Sư kiện và thời sự của truyền thông quốc tế. Ngày 02/08/2019, tin RFI của Pháp, Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp ước hoả tiễn tầm trung, ký kết với Nga năm 1987. Ngay ngày hôm sau, 03/08, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper, trên đường công du Úc, tuyên bố Hoa Kỳ sẽ sớm khai triển loại hoả tiễn này ở châu Á để lấy lại cân bằng trước ưu thế áp đảo hiện nay của Trung Quốc. Ngày 03/08/2019 chính phủ Úc cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản lên án những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.Theo báo Canberra Times trong một tuyên bố chung sau cuộc họp tại Thái Lan ngày 01/08, ba ngoại trưởng mạnh mẽ lên án « những hành động đơn phương có thể làm thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng, như bồi đắp các đảo, xây các tiền đồn, quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp và những hành động khác gây tác hại môi trường biển » ở vùng Biển Đông.
Ngày 25/9/ 2018, TT Trump trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, TT Trump tố giác “Trung Quốc đã và đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử 2018 sắp tới của chúng tôi, sẽ diễn ra vào tháng 11.” Ngày 04/10/2018, Phó TT Mỹ Pence kiêm Chủ Tịch hiến định Thượng Viện Mike Pence, tố cáo TC xem TT Trump là đối thủ cần phải « thanh tóan ».
Đó chỉ là những sự kiện và thời sự tiêu biểu của các giới chức thẩm quyền lên tiếng chống TC bành trướng, xâm chiếm, quân sự hoá Biển Đông.
Còn Mỹ và đồng minh cùng đối tác Á Âu cả chục năm nay tăng cường hải quân, không quân lo tuần tra , bảo vệ tự do hàng hải, hàng không trong khi TC xâm lấn biển đảo của các nước láng giềng của TC ở Á châu Thái bình dương.
Chưa lúc nào tương quan chánh thức, toàn diện Mỹ – Trung xuống đến mức thấp nhất, xấu nhứt như hiện nay. Thấp đến mức Mỹ đang chiến tranh thương mại với TC. Giới chuyên gia quan ngại tình hình leo thang căng thẳng Mỹ – Trung có thể xảy ra chiến tranh Biển Đông với nhiều hậu quả nghiêm trọng khó lường được.
TC hiện CS đang bắt tay với Nga hậu CS với TT Putin vốn là một trung tá KGB của Liên xô, như mong tái lập Chiến Tranh Lạnh để chống Mỹ, Liên Âu và một số đồng minh của Mỹ ở Á châu như Ấn độ và Nhựt, Úc. Và những quốc gia này của Thế Giới Tư do thời Chiến Tranh Lạnh đang phối hợp thành một liên minh chống TC để bảo vệ con đường hàng hải huyết mạch qua Biển Đông.
Vùng Biển Đông, TC coi như ao nhà của họ. TC từng cho hàng chục máy bay Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông vài ngày sau khi Mỹ cho các “pháo đài bay” B-52 bay qua vùng biển lần 2 trong tuần. Những hình ảnh về cuộc tập trận đã được ‘báo đài’ của TC phổ biến tổng quát trong và ngoài nước.
Còn Mỹ thì mặc kệ tuyên bố Bộ Ngoại giao TQ nói không cho tàu thuyền hay phi cơ quân sự nào có thể khiến Bắc Kinh đánh mất quyết tâm “bảo vệ lãnh thổ”, Mỹ cứ cho tàu, máy bay chiến lược tuân tra. Như cho máy bay B-52 của Mỹ bay tuần tra gần quần đảo tranh chấp trên Biển Đông. Rồi Mỹ lại cho các pháo đài bay B-52 của Mỹ diễn tập tương tự trên Biển Đông. Bộ Quốc Phòng Mỹ khẳng định những hoạt động này nằm trong khuôn khổ chiến dịch duy trì hiện diện của các máy bay ném bom chiến thuật ở châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 26/9, Mỹ tiếp tục điều động B-52 từ sân bay quân sự ở Guam bay ngang qua Biển Đông để hội quân cùng 16 chiến đấu cơ của Nhật Bản, tiến hành tập trận tại biển Hoa Đông sát với TC. Mỹ cũng cho máy bay chiến đấu B-52H Stratofortress bay qua khu vực Biển Đông. Máy bay B-52 của Mỹ cũng thực hiện các chuyến bay tương tự trong tháng 8, mà gần đây nhất là cùng với máy bay chiến đấu của Nhật Bản.
Mỹ cho khu trục hạm Decatur của Hải quân Hoa Kỳ đi vào vùng 12 hải lý gần Đá Ga Ven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Mỹ lần đầu tiên tăng cường thêm cho Á châu Thái Bình Dương Hạm đội 3 cùng hoạt động với Hạm đội 7. Ngay thơqi Chiến tranh VN Mỹ có lúc đổ gần nửa trieu quân đánh CS Bắc Việt, Mỹ cũng chỉ để một Hạm đôi 7 trong vùng viển này mà thôi.
Các cuộc diễn tập khiêu khích qua lại diễn ra trong lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng từ kinh tế , thương mại, đến quân sự. Trung Quốc gần đây đã không cho một tàu chiến của Hải quân Mỹ ghé cảng Hong Kong.Trước đó, Mỹ quyết định trừng phạt một cơ quan thuộc Quân Uỷ Trung ương, cơ quan quyền thế quân sự nhứt của TC do Chủ Tịch Bình kiêm luôn chủ tịch vì mua chiến đấu cơ và hệ thống hoả tiễn đất đối không của Nga.Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh cũng như hủy bỏ cuộc đối thoại quân sự chung để phản đối. Các đồng minh của Mỹ cũng phối hợp tuần tra và bảo vệ tự do hàng hải Biển Đông như Mỹ. Hàn Quốc đồng minh Á châu thân thiết của Mỹ cho tàu chiến đi vào biển của TQ theo qui định vô ra vô hại, không cố ý nên không xin phép theo luật Biển quốc tế. Trung Quốc phẫn nộ lên tiếng cáo buộc Nam Hàn đã vi phạm luật pháp của Trung Quốc, theo tin của báo Wall Street Journal.Trước đó tàu chiến của Nam Hàn là Munmu, đã đi sát trong vùng 12 hải lý gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông.
Anh đồng minh thân thiết của Mỹ, từ Âu châu cũng cho tàu chiến vào Biển Đông bảo vệ tự do hàng hải. Một tàu chiến của Anh đã đi vào gần khu vực quần đảo Hoàng Sa,Trung Quốc đã phải điều hai máy bay trực thăng và một tàu chiến ra để theo sát tàu chiến HMS Albion của Anh.
Nhật lần đầu tiên cho tàu ngầm của Nhựt tham gia tập trận với nhóm tàu tấn công Ronald Reagan của Mỹ ở Biển Đông.
Để đương đầu lại, TC không ngần ngại tổ chức ngăn chận Mỹ và đồng minh. TC cho chiến đấu cơ và oanh tạc cơ Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông, chỉ vài ngày sau khi máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua vùng Biển Đông đang có tranh chấp.. TC cho phát hình trên truyền thông đại chúng của TC về diễn biến này để làm công tác quân, dân vận. Một đoạn phóng sự ngắn về sự kiện này được đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV phát.
Súng đạn thường vô tình, con người hay nhạy cảm, nhứt là quân lính TC được Chủ Tịch Tâp cận Bình xách động phục hồi giấc mộng đại Trung Hoa, tinh thần thượng tôn Hán tộc và TC là số 1 thế giới, nên quân nhân TC rất rất dễ dị ứng trước các phương tiện chiến tranh có cờ Mỹ, Nhựt, Hàn Quốc tuần tra Biển Đông. Chủ Tịch Bình từng tuyên bố Biển Đông là giang sơn gấm vóc của của Tổ Tiên Trung Hoa để lại, thì việc quân lính TQ nhấn nút, bóp có chống máy bay, tàu chiến của quân địch Mỹ, Nhựt, Hàn là một việc rất dễ xảy ra. Thông thường những đại chiến xảy ra là do những bất trắc nhỏ như thế./.
Vi Anh