thương chiến Hoa Kỳ – trung quốc: lại được ‘hâm nóng’

0
544
Tổng thống Donald Trump.

Sau cuộc gặp ở Osaka (nhật Bản) hồi cuối tháng 6/2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý không tăng thuế nhằm vào số hàng hóa còn lại đồng thời tái khởi động đàm phán thương mại. Ông Trump cũng cho biết có thể dỡ bỏ một phần lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ bán linh kiện cho Huawei miễn là nó không đe dọa tới an ninh quốc gia…. Để tỏ thiện chí,

chính quyền Bắc Kinh cũng hưa hẹn mua nhiều nông sản từ Hoa Kỳ….Những thông tin tốt đẹp đó những tưởng rằng cuộc thương chiến Mỹ Trung đang tiến gần đến một kết thúc có hậu.
Thế nhưng, đúng như thế, vẫn là một chữ nhưng…Trung Quốc lại ‘lật kèo”, hôm 4/7/2019, Trung Quốc khăng khăng đòi hỏi Mỹ phải lập tức dẹp bỏ tất cả hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc như là một phần của thỏa thuận thương mại, và đòi hỏi Hoa Kỳ phải từ bỏ quan điểm giữ lại một số hàng rào thuế quan ngay cả sau khi đạt được thỏa thuận.
Trước thái độ ‘tiền hậu bất nhất’, của Trung Quốc, tất nhiên Hoa Kỳ phải phản ứng
Trong một diễn biến mới nhất, hôm 16/7/2019, phát biểu trong phiên họp nội các tại Tòa Bạch Ốc, tổng thống Donald Trump tuyên bố, “Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phải đi, thuế quan là điều mà Trung Quốc quan tâm. Nếu muốn, chúng ta có thể áp thuế thêm 325 tỷ USD hàng hóa. Vì vậy, chúng ta đang đàm phán với Trung Quốc về một thỏa thuận, nhưng tôi hi vọng họ không phá vỡ thỏa thuận mà chúng ta có”.
Đáp lại, phát biểu trong buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng: “Nếu Mỹ áp đặt mức thuế quan mới, điều này rõ ràng sẽ tạo ra những trở ngại cho các cuộc tham vấn thương mại song phương, cũng như khiến lộ trình hướng tới việc đạt được một thỏa thuận sẽ càng kéo dài.”
Lời tuyên bố này được người ta hiểu rằng, đây là một sự đe dọa và cũng là một lời kêu gọi.
Chắc chắn khi Cảnh Sảng nói như thế, Y cũng thừa hiểu rằng Hoa Kỳ chẳng phải vì một câu nói vu vơ đó
có thể thay đổi được thái độ của ông Trump.
Tuy nhiên, vấn đề người ta quan tâm hiện nay, nếu thương chiến kéo dài, Mỹ – Trung quốc, ai sẽ gục ngã trước.
Thực sự câu hỏi này chẳng khó trả lời, cứ nhìn vào thực trạng xã hội và kinh tế của mỗi nước, người ta sẽ có ngay câu trả lời

Kinh tế hoa Kỳ tăng trưởng và người nông dân ủng hộ tổng thống Trump

Theo khảo sát của Hiệp hội Kinh tế học Kinh doanh Quốc gia, các nhà kinh tế của doanh nghiệp nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong đó một nửa số nhà kinh tế được hỏi cho rằng GDP sẽ tăng trưởng trên 2% trong năm nay, so với con số 67% trong khảo sát hồi tháng 1/2019.
Dù giới truyền thông nỗ lực cảnh báo rằng, nông dân đang rời bỏ Tổng thống Trump vì cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, nhưng theo một cuộc khảo sát gần đây cho thấy đa phần cư dân nông thôn chấp nhận và ủng hộ những việc mà ông Trump đang làm, theo New York Post.
Năm 2016, nông dân Mỹ, bao gồm cả nông dân và các chủ trang trại của Mỹ, đã bỏ phiếu áp đảo cho ông Trump. Theo phân tích của Pew Research, ông Trump đã nhận được 62% số phiếu bầu từ nhóm người này, gần gấp đôi so với mức 34% của bà Hillary Clinton.
Nhưng nông dân cũng là một trong những nhóm cử tri chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh trả đũa thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Một số hãng truyền thông Mỹ đưa tin rằng nông dân đang rời bỏ Tổng thống Trump vì các chính sách thương mại của ông chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát gần đây của Gallup cho thấy, 53% cư dân nông thôn chấp nhận những việc mà tổng thống đang làm, NYP đưa tin.
Paul Molesky, một nông dân 32 tuổi, cũng là một trong số đó, mặc dù anh đã không ủng hộ Trump vào năm 2016. Molesky nói rằng anh thấy mình bị ấn tượng bởi hiệu quả công việc của Tổng thống.
“Mặc dù tôi đã không bỏ phiếu cho ông ấy, nhưng tôi đã rất ngạc nhiên với rất nhiều chính sách và rất nhiều hành động mà ông ấy đã thực hiện”, Molesky nói.
Theo NYP, có 2 triệu trang trại ở Mỹ, sản xuất gần 400 tỷ đô la các sản phẩm nông nghiệp được điều hành chủ yếu bởi các gia đình nông dân (95%). Họ là những người đàn ông và phụ nữ không chỉ “đặt thức ăn lên bàn của người dân Hoa Kỳ” mà thậm chí trên toàn cầu.
Megan Dwyer, 30 tuổi, là một nông dân thế hệ thứ tư ở Illinois trong một trang trại 700 mẫu, trồng ngô, đậu nành, cỏ linh lăng, và nuôi bò thịt. Hai phần ba số đậu nành của họ được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, vì vậy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã thực sự ảnh hưởng đến họ.
Megan thừa nhận rằng nông nghiệp đã trở thành mục tiêu dễ dàng để Bắc Kinh trả đũa các biện pháp thuế quan của Tổng thống Trump với hàng Trung Quốc.
“Trung Quốc biết rằng đây là một ngành công nghiệp và hàng hóa lớn đối với Hoa Kỳ, do đó, họ có thể dễ dàng đáp trả”, Megan nói với NYP. “Nhưng tôi cũng không đổ lỗi cho Tổng thống [Trump] về hoàn cảnh của mình”.
Bất chấp những lo lắng về tình hình làm ăn không chắc chắn, Megan nói rằng cô sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho Tổng thống Trump một lần nữa vào năm 2020, như cô đã làm vào mùa bầu cử năm 2016.
William Tabb, một nông dân khác ở Mississippi, cho biết: “Về mặt chính trị, tôi hoàn toàn ủng hộ những gì Tổng thống Trump đang làm với lập trường vững chắc về thương mại. Tất nhiên, nó (cuộc chiến thương mại) có tác động tiêu cực. Nhưng tôi nghĩ rằng, nó đã bị thổi phồng rất nhiều, bởi vì luôn luôn có những biến động của thị trường.”

Trung Quốc thấm đòn

Áp lực của Mỹ và môi trường thiếu lành mạnh trong nước đã làm cho kinh tế Trung Quốc hãm phanh. GDP giảm dần từ quý này sang quý nọ, chỉ còn 6,2% theo thống kê quý 2 năm 2019. Hàng ngàn công ty Trung Quốc đã phá sản. Vấn đề là không có thuốc trị, theo mô tả của các tờ báo Pháp.
Theo Le Figaro, Bắc Kinh không có giải pháp khả thi.
Trước hết, các biện pháp kích cầu đều thất bại. Tháng vừa qua, Trung Quốc bơm vào thị trường 300 tỉ đô la, không kể 80 tỉ được giải ngân hồi năm trước để hỗ trợ đầu tư qua một đại chương trình xây dựng đường sắt, nhà máy điện và phi trường. Chiến lược này đã từng được áp dụng trong hai lần khủng hoảng trước là năm 2009 và 2015. Bộ Chính trị sẽ bật đèn xanh cho một ngân khoản nữa vào cuối tháng này, bởi vì đảng Cộng sản Trung Quốc sợ nhất là bạo loạn xã hội do nạn thất nghiệp gia tăng không ngừng, hơn 5,1% theo số liệu chính thức. Ở các tỉnh miền nam, hàng ngàn nhà máy đóng cửa. Một số đã chạy sang Việt Nam.
Kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại nặng do chiến tranh thương mại, theo nhận định của chuyên gia tài chính Edward Moya của công ty Oanda. Bức tranh còn u ám hơn, vì nợ chiếm đến 250 % tổng sản lượng nội địa. Vụ ngân hàng Nội Mông Baoshang bị tái cấu trúc và ngân hàng nhà nước phải bơm vào hệ thống tài chính 127 tỉ đôla là một dấu hiệu báo động. Vấn đề là chính quyền Trung Quốc dường như vô kế khả thi : giải pháp giảm lãi suất để kích thích đầu tư đã được dự kiến, nhưng khó tránh được hệ quả làm suy yếu hệ thống ngân hàng và làm tăng lạm phát, khiến dân bất mãn.
Cùng quan điểm, nhật báo kinh tế Les Echos tiên đoán kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tăng trưởng trước ba cú «sốc» cùng lúc : công nghệ, tài chính và thương chiến. Do vậy, các biện pháp mới thúc đẩy tăng trưởng sẽ càng ngày càng ít hiệu quả.
Bị TT. Donald Trump tấn công, Trung Quốc bây giờ thấm thía ý nghĩa câu « đất lành chim đậu ». Phong trào doanh nghiệp « di tản » chưa ghi vào thống kê chính thức, nhưng tác động đến nhiều lĩnh vực. Les Echos kể ra một danh sách các tập đoàn có danh tiếng, từ xe hơi đến sản phẩm tiêu dùng đại chúng chạy qua Đài Loan và Đông Nam Á. Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh, Đài Loan là những vùng đất lành, nhưng với hệ quả không tránh khỏi là giá nhân công sẽ lên cao. Nhật báo kinh tế cho biết, Indonesia đã tiên liệu gió đổi chiều, tổng thống Joko Widodo thông báo hai quyết định song hành : cải cách hạ tầng giao thông và đơn giản hóa luật lao động để thu hút đầu tư.
Với những dẫn chứng trên, chắc hẳn độc giả cũng có thể dự đoán được kẻ thắng người thua trong cuộc thương chiến.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here