Những ngày gần đây vấn đề Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam, và cụ thể đó là Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong quyền tài phán của Việt Nam theo luật quốc tế. Thế nhưng, Trung Quốc cứ cố tình gán ghép Bãi Tư Chính vào vùng biển đang tranh chấp.
Những lần trước đây khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, dùng quân đội tấn công ngư dân Việt Nam…, chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn chọn cách né tránh đối đầu với Trung Quốc, thậm chí còn bị tố cáo là ‘hèn với giặc ác với dân’.
Tuy nhiên, lần này chính quyền cộng sản khiến nhiều người khá bất ngờ khi công khai lên tiếng chỉ trích Trung Quốc xâm lược.
Trong một sự dè dặt người dân Việt Nam đang chọn thái độ ‘im lặng’, họ ‘im lặng’ không có nghĩa là họ làm ‘kẻ đứng bên lề’, họ cẩn trọng nhìn thái độ của cộng sản là có lý do chính đáng.
Hy vọng chính quyền cộng sản không chống giặc theo kiểu ‘cuội’
Đây Không phải là lần đầu Trung Quốc xâm lược và đã chiếm giữ rất nhiều phần lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Thế nhưng, chính quyền cộng sản cứ soen soét cái miệng rằng ‘vun đắp tình hữu nghị với Trung Quốc. Chưa dừng ở đó, nhiều tên giữ vai trò cầm đầu trong bộ máy cộng sản ríu rít chạy tới chạy lui đến Trung Quốc. Lần này cũng không ngoại lệ, một mặt bộ trưởng ngoại giao của cộng sản tố cáo Trung Quốc xâm lấn thì những tên khác giữ quyền lực cao hơn đi Trung Quốc và tuyên bố ‘không để thế lực thù địch gây chia rẽ, nào là củng cố tình đồng chí, đồng rận….”
Cụ thể, tay cầm đầu cộng sản là Nguyễn Phú Trọng “còn gọi là Trọng Lú” đứng trước hiện trạng đất nước đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng” đến nay Lú vẫn chọn thái độ “im thin thít…”
Nguyễn Thị Kim Ngân cầm đầu cái đám ‘nghị gật’ cộng sản vội vàng qua Trung Quốc. Trong chuyến đi này, Ngân được Tập Cận Bình ban cho ‘đặc ân bắt tay bắt chân’ và dặn dò chính quyền cộng sản VN rằng “nhìn vào đại cục” và đưa quan hệ hữu nghị giữa hai nước lên tầm cao mới…’, câu nói “nhìn vào đại cục” đầy ẩn ý khiến người dân thắc mắc “nhìn vào đại cục” có ý nghĩa gì.
Rồi trong cái gọi là “kỷ niệm 92 năm thành lập Quân đội Trung Quốc”, một đại diện Quân đội cộng sản Việt Nam hôm 30/7 lên tiếng khẳng định việc vun đắp cho tình hữu nghị bền lâu giữa Việt Nam và Trung Quốc là tâm nguyện của quân đội hai nước”
Những tên có quyền lực cao nhất, cầm trong tay sức mạnh quân sự cứ khăng khăng “coi giặc là bạn’ thì làm sao người dân dám đặt lòng tin vào cộng sản.
Người dân chỉ hy vọng cộng sản hãy vì lợi ích của đất nước và thực tâm, thực lòng chống giặc ngoại xâm Trung Quốc
Một trong những hành động thiết thực nhất có thể tạo được lòng tin nơi người dân là các lãnh đạo cầm quyền cộng sản tuyên bố rõ ràng và kêu gọi toàn dân đồng lòng chống giặc ngoại xâm là Trung Quốc. Đồng thơi, kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Trở lại với tình hình biển đông hiện nay, trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ dẫn lại thông tin về tình hình biển Đông để độc giả tham khảo và hiểu thêm về vận mênh đất nước
Những nước nào bị ảnh hưởng
Ngoài Việt Nam,và một số nước châu Á bị ảnh hưởng bới những bất bất ổn trên biển Đông, nhiều nước khác trên thế giới cũng bị ảnh hưởng
Điển hình, tại Hội thảo về Biển Đông thường niên lần thứ 9 diễn ra mới đây ở thủ đô Washington, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ đã mời các học giả đại diện các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Australia… đánh giá về những diễn biến căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Giáo sư về quản lý chính sách ở Đại học Keio, ông Toshihiro Nakayama cho biết Nhật Bản là nước “rất dễ bị tổn thương” trước những diễn biến tiêu cực trên Biển Đông.
Ông giải thích: “Nhật Bản phụ thuộc hoàn toàn vào giao thương… Hơn 90% giao thương của Nhật Bản lệ thuộc vào vận chuyển bằng đường biển. Do đó, Biển Đông là huyết mạch hàng hải hết sức quan trọng đối với Nhật Bản. Nếu con đường hàng hải đó bị chặn hoặc nếu một quốc gia đơn lẻ nào đó làm chủ vùng biển đó thì Nhật Bản sẽ rơi vào tình thế dễ bị tổn thương.”
Vì vậy, Nhật Bản “rất lo ngại trước ý đồ của Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông.” Trong khi đó, bà Pooja Bhatt, nghiên cứu sinh tiến sỹ của Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), khẳng định lập trường của New Delhi về vấn đề Biển Đông là “hòa bình, ổn định và an ninh dựa trên luật pháp và chuẩn mực được quốc tế chấp nhận, ủng hộ tự do hàng hải, tự do hàng không và thương mại không bị gián đoạn.” Bà Bhatt chỉ ra rằng Ấn Độ có nhiều lợi ích ở Biển Đông và cũng sẽ là một “nạn nhân” nếu vùng biển này xảy ra bất ổn.
Trong khuôn khổ chính sách đối ngoại “Hướng Đông,” Ấn Độ trong những năm qua đã tích cực tăng cường sự hiện diện về kinh tế, chính trị và quân sự với các nước xung quanh Biển Đông.
Cũng tại hội thảo, bà Bec Strating, giảng viên chính trị thuộc Đại học La Trobe (Australia), nhấn mạnh Australia cũng có lợi ích trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông và đây là ưu tiên trước hết của nước này.
Bà nêu rõ: “Chính sách được công bố của Australia trong những năm qua là bày tỏ mối quan ngại lớn đối với các cường quốc đang nổi thách thức luật lệ trên biển, trên không, và xem đó là mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực”.
Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc ‘bắt nạt’ ở Biển Đông
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã lên tiếng chỉ trích hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc ở Biển Đông, trong cuộc họp hôm 1/8 cùng với các bộ trưởng ngoại giao của các nước Đông Nam Á và một số quốc gia khác
Theo Reuters, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ thể hiện sự chia rẽ đang tiếp diễn giữa Washington và Bắc Kinh, dù ngay trước đó trong cùng ngày ông Pompeo đã gặp gỡ trực tiếp người đồng nhiệm Vương Nghị của Trung Quốc.
Ông Pompeo cho biết cả hai nước đều muốn cải thiện quan hệ Mỹ-Trung, nhưng gặp phải nhiều vấn đề như chiến tranh thương mại, tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ và bị nghi ngờ là công cụ gián điệp cho Bắc Kinh, vấn đề Đài Loan và Biển Đông.
“Chúng tôi đang làm việc với họ trên nhiều lĩnh vực”, ông Pompeo nói về Bắc Kinh. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất thẳng thắn về những vấn đề mà chúng tôi đang hi vọng Trung Quốc sẽ không hành xử như cách họ đang làm hiện nay và chúng tôi cũng đã nói về từng vấn đề đó”. Tại Bangkok, ông Pompeo cho biết ông đã thúc giục các đồng minh của Mỹ trong khu vực lên tiếng chống lại sự ép buộc của Trung Quốc ở Biển Đông.
Sơn Phạm Tổng hơp