Những người bán hàng với những túi tiền vô giá trị tại quầy hàng của họ ở chợ trời Maracaibo. (Ảnh: Meridith Kohut/The New York Times)
Từ một quốc gia giàu có bậc nhất Nam Mỹ, Venezuela trượt dốc và rơi vào vùng xoáy khủng hoảng, đây là một sự sụp đổ tồi tệ nhất không phải do chiến tranh trong vòng 45 năm qua, theo bài bình luận của New York Times.
Theo một bài báo được viết bởi Anatoly Kurmanaev trên tờ New York Times, sự sụp đổ của nền kinh tế Venezuela thậm chí đã vượt qua sự sụp đổ của Zimbabwe dưới thời Robert Mugabe, hay sự sụp đổ của Liên Xô và khủng hoảng ở Cuba trong những năm 1990.
Các nhà kinh tế nói, khủng hoảng của Ven- ezuela là sự sụp đổ kinh tế lớn nhất ngoài thời kỳ chiến tranh trong ít nhất 45 năm. “Thật khó mà tưởng tượng về một thảm kịch của con người ở quy mô như thế này ngoài thời chiến”, Kenneth Rogoff, giáo sư kinh tế học tại Đại học Harvard và cựu chuyên gia tại Quỹ tiền tệ Quốc tế (I.M.F), nói, “Đây sẽ là một bài học của các chính sách tai hại trong nhiều thập kỷ tới”.
Các chuyên gia tại I.M.F đánh giá rằng, không giống như những quốc gia có nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá như Libya đầu thập niên này hoặc Lebanon trong những năm 1970.
Venezuela, ở một thời điểm từng là quốc gia thịnh vượng nhất Mỹ Latinh, đã không bị sụp đổ bởi xung đột quân sự. Thay vào đó, các nhà kinh tế nói rằng, lý do cho thảm cảnh của Venezuela bắt nguồn bởi chính quyền yếu kém, tham nhũng và các chính sách sai lầm của chính phủ Nicolás Madu- ro và người tiền nhiệm Hugo Chávez – đã thúc đẩy lạm phát phi mã, đóng cửa các do- anh nghiệp, và đưa đất nước vào tình cảnh bị lụn bại.
Trong những tháng gần đây, chính quyền Tổng thống Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn và khiến nó trở nên tê liệt hơn.
Khi nền kinh tế của đất nước lao dốc, các băng đảng vũ trang nắm quyền kiểm soát toàn bộ thị trấn, các dịch vụ công cộng sụp đổ và sức mua của hầu hết người Veneuzu- ela chỉ còn vài kg bột mỗi tháng.
Ở trong các chợ, những người bán thịt bị tấn công bởi tình trạng thường xuyên mất điện khiến họ phải bán tháo vào cuối chiều. Những người lao động nay bới rác ở những đống rác để tìm thức ăn thừa và nhặt nhạnh nhựa tái chế.
Tại Maracaibo, một thành phố có 2 triệu người ở biên giới Colombia, gần như tất cả những người bán thịt ở chợ chính đã ngừng bán thit, thay vào đó là những nội tạng, bạc nhạc và móng bò, là những protein động vật duy nhất mà nhiều khách hàng của họ vẫn có thể mua được.
Gần đây, chính quyền Tổng thống Trump đã ban hành các chế tài trừng phạt đối với công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela, kh- iến chính phủ gặp khó khăn hơn trong việc bán hàng hóa chính là dầu mỏ. Cùng với lệnh cấm vận của Mỹ đối với giao dịch trái phiếu Venezulea, khiến Venezuela khó nhập khẩu bất kỳ hàng hóa nào, kể cả thực phẩm và thuốc men.
Maduro không nhận ra yếu kém của mình mà chỉ biết đổ lỗi cho Hoa Kỳ và các đồng minh cho nạn đói lan rộng và thiếu nguồn cung cấp y tế – nhưng hầu hết các nhà kinh tế độc lập nói rằng, cuộc suy thoái đã bắt đầu nhiều năm về trước khi có những lệnh trừng phạt.
“Chúng tôi đang chiến đấu một trận chiến bạo liệt chống lại các lệnh trừng phạt quốc tế khiến Venezuela mất ít nhất 20 tỷ đô la trong năm 2018”, Maduro nói với những người ủng hộ trong bài phát biểu gần đây. Tình trạng thiếu hụt đã khiến phần lớn dân số chìm trong cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng sâu sắc, mặc dù một nhóm nòng cốt các tướng lĩnh hàng đầu của quân đội và các quan chức cấp cao vẫn trung thành với Maduro, để có thể khai thác các tài nguyên còn lại để tồn tại hoặc thậm chí làm giàu cho bản thân họ thông qua các phương tiện bất hợp pháp.
Venezuela đã mất đi một phần mười dân số trong 2 năm qua khi người dân đã chạy trốn, thậm chí họ còn thực hiện những chuyến đi vất vả băng qua những ngọn núi, gây ra một cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất từ trước đến nay ở Mỹ Latinh. Theo I.M.F, siêu lạm phát Venezuela dự kiến sẽ đạt 10 triệu phần trăm trong năm nay.
Tham khảo New York Times