BIỂN ĐÔNG: CÁC CƯỜNG QUỐC XÁC ĐỊNH BÃI TƯ CHÍNH THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM

0
712
Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Philip Davidson cho rằng Trung Quốc đang tấn công trật tự thế giới. (Ảnh: AFCEA International)

Trước đây, Trung Quốc vẫn thường đưa ra cái «đường lưỡi bò» và đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển Đông. Tuy nhiên, cách đây đúng ba năm (ngày 12/07/2016) cái “đường lưỡi bò” này đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye bác bỏ vì không  có cơ sở pháp lý.

Dẫu vậy, Trung Quốc đã dùng sức mạnh của kẻ ‘võ phu’ phớt lờ các cảnh báo và kêu gọi từ các nước trên thế giới, đồng thời tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo…nhưng thế giới lại im lặng.

Phải nói công bằng rằng, tại thời điểm  đó, nhiều cường quốc ít nhiều cũng lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Riêng Mỹ là có khả năng thay đổi cục diện, nhưng Mỹ dưới thời cựu tổng thống Obama lại không có phản ứng tích cực. Có lẽ vì thế, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội để xâm lược lãnh hải, lãnh thổ các nước láng giềng và đặt thế giới vào sự việc đã rồi.

Có lẽ, Trung Quốc không lường trước được thái độ của đương kim tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Ông Trump đã đẩy Trung Quốc vào các tình huống khó xử. Từ vấn đế Đài Loan, đến tranh chấp thương mại …. và bây giờ là biển Đông.

Mỹ yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt quấy nhiễu

Hoa Kỳ mới đây đã lên án Trung Quốc bằng những lời lẽ đanh thép, cáo buộc nước này có “hành vi bắt nạt” và “làm suy yếu hòa bình và an ninh” khu vực giữa lúc tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông.

Theo đó, trong thông cáo hôm 20/7/2019, được AFP và Reuters trích dẫn, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus nhận định: «Những vụ khiêu khíchlặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm ngăn trở việc triển khai các hoạt động dầu khí ngoài khơi các nước khác đang đe dọa an toàn năng lượng của khu vực ».

Bản thông cáo nhắc nhở, như ngoại trưởng Mike Pompeo đã « ưu ý» hồi đầu năm, «Trung Quốc với các biện pháp cưỡng bức  đã ngăn chận các nước thành viên ASE- AN tiếp cận nguồn năng lượng trị giá trên  2.500 tỉ đô la».

Cụ thể hơn, bà Ortagus tố cáo Bắc Kinh « sử dụng lực lượng dân quân biển để gây áp lực và đe dọa các quốc gia khác». Chính phủ Hoa Kỳ «kiên quyết phản đối việc cưỡng bức và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm  khẳng định yêu sách lãnh thổ». Washing- ton cũng yêu cầu Bắc Kinh « chấm dứt việc  quấy nhiễu này ».

Trên Twitter, giáo sư về Luật Biển quốc tế James Kraska của trường Hải Chiến Hoa Kỳ bình luận về sự kiện ở bãi Tư Chính : «Vi phạm trắng trợn UNCLOS ! Việt Nam nên kiện Trung Quốc theo phụ lục VII của Công ước, sẽ thắng».

Phải ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây của ông James Kitfield thuộc Trung tâm Nghiên cứu của Tổng thống & Nghị viện  Mỹ, Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Philip Da- vidson cho rằng với nỗ lực thống trị châu  Á, Trung Quốc đang tấn công trật tự thế giới, theo Yahoo News.

Khi đến thăm văn phòng Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ, chuyên gia Kitfield thấy một mô hình với tỷ lệ lớn của đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), một trong 7 hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng tại vùng biển quốc tế ở Biển Đông. Trong năm 2015 khi chúng được xây dựng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng công khai hứa hẹn sẽ không quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo này. Tuy nhiên, mô hình này cho thấy rõ ràng, Đá  Chữ Thập có các cơ sở quân sự hiện diện, bao gồm một đường bay và một bến cảng bảo vệ đủ lớn để chứa một tàu sân bay, tên lửa chống hạm và không đối đất.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta phải thừa nhận thế lực thực sự của Trung Quốc”, đô đốc Davidson nói với ông Kitfield, “Họ tuyên bố Biển Đông là lãnh thổ có chủ quyền của họ, và các đảo nhân tạo là nỗ lực của họ để bảo vệ lãnh thổ đó”.

Theo ông Kitfield, bằng cách dỡ bỏ “mặt nạ che đậy” và nhanh chóng bộc lộ động lực thực sự đằng sau việc xây dựng đảo, ông Tập đã tập thu hút sự chú ý của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương và các đồng minh của Mỹ ở châu Á, hơn bao giờ hết.

Bộ này đã lập biểu đồ quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc một cách chi tiết và nhận thấy tình hình đáng báo động. Hiện nay Trung Quốc có chương trình phát triển tên lửa đạn đạo hoạt động tích cực và đa dạng nhất trên thế giới, hoàn thành xong với một đội tàu ngầm mới. Trung Quốc cũng có một lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với khoảng 350 tàu, được tăng cường bởi lực lượng bảo vệ bờ biển lớn nhất, và “lực lượng dân quân biển” với những tàu đánh cá, những lực lượng đáp ứng yêu cầu của hải quân Trung Quốc, và thường xuyên quấy rối các tàu tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Trên 7 hòn đảo nhân tạo mới được quân sự hóa, Trung Quốc cũng rõ ràng đang cho  xây dựng các công trình trong chiến dịch nhằm thống trị các vùng biển gần đó, tạo cơ sở lâu dài cho các vũ khí, có thể đe dọa giao thông hàng không và tàu thuyền quốc tế. Số phi đội máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Trung Quốc đã vượt xa các đối tác của Mỹ trong khu vực.

“Những gì tôi có thể nói về hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, là nó chắc chắn không tương xứng với các mối đe dọa an ninh mà Trung Quốc phải đối mặt. Dường như không có mối đe dọa tương xứng nào đối với Trung Quốc có thể biện minh cho việc hiện đại hóa quân sự rất nhanh của họ”, đô đốc Davidson nói, lưu ý rằng tình trạng của các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đã không tăng rõ rệt trong cùng khung thời gian này.

“Vì vậy, theo ý nghĩa này, xu hướng hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là đáng lo ngại”, đô đốc Davidson nhấn mạnh.

Cơ hội cho Việt Nam

Trong một sự kiện có thể nói rằng bất thường khi hôm 25/07/2019, chính quyền cộng sản Hà Nội yêu cầu Trung Quốc « rút ngay lập tức » chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao cộng sản Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : «Việt Nam đã có nhiều biện pháp ngoại giao phù hợp, trao  công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, các lực lượng chức năng Việt Nam đã triển khai các biện pháp theo đúng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức các tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ».

Trong một diễn tiến liên quan, chính quyền cộng sản Việt Nam vừa ra thông báo rộng rãi về việc gia hạn thời gian hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính, một động thái được cho là “bất tuân” tiếp theo của Hà Nội sau khi khước từ yêu cầu của Bắc Kinh hồi tháng 6 là rút lại giàn khoan này, dẫn đến việc Bắc Kinh thực hiện lời đe dọa “hành động mạnh” bằng việc đưa tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 đến khu vực, theo tiết lộ của một chuyên gia nghiên cứu với VOA.

Thế nhưng, đây chỉ là những sự kiện nhất thời, mặc dù Hà Nội đã phản đối Bắc Kinh qua nhiều kênh và yêu cầu Bắc Kinh ‘rút tàu thăm dò ngay lập tức’ nhưng cho đến nay tàu thăm dò Trung Quốc vẫn chưa rời đi mặc dù Bắc Kinh cho đến nay ‘không xác nhận sự hiện diện tàu của họ trong khu vực’, theo AFP.

Trả lời VOA bên lề Hội nghị Biển Đông  thường niên lần thứ 9 do Trung tâm Ng- hiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ  chức ở Washington D.C. hôm 24/7 về làm sao Việt Nam có thể ngăn ngừa những vụ xâm phạm tương tự như thế trong tương lai, bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình Sức mạnh Trung Quốc tại CSIS, nói bà tin rằng ‘khởi sự kiện Trung Quốc sẽ là một bước đi rất hay’.

“Đó sẽ là một bước đi rất quan trọng và tôi sẽ không đánh giá thấp tác động của nó (đối với Trung Quốc),” bà nói. Mặc dù Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) được thành lập trong khuôn khổ UNCLOS không thể phán quyết về tranh chấp chủ quyền hay phân định ranh giới trên biển, nhưng họ có thể phán quyết liệu hành động của Trung Quốc có xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia ven  biển nào đó hay không. Đó là cách mà Ma- nila chọn để nêu vụ kiện hồi năm 2013 và  cuối cùng Tòa ra phán quyết có lợi cho họ. “Bên cạnh đó Việt Nam nên tăng cường xây dựng năng lực trên biển để làm tăng khả năng răn đe Trung Quốc,” bà Glaser nói thêm.

Phuong Nghi (tổng hợp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here