Những thông tin về hành vi xâm lược của Trung Quốc vào Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam cho đến nay vẫn được đưa các bên đưa ra một cách dè dặt.
Trong một động thái khác thường, ngày 19/07/2019, chính quyền cộng sản Hà Nội nêu đích danh tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam, tại khu vực Bãi Tư Chính, mà Việt Nam đang kiểm soát.
Tuy nhiên, lý do vì sao Trung quốc lại chọn Bãi Tư Chính để xâm lược, và mục đích của Trung Quốc là gì khi xâm lược vùng biển của Việt Nam.
Chúng tôi chỉ ghi nhận lại một vài sư kiện để quý độc giả quan tâm tham khảo.
Khởi đầu cuộc xâm lược
Sư việc xảy ra từ hôm 03/7, nhưng mãi đến hôm 12/07/2019 mới được báo chí tiết lộ, thoạt đầu là nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, sau đó là hãng tin Pháp AFP : Sau khi Trung Quốc đưa một chiếc tàu khảo sát dầu khí vào hoạt động trong vùng biển gần Bãi Tư Chính ở quần đảo Trường Sa hiện do Việt Nam kiểm soát, tàu cảnh sát biển Việt Nam đã được phái đến nơi theo dõi. Trong suốt một tuần lễ lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam phải đối mặt với một lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc hùng hậu đi theo hộ tống chiếc tàu khảo sát.
Người đầu tiên tiết lộ thông tin là ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ (Naval War College). Trong một tin nhắn Twitter gởi đi hôm 09/07, ông Martinson cho biết là kể từ ngày 03/07, chiếc tàu khảo sát dầu khí Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) số 8 của Trung Quốc « đã tiến hành khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại một vùng biển ở ngay phía tây quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát ».
Cũng theo giáo sư Martinson, chiếc tàu khảo sát được nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, trong đó ông nhận dạng được chiếc Hải Cảnh 37111.
Qua ngày mồng 10/07, cũng qua mạng Twittter, giáo sư Martinson tiết lộ thêm là «Việt Nam có vẻ như đang thách thức hoạt động này» của Trung Quốc. Tin nhắn có kèm theo một sơ đồ cho thấy 4 tàu hải cảnh Trung Quốc bị ba chiếc tàu của Việt Nam kèm chặt. Chuyên gia này nhận dạng được hai chiếc tàu kiểm ngư Việt Nam mang ký hiệu Kn-472 và Kn-468, cùng với chiếc tàu cảnh sát biển Nam Yết 207008.
Cũng hôm 10/07, ông Martinson tiết lộ thêm rằng trong số tàu hải cảnh Trung Quốc được phái đi hộ tống chiếc tàu khảo sát, có chiếc mang ký hiệu 3901, với lượng giãn nước hơn 10.000 tấn.
Theo các nhà quan sát, việc Trung Quốc lại cho tàu khảo sát vào bên trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát với cuộc gờm nhau giữa hai lực lượng cảnh sát biển có nguy cơ khơi dậy một làn sóng chống Trung Quốc mới tại Việt Nam, giống như vào năm 2014, khi Trung Quốc cho cắm giàn khoan dầu Hải Dương Thạch Du 981 sâu bên trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.
South China Morning Post cho biết là vào hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng không xác nhận tin tức về vụ đối đầu tại Bãi Tư Chính.
Theo ghi nhận của tờ báo Hồng Kông, Bãi Tư Chính là một khu vực nằm bên trong vùng mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, điều mà Trung Quốc bác bỏ. Đây là một khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí phong phú, nơi có hàng chục giàn khoan dầu Việt Nam hoạt động.
Bãi Tư Chính và lô 06-01
Thông tin do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative), trực thuộc CSIS ở Washington DC, công bố ngày 16/7.
Theo trung tâm nghiên cứu này, tàu Haijing 35111 trực thuộc Cảnh sát biển Trung Quốc, kể từ ngày 16/6, đã đi tuần ở khu vực cách bờ biển đông nam Việt Nam 190 hải lý.
Các chuyến đi của tàu Haijing 35111 xoay quanh lô 06-01, ở phía tây bắc Bãi Tư Chính (tên tiếng Anh, Vanguard Bank).
Lô dầu khí 06-01 thuộc dự án Đường ống khí Nam Côn Sơn, là dự án thành lập lần đầu năm 2000 giữa Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Tập đoàn BP và Tập đoàn Statoil.
Năm 2012, TNK thay thế BP trở thành đối tác chiếm phần vốn lớn thứ 2 của hợp doanh.
Năm 2013, Rosneft của Nga thay thế TNK.
Hiện nay, dự án là hợp doanh giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Rosneft Pipelines Vietnam và Perenco Pipelines Vietnam.
Tại lô 06-01, hiện có giàn khoan Hakuryu-5 thuộc Công ty Khoan Nhật Bản (JDC) điều hành đang tiến hành công tác khoan.
Theo thông tin trước đây của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, lô 06.01, bao gồm mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ, nằm ngoài khơi phía Đông Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cách bờ khoảng 370km.
Cần biết rằng vào tháng 7/2017 và tháng 3/2018, Trung Quốc từng gây đe dọa, buộc Việt Nam sau đó ngừng hoạt động thăm dò tại các lô của Repsol, công ty Tây Ban Nha.
Nhưng Rosneft của Nga vẫn tiếp tục thăm dò ở mỏ khí Lan Đỏ và Phong Lan Đại, cũng thuộc lô 06-01.
Theo Asia Maritime Transparency Initiative, vào tháng 5/2019, Rosneft giao cho giàn khoan Hakuryu-5 đào một mỏ khác trong lô 06-01, bắt đầu làm từ ngày 18/5.
Tàu Sea Meadow 29 và tàu Crest Argus 5 – là loại tàu AHTS chuyên dụng, cung cấp dịch vụ thăm dò, khai thác dầu khí – đã đi lại giữa Vũng Tàu và lô 06-01 từ tháng Năm để phục vụ giàn khoan Hakuryu-5.
Asia Maritime Transparency Initiative cho hay tàu Trung Quốc Haijing 35111 đã có hành vi “đe dọa gần các tàu này nhằm ra oai với họ”.
Hồi năm 2012, Trung Quốc tuyên bố mời thầu với hai lô này cùng 7 lô nữa ngoài khơi Việt Nam, nhưng không công ty nào tham gia.
Vào ngày 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc Haiyang Dizhi 8, bắt đầu thăm dò ở một khu vực gần lô 06-01.
Tàu Haiyang Dizhi 8 đang hoạt động thăm dò ở hai lô Riji 03 và Riji 27.
Hồi năm 2012, Trung Quốc tuyên bố mời thầu với hai lô này cùng 7 lô nữa ngoài khơi Việt Nam, nhưng không công ty nào tham gia.
Asia Maritime Transparency Initiative đánh giá hai lô Riji 03 và Riji 27 nằm trong 200 hải lý của Việt Nam.
Ít nhất 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi theo bảo vệ tàu Haiyang Dizhi 8.
Để phản ứng lại tàu Haiyang Dizhi 8, Việt Nam đã cử tàu cảnh sát biển đi theo sát tàu Trung Quốc.
Ít nhất hai tàu Việt Nam, KN 468 và KN 472, đã rời Vịnh Cam Ranh, đi theo phía Trung Quốc từ ngày 4/7.
Mục đích của Trung Quốc khi xâm lược lãnh hải Việt Nam
Một nhà quan sát cho biết, việc Trung Quốc triển khai các tàu bảo vệ bờ biển và tàu khảo sát tại Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) là nhằm ngăn chặn Việt Nam thúc đẩy lợi ích của mình trong khu vực trước khi đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin tối ngày 18/9.
Ông Hu Bo, giám đốc Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược Biển Đông, nói rằng khi các cuộc đàm phán về COC tiếp diễn, các bên liên quan đã thực hiện các bước “quyết liệt” để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình đối với các khu vực có trữ lượng dầu khí ở Biển Đông, để thiết lập một “hiện trạng đã rồi” vào thời điểm đạt được thỏa thuận. Bắc Kinh hy vọng COC sẽ được thông qua vào năm 2021.
Ông Bo nói: “Mục đích của Trung Quốc [khi cử tàu thăm dò địa chất Haiyang Dizhi 8 tới Biển Đông] là để ngăn chặn Việt Nam có diễn biến đơn phương đối với nguồn tài nguyên hydrocarbon”.
Sự tham gia của Bắc Kinh vào việc hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử COC ở Biển Đông làm dấy lên hy vọng về khả năng giải quyết tranh chấp, nhưng những người tham gia vào việc phác thảo các điều khoản vẫn có những mối lo ngại về sự chân thành của Trung Quốc, theo Reuters.
“Một số người trong chúng tôi ở ASEAN cho rằng đây chỉ là một phương cách ‘câu giờ’ của Trung Quốc”, một nhà ngoại giao cấp cao quen thuộc với các cuộc đàm phán nói.