Vi Anh
Dân số Hồng Kông chỉ có 7 triệu người mà truyền thông quốc tế cho biết có cả triệu người biểu tình (Chủ Nhựt 9- 06, 1 triệu người, cuối Chủ Nhựt 16- 06 lên gấp đôi hơn 2 triệu) . Đây là cuộc biểu tình lớn thứ hai tại Hồng Kông từ ngày vùng lãnh thổ này được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.
Theo nhiều tổ chức nhân quyền, đa số người biểu tình là bất bạo động. Nhưng hôm thứ Tư 12- 06, cuộc biểu tình đã leo thang, với hơi cay, đạn cao su do cảnh sát bắn vào dân biểu tình khi dân tìm cách tràn vào các tòa nhà chính phủ. Có 70 người bị thương, trong đó một phụ nữ bị hỏng một mắt, một người chết khi leo treo biểu ngữ.Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, cảnh sát đã sử dụng quá đáng đạn cao su và các công cụ trấn áp khác để giải tán người biểu tình, chủ yếu gồm các sinh viên.
Ngoài ra, việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, một lãnh đạo đặc khu hành chính tay sai của TC rất mất lòng dân, dùng chữ « bạo loạn » để chỉ các cuộc biểu tình đã gây sốc dư luận.
Nhưng trước khi thế biểu tình như triêu dang thác đổ chính quyền Hồng Kông /06/2019 hoãn lại việc thảo luận dự luật cho phép dẫn độ các nghi can sang Trung Quốc. Bà Đặc Khu Trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga dù đã xin lỗi dân HK, tuyên hứa đình hoãn dư luật dẫn độ vô thời hạn, nhưng sinh mạng chánh trị của Bà như chỉ mành treo chuông. Cuốc biểu tinh đòi hỏi Bà phải từ chức, huỷ bỏ dự luật dẫn độ. Và quan thầy của Bà ở Bắc Kinh đã họp tìm giải pháp trong đó không có Bà.
Ngoài cuộc biểu tình tuần hành ở Hồng Kông, các sự kiện tương tự cũng xuất hiện ở nhiều thành phố lớn trên thế giới như New York, Vancouver, Melbourne hay Tokyo.
Phong trào phản đối dự luật đã cuốn hút được đông đảo các tầng lớp xã hội ở Hồng Kông tham gia, từ học sinh – sinh viên, giới luật sư, doanh nhân và giới đấu tranh vì dân chủ, cho đến các cộng đồng tôn giáo.
Theo Reuters, gần 2000 người buôn bán nhỏ, cửa hiệu ăn, cửa hàng sách, văn phòng luật sư thông báo đình công trên internet. Khoảng 4000 giáo viên dự định tham gia vào cuộc tập hợp ngày mai trước trụ sở Nghị Viện.
Công đoàn lái xe bus kêu gọi chiến dịch chạy xe chậm gây trở ngại lưu thông. Trên Facebook 10 nghìn người ghi danh sẽ cắm trại gần khu vực các tòa nhà chính quyền.
Các siêu cường tư do dân chủ như Mỹ, Anh, Pháp chánh trực đứng về phía nhân dân đứng lên ủng hộ, như đang ủng hộ dân HK biểu tinh chong TC và nhà cầm quyến tay sai của TCở HK. Tiêu biểu, những văn phòng kiểm toán lớn của ngoại quốc như Deloitte, KPMG…, các cơ quan tư vấn và ba ngân hàng lớn của Hồng Kông (Standard Chartred, HSBC, Hang Seng) cũng cho phép các nhân viên muốn phản đối dự luật dẫn độ được làm việc từ xa. »
Lần lượt Liên Hiệp Châu Âu, Anh Quốc lên tiếng kêu gọi chính quyền Hồng Kông không thông qua dự luật này, lớn tiếng kêu gọi TC phải « tôn trọng » các quyền biểu tình và bày tỏ chính kiến của người Hồng Kông.
Riêng Anh Quốc, nước có thuộc địa cũ là Hồng Kông, kêu gọi chính quyền Hồng Kông ngừng thông qua dự luật đang bị đông đảo người dân phản đối. Trước Nghị Viện, thủ tướng Theresa May tuyên bố : « Chúng tôi lo ngại về hệ quả tiềm ẩn của dự luật ( dẫn độ), nhất là khi rất đông công dân Anh đang sống tại Hồng Kông ».
Ngoại trưởng Mỹ cho biết Tổng thống Trump sẽ nêu lên các cuộc biểu tình ở Hong Kong với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc họp song phương tiềm năng bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản trong tháng này. Ông Pompeo nhấn mạnh rằng “tổng thống luôn luôn là người mạnh mẽ bảo vệ nhân quyền”, và rằng việc ông Trump áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc cho thấy rằng nguyên thủ Mỹ sẵn lòng đối đầu với Bắc Kinh.
TC phản ứng gay gắt.Đáp trả tuyên bố của Bộ ngoại giao Mỹ, Văn phòng Ủy viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông, thúc giục Washington ngừng đưa ra những phát ngôn sai trái liên quan đến đề xuất sửa đổi Điều lệ Tương trợ pháp lý về tội phạm bị truy nã và các sự vụ hình sự.
Biểu tinh là chuyện phải làm. Như đồng bào VN, những anh chị em trí thức, những nhà đấu tranh cho tư do, dân chủ nhân quyền VN, ngưi dân yeu nước, yêu tự do dân chủ có người sanh sau, có người trải qua thời kỳ Chiến Tranh Quốc Cộng đã, đang sống trong gộng kềm CS mà vẫn chấp nhận vào tù ra khám để bày tỏ lòng yêu nước thương dân, tập họp, lên tiếng, đấu tranh chống CSVN độc tài đảng trị toàn diện và chống quân Tàu xâm lăng bờ cõi giang sơn gấm vóc của đất nước ông bà để lại cho con cháu Việt Nam.
Trong khi chưa có điều kiện nổi dậy bằng vũ khí giành lại những quyền bất khả tương nhượng của người dân, cuộc đấu tranh bằng biểu tình là một thượng sách. Ở đâu cũng vậy, có áp bức là có đấu tranh, áp bức càng nhiều sức bật càng cao mà biểu tình là thể hiện cuộc đấu tranh đông người, đấu tranh tập thể. Cuộc biểu tình thường có biểu ngữ giương cao, đeo hay cầm khẩu hiệu hô to nói lên nguồn gốc người biểu tình và nguyện vọng của cuộc biểu tình. Biểu tình thì phải có la ó, hoan hô, đả đảo, ca hát nhạc hùng, nói lên lời yêu nước, thương dân, tiếng tố cáo nhà cầm quyền hay kẻ thống trị gian ác.
Biểu tình là chuyện chung nên già trẻ bé lớn, nam phụ lão ấu gì cùng đi để chứng tỏ tinh thần đoàn kết cho mục tiêu chung, và thái độ không sợ đàn áp khi dẫn con cháu, gia đình theo. Thói thường, những nét đặc sắc này báo chí chú ý nhứt.
Về số người biểu tình, càng động càng tốt, nhưng thông thường ban đầu ít, lần lần mới có nhiều. Càng bị đàn áp càng nhiều người tham gia theo qui luật sức ép càng nhiều sức bật càng cao .Ở Tunisia có mấy trăm ngàn người. Ở Ai cập có cả nửa triệu lúc cao điểm. Ở VN cũng có cả 250 ngàn người biểu tình ở Vinh . Ở Ai cập có trẻ em đi với gia đình, có người tật nguyển ngồi trên xe lăn, có cầu nguyện, thì ở VN cũng đã có.
Hữu chí cánh thành. Chịu đựng, biểu tình lâu, số người sẽ tăng về lượng lẫn phẩm. Ở Ai cập nhiều nhân vật nổi danh đến với đoàn biểu tình. Như Khôi Nguyên Nobel Hoà bình, Cựu Giám đốc Kiểm soát Nguyên tử của Liên Hiệp Quốc từ Áo bay về cùng biểu tình với đồng bào. Như ngôi sao sáng của phim ảnh và truyền hình là Sherihan, đến biểu tình và nói với đài Truyền hình Á rấp Al-Jazeera mà nhiều người coi như CNN của Mỹ, rằng “ Đây thực là một cuộc cách mạng bình dân, thật văn minh, thật đáng kính”
Điều mà dân Hông Kong chỉ có 7 triệu làm được thì người Việt dân số gần 100 triệu làm được. Vấn đề biểu tinh lật đổ CS cầm quyền nay chỉ là chừng nào làm, chớ không phải nên hay không nên làm./. ( VA)