MỸ CỬ TÀU CHIẾN ĐẾN BIỂN ĐÔNG NGĂN CHẶN BÀN TAY TỘI ÁC CỦA TRUNG QUỐC

0
1289

Người đứng đầu lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ, Thái Bình Dương, Phó đô đốc Linda Fagan.

Với cái ‘lưỡi bò’tự vẽ Trung Quốc tự cho mình cái quyền ‘sở hữa’ 80% diện tích biển Đông. Nhưng nếu nói một cách chính xác hơn, với Trung Quốc 80% chứ cả biển Đông hoặc cả thế giới này cũng không thỏa mãn được lòng tham của Trung Quốc. Trở lại với vấn đề biển Đông, để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, Trung Quốc đôi khi áp dụng những thủ pháp rất “không bình thường” hay cứ nói trắng ra là xâm lược. Ví dụ, chính quyền Trung Quốc xây những đảo nhân tạo nhằm tăng cường sự kiểm soát đối với các khu vực lãnh thổ đang tranh chấp.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có trong tay một phương tiện nữa rất lợi hại để thực hiện mưu đồ này – đó là cái gọi “lực lượng dân quân biển” gồm các đội tàu đánh cá. Lúc bình thường thì “dân quân biển” đánh cá, nhưng trong trường hợp xảy ra xung đột (trên biển) với một quốc gia khác thì lực lượng “dân quân biển” này sẵn sàng hỗ trợ lực lượng quân sự Trung Quốc.
Hơn nữa, dân quân biển có một ưu thế đặc biệt: đó là không phải bất cứ một đối thủ nào (của Trung Quốc ) cũng có đủ sự cứng rắn cần thiết để nổ súng vào các tàu nhìn bề ngoài là tàu dân sự này.
Trung Quốc cũng biết rõ lợi thế của mình và họ đã tận dụng triệt để lợi thế đó.
Ngư dân Việt Nam đã từng là nạn nhân của hải quân vả cả “dân quân biển” của Trung Quốc. Và mới đây ngư dân Philippines được thêm vào danh sách nạn nhân của TQ. Philippines hôm 12/06/2018 lên án « hành động hèn nhát » của một tàu cá bị nghi là của Trung Quốc, đã đâm vào một tàu đánh cá Philippines rồi bỏ mặc tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Chiếc tàu này đã tông vào một tàu Philippines đang neo đậu gần Reed Bank, ngọn núi ngầm dưới biển mà Trung Quốc gọi là Lễ Nhạc ở Trường Sa, khiến tàu này bị chìm cùng với 22 thủy thủ, rồi bỏ đi.
Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố: «Chúng tôi cực lực lên án hành động hèn nhát của chiếc tàu bị nghi ngờ là của Trung Quốc vì đã bỏ mặc thủy thủ đoàn Philippines.
Đó không phải là hành vi của một dân tộc có trách nhiệm và hữu nghị ». Ông Lorenzana kêu gọi mở điều tra vụ đánh đắm tàu này, và có hành động ngoại giao để tránh những sự việc tương tự tái diễn.

Mỹ cử tàu đến Biển Đông đối phó với dân quân biển Trung Quốc

Tàu tuần duyên Hoa Kỳ USCGC Bertholf và USCGC Stratton cùng Hạm đội Bảy trú tại Yokosuka, Nhật Bản – đang được triển khai ở Biển Đông để góp phần “thực thi pháp luật và xây dựng năng lực trong hoạt động nghề cá”.
Trong một hội nghị, Phó đô đốc, Tư lệnh Vùng Thái Bình Dương của Tuần duyên Mỹ, bà Linda Fagan nói rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông và các nơi khác sẽ giúp thực thi chủ quyền của các quốc gia đối tác trong vùng biển tranh chấp, theo Bloomberg.
“Cảnh sát biển Hoa Kỳ đang tìm cách hỗ trợ các đối tác Thái Bình Dương trong khu vực”, bà Fagan nói.
Động thái của Hoa Kỳ được đưa ra khi nhiều quốc gia châu Á lo lắng về tình trạng Trung Quốc gia tăng yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông. Ngoài việc gia tăng lực lượng hải quân, Trung Quốc đã dùng 200 tàu cảnh vệ biển nhằm kiểm soát quân sự và trang bị cho lực lượng này các tàu lớn và các tàu dân sự.
Hồi tháng Ba, tàu tuần duyên Bertholf của Mỹ đã tham gia quá cảnh Eo biển Đài Loan. Tháng trước, chiếc tàu đã vào Biển Đông và tham gia một cuộc tập trận chung với hai tàu Philippines.
Trung Quốc đòi quyền kiểm soát phần lớn Biển Đông, dù tòa án quốc tế ở La Hay, Hà Lan năm 2016 đã ra phán quyết bác bỏ cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển.
Việt Nam và Philippines đã nhiều lần phàn nàn về việc bị các tàu tuần duyên Trung Quốc quấy rối. Các quan chức Philippines gần đây báo cáo về tình trạng dân quân Trung Quốc gia tăng hiện diện ở ngoài khơi ở Biển Đông.
Hôm thứ 10/6, hai tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc và 2 tàu dân quân bị phát hiện có mặt gần bãi cạn tranh chấp Scarborough, cảnh sát biển Philippines cho biết trong một tuyên bố.

Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here