằng lời khen hơi quá đáng, cúi mặt nhìn xuống bát cơm, hai má hây hẩy đỏ..
Cái tính rút rè, bẻn lẽn ấy của một người thiếu phụ mười lăm, mười sáu cũng không nhút nhát, e lệ quá như thế. Lại một điều nữa, là suốt bữa cơm, vợ bạn không bàn, không nói nửa câu. Từ bát cơm ăn hết cho đến chén nước mắm cạn, bà chủ cũng chỉ đưa mắt ra hiệu cho người nhà lấy thêm mà thôi…
Thỉnh thoảng nàng lại đứng dậy, rón rén đi xuống bếp, chừng để bảo đem món ăn lên hay trông qua cháo gà Gô xem đã chín tới chưa. Nàng đi nhẹ nhàng như con rắn lướt trên đám cỏ đến nỗi Minh nhìn về phía nàng ngồi không thấy mới biết rằng nàng vừa xuống nhà.
Đến món tráng miệng, Đoàn trỏ đĩa đựng cam và chuối tiêu hảo hạng:
-Mời anh xơi, đây là quà vườn nhà, cả hoa cắm lo kia cũng vậy. Sáng mai tôi sẽ đưa anh ra vườn xem. Một lát, Đoàn lại hỏi Minh:
-Anh có lạnh không? -Không anh ạ. -Vậy ra sân uống cà phê nhé.
-Xin vâng. Hai anh em đứng dậy, tức thì bà chủ đưa mắt bảo người nhà chuyển cái bàn con và hai cái ghế ra sân, đặt dưới dàn hoa tiên thoang thoảng hương đưa. Đoàn quay lại bảo:
-Thôi mình ở trong nhà chẳng lạnh… Ngoan ngoản, nàng cất đĩa hoa quả vào tủ ăn, lật khăn bàn và những chiếc khăn ăn đưa cho một người nhà, rồi thông thả sang phòng bên.
Vạn vật cũng hớn hỡ ví như đón chào khách. Vừng trăng nửa vành đã treo lửng trên một trái đồi trước mặt. Hai người như cùng cảm động vì một sự dịu dàng, âu yếm. Chưa ai cất tiếng hỏi ai, chỉ yên lặng ngồi hút thuốc lá và nghe tiếng tí tách cùa nước cà phê chảy từng giọt từ cái lọc xuống cốc.
Bỗng Minh giật mình nhớn nhác trông quanh. tiếng đàn dương cầm vừa ở đâu bay lại lanh lảnh, trong trong, khi mau khi chậm, khi ríu rít như tiếng chim họa mi hót đổ hồi, khi lanh lảnh như hạt mưa vàng gieo trên làn nước bạc. Chàng tưởng tượng ngay ra một dòng suối trong chảy bên sườn non đâu đó. Hết một bài, đàn ngừng tiếng, Minh thở khoan khoái hỏi bạn:
-Ai đánh đàn thế, anh?
-Nhà tôi “… Đến đây, tác giả đã dùng tiếng đàn “Dương cầm” để đánh thức đôi bạn trở về với quá khứ không xa …
Cái thú vị của bạn bè là ngồi thưởng thức hương vị cốc cà phê nóng, nhìn những giọt cà phê tí tách rơi từ phin lọc và nghe nhạc êm dịu và tâm tình với nhau những kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu…
Và, ở đây, tác giả đã đem lại tiếng đàn “Dương cầm” từ trong nhà vọng ra làm cho Minh ngạc nhiên xúc động hỏi bạn và dĩ nhiên, Đoàn đáp lời với bạn một cách thành thật, đầy xúc đông và cao thượng về chuyện tình của mình. Đoàn nói:
-Hai năm về trước, một buổi tôi đến chơi nhà bạn cũ. Thoáng thấy bóng em gái bạn, nhà tôi ngày nay, tôi đem lòng yêu ngay. Rồi tôi thân đến xin cưới làm vợ. Tôi tuy mồ côi cha mẹ, nhưng song thân bạn tôi thấy tôi có học thức chút đỉnh và có nghề nghiệp chắc chắn nên cũng thuận gả.
Nhưng bạn tôi gạt đi, và bảo cho tôi biết rằng em gái có bệnh nặng. Tôi thì tự cảm thấy tôi yêu đến cực điển rồi, khó lòng mà lui được nữa, liền trả lời quả quyết “Bệnh nặng tôi cũng lấy” Tưởng tôi biết em gái mắc bênh gì rồi, bạn tôi cảm động ứa nước mắt, nắm chặc tay tôi thì thầm:
“Anh đã nhất định thương em tôi, tôi xin đa tạ lòng quí hóa của anh”.
Cưới về được ba hôm, tôi mới rõ nhà tôi câm. -Câm ?
-Nàng câm, nhưng ngày nay, tôi thường tự hỏi giá nhà tôi không câm thì liệu tôi có được hưởng hạnh phúc đầy đủ như thế nầy không ? Đoàn đứng dậy nói tiếp:
-Anh tha lỗi cho tôi, tôi lên gác bảo nhà tôi ngủ trước rồi tôi lại xuống ngay hầu chuyện anh.
Minh ngước mắt nhìn trời. Trăng thượng tuần buông xuống, cảnh vật yên lặng, một nụ cười yên lặng, chàng lẩm bẩm nói một mình:
-Hạnh phúc chỉ ở trong sự yên lặng.
Võ Văn Bằng