BIỂN ĐÔNG: TRUNG CỘNG THẤM ĐÒN CỦA MỸ

0
855

Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson

Vi Anh

Mấy năm trời Trung Cộng mới nhận ra chiến lược, chiến thuật của Mỹ ở Biển Đông, điều mà Binh Thơ Tôn Tử của Trung Hoa cổ đại cho là thượng sách trong chiến tranh, là bất chiến tự nhiên thành. Nhưng TC hương ngoại du nhập chủ nghĩa Cộng sản, duy vật biện chứng pháp, xuất phát Âu châu chủ trương đấu tranh, chiến tranh địch và ta phải một mất một còn, nên không ôn cố tri tân.

Trong cuộc tranh chấp thế hải thượng của Mỹ và TC ở Biển Đông, TC dùng bạo lực, áp lực, dùng vũ khí chiếm cứ, quân sự hoá biển đảo của các nước láng giềng, bất chấp Luật Biển của quốc tế.

Nên thái độ hành động đầy tham vọng táo bạo đất đai, biển đảo ở Biển Đông ấy của TC không cần phải nhà quan sát theo dõi, chiến lược gia, mà bàn dân thiên hạ đều biết Trung Cộng hành động bạo ngược, vô pháp, vô thiên, vô căn cứ lịch sử gì cả. TC phản bác tài phán của Toà Trọng Tài quốc tế về luật Biển. TC bất chấp các siêu cường Âu Mỹ, các nước láng giềng của TC, mấy chục nước trong Hiệp Hội ASEAN, nhứt là các nước nạn nhân bị TC xâm lấn biển đảo như Đài Loan, Phi Luật tân, Việt Nam, Brunei đều biết, đều hận, đều chống TC. Chống TC đã đơn phương tuyên bố chủ quyền trên 90% Biển Đông, chiếm gần hết hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của VN, một phần bãi cạn Scaborough của Phi, giành giựt đảo Senkaku/ Điếu Ngư của Nhựt. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói trong một bài phát biểu hôm thứ Năm, 4/4, rằng ông không có nhiều lựa chọn ngoài việc ra lệnh cho quân đội ‘chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ cảm tử’, nếu một hòn đảo do Philippines kiểm soát bị đe dọa.TC cón thò tay lông lá, nhám nhúa xuống Mã Lai và Nam Dương, hai nước có đông dân số theo Hồi Giáo rất hận TC.

Hàng năm từ năm 1999 đến nay Trung Quốc ra lịnh cấm đánh bắt cá bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 16 tháng 8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc trở lên, truyền thông Trung Quốc đưa tin. Theo lịnh cấm này, các tàu đánh cá các nước sẽ bị lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc giám sát 24/24 về mọi hành vi vi phạm. Vì vấn đề Biển Đông, TC trở thành Anh Khổng Lồ một mắt ích kỷ chỉ biết mình, nên bị cô lập và trở thành cô đơn tận cùng cây số.

Còn Mỹ thì không tham vọng đất đai, không chiếm một tấc đảo, một mét biển nào của bất cứ nước nào ở Á châu Thái bình dương. Trái lại Mỹ còn giúp phương tiện, hậu thuẫn ngoại giao cho các nước bảo vệ biển đảo, và cùng Mỹ bảo vệ tự do hàng hải cho con đường hàng hải huyết mạch quốc tế qua Biển Đông. Mỹ tuần tra liên tục ể bảo vệ tự do hàng hải theo Luật Biển. Và khi tuần vào bên trong vùng 12 hai lý thì Mỹ nói đó là ‘ra vào vô hại’ theo luật quốc tế về biển.

Không những Mỹ và hai cường quốc cùa Tây Âu là Anh và Pháp cũng dấn thân nhập cuộc cho tàu chiến, máy bay xuất hiện để bảo vệ tự do hàng hải và chống TC quân sự hoá ở Biển Đông.

Trong khi Mỹ chuyển trục về Á châu Thái bình dương để bảo vệ tự do hàng hải qua các cuộc tuần tra, chớ Mỹ không chiếm một tấc đảo, một thước biển nào, thì TC lại tố cáo Mỹ ‘chú ý quá mức’ tới hoạt động Biển Đông. Đây quả thật là kiểu tuyên truyền vô căn cứ, kiểu vừa ăn cướp vừa la làng của TC. Đây là hành động khinh thường sự hiểu biết của quần chúng và coi thường công luận. Sự thật là chính TC chớ không phải Mỹ chú ý quá mức và hành động thái quá ở Biển Đông.

Mỹ trả lời êm ru nhưng kiên quyết. Đô đốc Richardson Tư lệnh Hải quân Mỹ khẳng định lực lượng này hoạt động ổn định ở Biển Đông trong nhiều thập kỷ qua, song Trung Quốc đang phản ứng thái quá. “ Thực lòng mà nói, các chiến dịch của chúng tôi đang nhận được nhiều sự chú ý hơn mức cần thiết trên truyền thông và đôi khi là từ Trung Quốc”.Bình luận của ông được đưa ra sau khi Mỹ khai triển hai tàu khu trục USS Preble và USS Chung Hoon tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên đá Ga Ven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 6/5. Hải quân Mỹ khẳng định đây là hoạt động nhằm “thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý và bảo đảm quyền tiếp cận các vùng biển theo luật pháp quốc tế”.Đô đốc Richardson trước đó nói rằng các hoạt động của hải quân Mỹ trên Biển Đông vẫn được duy trì và không có sự gia tăng trong những thập kỷ gần đây. “Tôi đã phân tích và có thể tự tin khẳng định mức độ hoạt động của chúng tôi ổn định trong nhiều thập kỷ”, Richardson nói. Trước phản ứng của Trung Quốc rằng họ coi hoạt động của hai tàu chiến Mỹ là “xâm phạm chủ quyền, phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự ổn định”, Richardson nói ông không còn cảm thấy ngạc nhiên. “Tôi đoán họ ngày càng nhất quán trong phản ứng trước những hoạt động này. Tôi chỉ muốn khẳng định rằng cách tiếp cận của hải quân Mỹ trước sau như một. Chúng tôi không làm bất cứ điều gì mang tính khiêu khích”, Richardson cho hay.

Chiến tranh hay tranh chấp chánh trị, mục đích chánh, cứu cánh tối hậu vẫn là lợi ích về dân chúng, tài nguyên, thương mại, hay đất đai, biển đảo. Mỹ không có tham vọng đất đai, nhưng Mỹ cần tự do hàng hải, là quyền lợi cốt lõi của Mỹ ai xâm phạm Mỹ có thể giải quyết bằng biện phap quân sự. Biển Đông là con đường hàng hải huyết mạch của Mỹ. Ở phía bắc Mỹ có hai đồng minh, Nhựt và Hàn Quốc, và gần 100 ngàn quân Mỹ và một số căn cứ chiến lược trú đóng để bảo vệ cho hai đồng minh và phòng chống hai chế độ Cộng sản TQ và Bắc Hàn.

Và Mỹ cũng có một mối lợi thương mai rất lớn do đà banh trướng của TC. TC hao nhân tài vật lực ở Biển Đông, còn Mỹ thì trúng mối bán vũ khi dài dài cho các nước trong vùng Á châu Thái bình dương.

Tổng thống Donald Trump nói số vũ khí mà Mỹ bán cho hai đồng minh Nhựt và Hàn Quốc, đối tác Đài loan đơn vị tính bằng tỷ Mỹ kim, và tổng số hàng trăm tỷ nổi chìm chớ không ít. Nga, TC đừng mong xen vào. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8-11-2018 công bố thương vụ bán vũ khí của Mỹ cho các chính phủ ngoại quốc đã tăng 33% trong tài khóa 2018 (kết thúc vào ngày 30-9 vừa qua), đạt 55,6 tỷ USD so với 41,93 tỷ USD trong tài khóa 2017.

Xin ghi một số con số mua bán vũ khí cho vùng này mới đây, đơn vị là tỷ Mỹ kim. Chính phủ Mỹ hôm 17 Tháng Năm, loan báo việc bán số võ khí trị giá khoảng $1 tỉ cho Nam Hàn, Nhật và Canada. Nhật Bản đang cân nhắc khai triển hệ thống lá chắn hỏa tiễn Aegis trên đất liền (Aegis Ashore) và hệ thống phòng không Patriot PAC-3 cải tiến, để bắn hạ các hỏa tiễn của CS Bắc Hàn nếu xâm phạm không phận và lãnh thổ nước này.Đơn giá lên tới 18,5 triệu USD cho mỗi hoả tiễn đánh chặn, một con số quá đắt đỏ, nhưng với tình thế hiện tại, xem ra Nhật Bản không ngại giá cả, dễ móc hầu bao. Đài Loan mua 500 triệu. Mỹ gỡ cấm vận cho CSVN được mua vũ khi sát thuong của Mỹ. Tin VOA ngày 01/08/2018 “Việt Nam ‘đặt mua’ gần 100 triệu đôla vũ khí Mỹ./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here