TRUNG QUỐC MỞ RỘNG ‘CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT’ NGƯỜI DUY NGÔ NHĨ TRÊN TOÀN LÃNH THỔ

0
727

Các tù nhân trong một trại cải tạo chính trị ở Tân Cương. (Ảnh: Twitter)

Tờ New York Times trích dẫn một nguồn tin thân cận tiết lộ công nghệ nhận diện khuôn mặt đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mở rộng đến mọi miền đất nước, và hiện đã xuất hiện tại một số thành phố như Hàng Châu, Ôn Châu và Phúc Kiến.
TP. Tam Môn Hiệp, nằm dọc theo sông Hoàng Hà, đã sử dụng công nghệ này trong năm nay, và tiến hành 500 ngàn cuộc kiểm tra mỗi tháng, để nhận diện người Duy Ngô Nhĩ trong số những cư dân Trung Quốc. Gần 24 đồn cảnh sát ở 16 tỉnh thành của TQ Đại lục đã bắt đầu sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong năm 2018. Năm ngoái, chính quyền tỉnh Thiểm Tây đã lên kế hoạch thiết lập hệ thống camera thông minh “có khả năng hỗ trợ kỹ thuật nhận dạng khuôn mặt, và phân biệt các đặc điểm của người Duy Ngô Nhĩ và không phải người Duy Ngô Nhĩ”.
Một số đồn cảnh sát cho hay đó là để “nhận diện người dân tộc thiểu số”. Tuy nhiên, theo 3 người trong cuộc am hiểu sự việc, mục đích của việc lắp đặt camera thực tế là để nhận diện người Duy Ngô Nhĩ. Họ nói rằng người Duy Ngô Nhĩ gần giống dân tộc Trung Á hơn, và rất khác so với người Hán. Do đó, phần mềm nhận dạng khuôn mặt rất dễ xác định.
Báo cáo cho biết Trung Quốc sử dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) và các kỹ thuật khác để tự động phân loại con người dựa trên các đặc điểm bề mặt như màu da. Điều này đáp ứng được nhu cầu giám sát toàn người dân của Trung Quốc.
Là một trong những doanh nghiệp phát triển công nghệ này, công ty CloudWalk cho biết công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể nhận diện “nhóm người nhạy cảm”. “Nếu một người Duy Ngô Nhĩ ban đầu sinh sống trong một cộng đồng thì trong vòng 20 ngày sẽ có 6 người Duy Ngô Nhĩ xuất hiện”, công nghệ này sẽ “lập tức báo cho cảnh sát ngay lập tức”, CloudWalk cho hay.
CloudWalk gọi hệ thống này là “kiểm soát biểu cảm gương mặt” và cho biết nó đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều thành phố ở Trung Quốc, bao gồm cả Bắc Kinh.
Ngoài ra các công ty Yitu, Megvii và SenseTime cũng tham gia nghiên cứu công nghệ “kiểm soát biểu cảm gương mặt” này. Phần mềm xử lý camera và camera giám sát do công ty Hikvision sản xuất, bao gồm chức năng nhận diện gương mặt và xử lý hình ảnh nhóm người dân tộc thiểu số.
Theo tờ New York Times, trong năm 2018 Bộ Công an Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la để thành lập 2 hệ thống giám sát điện tử Skynet và Sharp Eyes, nhằm thu thập thông tin tình báo và thực thi luật pháp. Do đó, cổ phiếu của các công ty khởi nghiệp nói trên đã tăng giá, đạt giá trị thị trường hơn 1 tỷ USD.
Trong những năm qua, ĐCSTQ không ngừng tăng cường kiểm soát Tân Cương. Ngoài hệ thống camera giám sát, Trung Quốc còn xây dựng nhiều trại tập trung, cải tạo giáo dục tư tưởng, nhằm ‘Hán hoá’ người Duy Ngô Nhĩ. Số lượng các trại cải tạo khét tiếng đã đạt con số 1.200 trại, trong đó giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ. Cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ.
Gần đây, trang web-site khảo sát độc lập của Anh đăng tin có 2 nhà thờ Hồi giáo ở Tân Cương với hơn 500 năm tuổi, đã biến mất khỏi hình ảnh vệ tinh. Theo tiết lộ của truyền thông Mỹ, bất chấp phản đối của dư luận và các nhà hoạt động nhân quyền, ĐCSTQ đã điều cảnh sát ở khắp Trung Quốc đến nghiên cứu mô hình giám sát dữ liệu do ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), Bí thư Khu tự trị Tân Cương, thiết lập, cũng như quảng bá mô hình giám sát ở Tân Cương cho các nước đang phát triển.
Ông Trần Toàn Quốc được cho là đã ra lệnh thiết lập ít nhất 7.700 đồn cảnh sát công nghệ cao ở Tân Cương, sử dụng thiết bị giám sát quy mô lớn và phân tích dữ liệu để lấy thông tin cá nhân, giám sát và sử dụng thiết bị cầm tay để kiểm tra thông tin và hình ảnh nhạy cảm trong điện thoại di động của người dân Tân Cương.
Hồi đầu tháng 4, trong một bức thư chung gửi đến Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, 40 nghị sĩ Mỹ đã kêu nhanh chóng áp dụng các lệnh trừng phạt đối với người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương, ông Trần Toàn Quốc, và yêu cầu trừng phạt các quan chức Trung Quốc khác “đồng lõa trong các vi phạm thô bạo về nhân quyền”, theo ‘Đạo luật Magnitsky Toàn cầu’.

Tham khảo New York Times

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here