HOA KỲ CẢNH BÁO NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC TẠI BIỂN ĐÔNG

0
682
160613-N-AT895-387 NORFOLK (June 13, 2016) Chief of Naval Operations (CNO) Adm. John Richardson is the presiding officer for Adm. Bill Gortney's retirement on board USS George Washington (CVN 73). Gortney most recently commanded North American Aerospace Defense Command and U.S. Northern Command and is retiring after 39 years of service in the U.S. Navy. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 1st Class Nathan Laird/Released)

Đô đốc John Richardson – Mỹ sẽ đối xử với lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc như hải quân của họ ở Biển Đông.

Trung Quốc vẫn từng tuyên bố rằng: biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ. Nhiều quan chức quân đội của Trung Quốc đã từng hung hăng đòi đáng đòi giết đòi đâm đòi chém… bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào xâm phạm biển Đông.
Tuy thế, không phải Trung Quốc lồng lộn lên là người ta sợ. Ngoài các cường quốc như Anh, Pháp, Mỹ, Úc Nhật… không công nhận đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc, nhiều quốc gia trên thế giới và Tòa trọng tài quốc tế cũng không cộng nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông chỉ bằng cái ‘lưỡi bò’ do Trung Quốc tự vẽ tự tuyên bố.
Chính vì thế, các cường quốc vẫn thường xuyên cho tàu chiến, máy bay trinh sát và thậm chí là máy bay chiến lược đến tuần tra tại biển Đông.
Trong khi đó, sau rất nhiều nỗ lực các nước trong khối ASEAN mới đạt được thỏa thuận xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông (gọi tắt là COC).
Trên thức tế, Trung Quốc không muốn có bất cứ một thỏa thuận nào với các nước khác về biển Đông, và mặc nhiên coi biên Đông là của riêng. Tuy nhiên, trước áp lực của các cường quốc và các quốc gia có tranh chấp chủ quyền nên vào năm 2017, Trung Quốc miễn cưỡng đẩy nhanh cuộc thương lượng về COC, vì thấy rằng với bộ quy tắc ứng xử này, Trung Quốc sẽ thực hiện được mục tiêu ngăn chận Hoa Kỳ và các đồng minh can thiệp vào Biển Đông với lý do bảo đảm quyền tự do hàng hải và duy trì ổn định khu vực, như nhận định của Huang Jing, một chuyên gia Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore. Với bộ quy tắc COC, Trung Quốc sẽ có thể nói với Mỹ rằng :” Xem này. Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với nhau rồi, không cần Mỹ và các nước khác xen vào chuyện của chúng tôi.”
Cũng theo lời chuyên gia này, bộ quy tắc ứng xử còn phù hợp với mục tiêu của Bắc Kinh là quản lý hơn là giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Mặt khác, Trung Quốc bao giờ cũng chủ trương giải quyết các tranh chấp này qua thương lượng song phương, tức là với từng nước có liên quan, chứ không giải quyết trong một cơ chế đa phương.
Nói tóm lại, COC gần như hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc.
Trong khi đó, đối với các nước ASEAN, bộ quy tắc ứng xử sẽ giúp ngăn chận đà bành trướng của Trung Quốc ở châu Á vào lúc mà chính quyền Trump không mặn mà với việc “xoay trục” sang châu Á.
Như đã trình bày trên, rõ ràng Trung Quốc đồng ý xây dựng COC chỉ là chiến lược ‘tạm lui một bước’ để tiến nhiều bước trong tương lai, do đó không có gì ngạc nhiên khi mới đây Hoa Kỳ cảnh báo ‘thành ý’của chính quyền Bắc Kinh đối với COC

Trung Quốc chỉ nói miệng, nhưng không bao giờ thực hành

Trong một diễn tiến mới nhất, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 26/4, đã bảy tỏ sự nghi ngờ về động cơ của Trung Quốc trong việc đồng ý xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông (COC), ông cũng kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục theo đuổi một bộ quy tắc có tính ràng buộc về mặt pháp lý để kiểm soát hành động của các bên có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tranh chấp, theo Benar News.
Randall Schriver, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ về vấn đề an ninh ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, nói trong một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur rằng Washington ủng hộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hướng đến COC “phù hợp với pháp luật và chuẩn mực quốc tế hiện có”.
Tuy nhiên ông Schriver không tin vào thành ý của Trung Quốc đối với COC. “Chúng tôi có một số nghi ngờ về động cơ của Trung Quốc”, ông Schun Schriver nói với các phóng viên trước cuộc gặp với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia Liew Chin Tong và các quan chức an ninh khác. “Cách thức hành xử của họ cho thấy rằng họ không tham gia vào việc duy trì luật pháp quốc tế một cách nhất quán”, ông Schr Schriver nói, đề cập đến Bắc Kinh. “Vì vậy, chúng tôi sẽ có sự nghi ngờ về những gì họ mong muốn đối với COC”.
Điều nghi ngờ của quan chức quốc phòng Hoa Kỳ không phải vô lý, khi Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển Đông

Hoa Kỳ điểm mặt Trung Quốc dùng “tàu cá” có trang bị vũ khí để tấn công

Bắc Kinh không ngừng “lách luật”, và gia tăng số lượng các tàu phi hải quân nhằm tham gia vào khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Mỹ cảnh báo lực lượng này sẽ được “đối đãi” không khác gì hải quân Trung Quốc, Financial Times (FT) đưa tin. Trung Quốc xem ít nhất 80% Biển Đông là địa hạt chủ quyền của mình – một yêu sách gây tranh chấp với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác, theo Bloomberg.
Đội tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc với các tàu tuần tra lớn đã tăng hơn gấp đôi lên hơn 130 chiếc trong 9 năm qua. Bắc Kinh đang ngày càng dựa vào tàu phi hải quân để khẳng định yêu sách chủ quyền trong khu vực, làm mờ ranh giới giữa quân đội và lực lượng bảo vệ bờ biển. Điều này đã phá rối những nỗ lực duy trì tự do hàng hải của Hoa Kỳ trong vài năm qua, theo FT. Lực lượng dân quân hàng hải, một lực lượng vũ trang dự bị với hình thức thường dân và các tàu đánh cá, nhưng họ có vũ khí. Sự hiện diện của những tàu cá và tàu phi hải quân có nhiệm vụ không khác với nhiệm vụ của hải quân Trung Quốc. Ngũ Giác Đài cho biết trong báo cáo thường niên, họ là một trong những mục tiêu sẽ bị chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt.
Đô đốc John Richardson nói với FT, ông đã “làm rất rõ rằng Hải quân Hoa Kỳ sẽ không bị ép buộc và sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động điều hướng hợp pháp trên toàn thế giới”. Ông Richardson đã nhấn mạnh chính sách này với Phó đô đốc Thẩm Kim Long (Shen Jinlong), chỉ huy hải quân Trung Quốc, trong chuyến công du tới nước Hoa Kỳ hồi tháng 1.
Đầu tháng này, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, ông hy vọng “các lực lượng phi khu vực đừng khuấy động những rắc rối ở Biển Đông”. Tuyên bố được đưa ra sau khi tàu chiến USS Wasp tham gia cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough.
Tháng trước, Mỹ đã lần đầu tiên cử một tàu chiến USS Wasp mang theo những máy bay chiến đấu tới tham gia các cuộc tập trận gần Scarborough. Tàu USS Wasp đã không vượt qua mốc 25 hải lý của bãi cạn.
Động thái từ Mỹ được đưa ra sau khi các quan chức ở Manila leo thang biểu tình vì sự hiện diện của hơn 200 tàu Trung Quốc trên Biển Đông gần đảo Thị Tứ – nơi Philippines chiếm đóng. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thúc giục Trung Quốc “buông tay” khỏi thực thể này, và nói rằng ông sẽ lệnh quân đội hành động.

Tri – Nhan (tổng hợp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here