LẬT LẠI VỤ THẢM SÁT THIÊN AN MÔN

0
802

Biểu ngữ trong phong trào dân chủ Thiên An Môn của giới học sinh sinh viên: “Cho chúng tôi dân chủ hoặc cho chúng tôi cái chết”. ĐCSTQ đã chọn vế sau, tàn sát nhân dân của mình. (Ảnh: upmitter.com).

Gần đây, 4 nhân chứng sống trong vụ thảm sát Thiên An Môn cách đây 30 năm đang sống lưu vong ở nước ngoài đã nhận lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), họ kể lại những gì đã xảy ra còn trong kí ức của họ về tội ác của chính quyền Trung Quốc.
Họ là Nghiêm Gia Kì (Yan Jiaxuan), Vương Quân Đào (Wang Juntao), Vương Đan (Wang Dan) và Tô Hiểu Khang (Su Xiaokang). Ông Nghiêm Gia Kì nói rằng, nếu không có chính nghĩa, Trung Quốc sẽ không có tương lai.
Vào ngày 3/6/1989, trong màn đêm dưới ngọn đèn lồng tại Quảng trường Thiên An Môn, có rất nhiều sinh viên trẻ yêu nước kêu gọi dân chủ cho Trung Quốc. Ông Ng- hiêm Gia Kì cũng là một trong số những trí thức tham gia vào cuộc biểu tình của sinh viên, khi đó ông là Giám đốc Viện nghiên cứu chính trị thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, theo bản tin hôm 14/5 của VOA.

Nổ súng tại Quảng trường Thiên An Môn

Ông Nghiêm kể lại, quân đội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu nổ súng tại Quảng trường Thiên An Môn, lúc đó có hàng trăm ngàn người ở khu vực này. Quân đội và xe bọc thép tiến đến quảng trường theo nhiều hướng khác nhau, sự tàn bạo và khủng bố đẫm máu đang đến gần, nhưng ông Nghiêm và những sinh viên không hề hay biết.
Gần nửa đêm, ông Nghiêm rời quảng trường đi về nhà, ông vẫn chưa nhận thức được sự nguy hiểm. Cho đến 1 – 2 giờ sáng hôm sau, đột nhiên ông nghe thấy tiếng súng, như tiếng pháo nổ, nhưng âm thanh to hơn và chói tai hơn nhiều. Ông liền chạy ra ban công để xem, nơi ông có thể quan sát thấy con đường Đông Trường An dày đặc ánh đèn flash, lúc đó ông mới biết ĐC- STQ đã cho nổ súng, ông cảm nhận được Trung Quốc sắp biến đổi.
Ông Vương Quân Đào, cựu sinh viên Đại học Columbia, người mà ĐCSTQ xem là “bàn tay đen phía sau bức màn” của phong trào dân chủ Thiên An Môn. Ông Vương nói với VOA, đêm đó, trong biển người mênh mông gần khu Ngũ Khỏa Tùng ở Bắc Kinh, ông nhìn thấy một chiếc xe quân sự mui trần đang đậu dưới đèn đường sáng mờ, các quân nhân không ngừng nổ súng.

‘Chính trị Trung Quốc có nguy cơ đại thụt lùi’

Ông Vương Quân Đào vẫn còn nhớ một xác chết nằm giữa đường, lần đầu tiên ông cảm nhận được thế nào là “chết không nhắm mắt”, gương mặt người đó nhìn lên trời, đầu vẫn đang chảy máu, lúc đó ông cảm thấy da đầu mình tê cứng lại.
Khoảnh khắc đó khiến ông Vương cảm nhận, 1 ngày đau thương đã đi vào lịch sử Trung Quốc, chính trị Trung Quốc có nguy cơ đại thụt lùi.

Chính phủ Trung Quốc nổ súng vào sinh viên

Còn ông Vương Đan, lúc đó là sinh viên lãnh đạo phong trào dân chủ Thiên An Môn, cho biết, vào tối ngày 3/6, ông có nghe tin tức về vụ nổ súng, phản ứng đầu tiên của ông là không dám tin vào sự thật. Ông Vương Đan nói rằng: “Liên tiếp có rất nhiều bạn học đi tìm điện thoại công cộng trên đường Trường An, nói rằng chính phủ đã nổ súng rồi. Ban đầu, tôi vẫn không dám tin điều đó, sau đó càng ngày càng nhiều người nói, dĩ nhiên, tôi biết đây là sự thật. Tối đêm hôm đó mặc dù đã như thế, tôi vẫn cứ không dám tin”.
Vài ngày sau vụ nổ súng, thủ lĩnh sinh viên phong trào dân chủ Thiên An Môn vẫn không thể phục hồi tinh thần sau cú sốc lớn.
“Mất khoảng 2-3 ngày sau, tôi không suy nghĩ được gì. Bạn cũng biết đó, nếu cú sốc quá lớn, não sẽ trở nên tê liệt. Vì vậy trong hai ngày đó, về cơ bản, tôi không nghĩ được gì cả, tôi hoàn toàn rơi vào tình trạng tê liệt và quá sốc”, Vương Đan nói với VOA. Tô Hiểu Khang, chủ bút kênh truyền hình bình luận chính trị “He Shang”, phổ biến ở Trung Quốc vào những năm 1980, nói với VOA: “Tôi không ngạc nhiên chút nào. Tôi biết ĐCSTQ sẽ nổ súng. Đặng Tiểu Bình đã biến mất sau cuộc diễu hành ngày 27/4. Lúc đó, xã hội đồn rằng ông ta đi trốn. Gia đình họ Đặng đều đi trốn. Ông ta đâu có đi trốn, ông ta đi điều động quân đội!”.
Ông Tô nói: “Lúc đó chúng tôi đều biết, nếu những sinh viên, trí thức và ông Triệu Tử Dương (khi đó là Tổng Bí thư Trung Quốc) không có sự hợp tác tốt để gắng nghĩ cách ngăn chặn Đặng Tiểu Bình, thì họ chắc chắn sẽ nổ súng”.
Sau khi nổ súng trên quảng trường Thiên An Môn, truyền hình và báo chí Trung Quốc không ngừng phát hành lệnh truy nã 21 sinh viên lãnh đạo phong trào và 7 trí thức. Cả 4 người gồm Nghiêm Gia Kì, Vương Quân Đào, Vương Đan và Tô Hiểu Khang, không ai thoát khỏi “danh sách đen” truy nã của ĐCSTQ. Và cho dù dấn thân trên con đường nguy hiểm phải sống lưu vong, hay đánh mất tuổi thanh xuân sau song sắt, cuối cùng họ cũng trở thành những người lưu vong nơi đất khách quê người.

Thảm sát Thiên An Môn, ‘căn nguyên từ nội bộ ĐCSTQ’

Ông Tô Hiểu Khang, người đang sống lưu vong ở Hoa Kỳ, tiết lộ: “Phát sinh vụ thảm sát năm 1989, nguyên nhân căn bản đến từ nội bộ Đảng”.
Ông Tô cho biết, sau khi ông Hồ Diệu Bang chết, các lực lượng thủ cựu trong đảng đã tìm cơ hội xử lý Triệu Tử Dương. Ngay cả nếu không có phong trào của sinh viên, cũng có thể sẽ có cái gì đó “bứt dây động rừng”. Nói tóm lại, Triệu Tử Dương chắc chắn phải bị hạ đài.
Theo quan điểm của ông Tô, mục đích phe thủ cựu tấn công Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, vì họ muốn sắp xếp con cháu của họ vào ĐCSTQ. Trần Vân (Chen Yun), Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương ĐCSTQ lúc bấy giờ nói: “Xem ra những đứa con cháu của chúng ta nối ngôi vẫn yên tâm hơn”.
Cựu giáo sư Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Hác Kiến (Hao Jian) – người từng chứng kiến thảm sát Thiên An Môn – nói với Ap- ple Daily Hồng Kông rằng quân đội Trung Quốc đã nổ súng vào lúc 10 giờ tối, và: “ĐCSTQ sợ nhất là quân đội không nổ súng vào thời điểm đó, nếu không nó sẽ gây ra một biến cố chí mạng cho chính quyền này”.
Khi quân đội ĐCSTQ đến, giáo sư Hác Kiến đang ở gần đường Nam Trường, phía tây quảng trường Thiên An Môn, những người lính lấy khiên và mang theo súng tấn công, trước mặt giáo đó cách đó chừng 20- 30m có sinh viên đang chụp ảnh, giáo sư kể lại “Đèn Flash của máy ảnh vừa chớp lên, một viên đạn lập tức được bắn ra, tôi tận mắt nhìn thấy có hai học sinh ngã xuống đất”.
Sau một đêm đẫm máu, giáo sư trở lại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, khi đi qua Đại học Khoa học Chính trị, ông nhìn thấy thi thể của năm nạn nhân trong sảnh chính vẫn đang còn chảy máu, có người đầu bị xe tăng cán nát, dây ruy băng nhuộm màu đỏ máu xiết sâu vào gò má.

Trung Quốc cần phải tuyên bố lại về thảm sát Thiên An Môn

Ông Nghiêm Gia Kì nói rằng, ở nước ngoài, mọi người biết rằng sự kiện xảy ra ngày 4/6 (Lục Tứ) trên quảng trường Thiên An Môn là một vụ thảm sát, nhưng ở Trung Quốc, Lục Tứ vẫn được gọi là “cuộc bạo loạn phản cách mạng”.
“30 năm rồi, Trung Quốc chắc chắn sẽ thay đổi, và mọi thứ sẽ đảo ngược”, ông Ng- hiêm nói với VOA, “Trung Quốc đại lục cần phải tuyên bố lại Lục Tứ không phải là một cuộc bạo loạn, là một vụ thảm sát, là tội ác của ĐCSTQ đối với nhân dân”.
“Chỉ cần sự thật Lục Tứ chưa được khôi phục, con đường phía trước Trung Quốc sẽ bước không qua”, “nếu không có chính nghĩa, đất nước này sẽ không bao giờ có tương lai”, ông Nghiêm nói.
Phong trào dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989 bắt nguồn từ ngày 15/4/1989, sau cái chết của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Diệu Bang, đã kích hoạt phong trào sinh viên Bắc Kinh đấu tranh giành tự do dân chủ, và nhanh chóng lan rộng ra cả nước.
ĐCSTQ đã sử dụng xe tăng và xe bọc thép vào sáng sớm ngày 4/6 để tàn sát sinh viên và người dân trên Quảng trường Thiên An Môn, số người chết và bị thương trong vụ thảm sát Thiên An Môn vẫn là con số bí ẩn. Theo Tài liệu giải mật của Tòa Bạch Ốc năm 2014, trong thảm sát Thiên An Môn, có khoảng 40.000 người thiệt mạng và bị thương, và khoảng 10.454 trong số họ đã chết.

Hoa Minh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here