BUỔI NÓI CHUYỆN “ÁO DÀI LEMUR VÀ BỐI CẢNH PHONG HÓA & NGÀY NAY”

0
567

WESTMINSTER, California (VM) – Nhiều đồng hương đến dự buổi nói chuyện “Áo dài Lemur và Bối Cảnh Phong Hóa và Ngày Nay”, và ra mắt sách “Áo dài Lemur và Bối Cảnh Phong Hóa và Ngày Nay”, do Giáo Sư Phạm Thảo Nguyên, cựu giáo sư Trung Học Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ sưu tầm và biên soạn. Buổi tổ chức đã diễn ra vào trưa Chủ Nhật, 7 Tháng Tư tại Hội  trường Việt Báo, 14841 Moran St., West- minster, California.

Khách đến dự phần nhiều họ là những người trong nhiều hội nghệ thuật, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam tại hải ngoại, gồm có Giáo Sư Phạm Phú Minh, Giáo Sư Trần Huy Bích, Giáo Sư Song Thuận, thi sĩ Thành Tôn, nhạc sĩ Lê Hồng Quang,…, và cũng có một số người đã từng là những nhà biên khảo của báo Phong Hóa và Ngày Nay như Giáo Sư Doãn Quốc Sĩ, con rễ nhà thơ trào phúng Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu); bà Nguyên Minh Thu con của cụ Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long, và con gái của bà là nhà văn Đặng Thơ Thơ; các ông Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Trọng Hiền, và Nguyễn Quốc Hùng đều là con của cụ Lemur Nguyễn Cát Tường.

Phần phụ diễn văn nghệ do ban văn nghệ Lê Hồng Quang đảm trách, và phần trình diễn “Áo Dài Lemur’ do các cựu nữ sinh Trưng Vương trình diễn.

Cô Phan Nguyễn Nghi, trong vai trò hướng dẫn chương trình. Theo cô, Khoảng 1930, các cụ biên khảo trong ‘Tự Lực Văn Đoàn’ cũng như hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay có chủ trương là canh tân đất nước và xã hội, để cổ động vấn đề nầy, các cụ dùng phương tiện của hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay. Trong phần canh tân xã hội thì có việc cách tân áo dài. Vì ngày xưa, các cụ bà thì mặc áo dài theo lối quần thân, áo thân không có màu sắc sặc sỡ, vì họ quan niệm rằng, mặc sặc sỡ thì không đứng đắn,  cho nên các cụ thường mặc quần trắng hoặc quần đen và áo dài thân. Nói đến việc cách tân áo dài của phụ nữ thì lúc bấy  giờ, họa sĩ Le- mur Nguyễn  Cát Tường là người đầu tiên khuyến khích phụ nữ Việt Nam nên thay đổi kiểu áo dài cho thấy đẹp đẻ và tươi mát hơn, và cũng điểm thêm nhiều màu sắc sặc sỡ để cho tinh thần của các phụ nữ Việt được thêm phấn khởi. Rồi cũng kể từ đó, chiếc áo dài truyền thống Việt Nam được trông đẹp mắt hơn, cho đến bây giờ thì chiếc áo dài được biến đổi với nhiều kiểu mẫu; nhiều màu sắc sặc sỡ, tuy nhiên, chiếc áo dài vẫn giữ nét đẹp truyền thống là kính đáo.

Diễn giả Phạm Phú Minh cho biết về sách “Áo dài Lemur và Bối Cảnh Phong Hóa và Ngày Nay”, ông có nói vài nét về tác giả Phạm Thảo Nguyên, và ông cũng có đề cập đến phần giới thiệu trong sách nầy, mà nhà văn Cao Huy Thuấn viết đề tựa là ‘Cõi Đẹp’. Ông Thuấn muốn nói về nhiều vẻ đẹp do con người tạo ra những tác phẩm hoặc những nét đẹp từ những y phục, mà nét đẹp trước tiên là của người phụ nữ, và làm sao cho người phụ nữ được đẹp thêm theo thời đại mới.

“Nhà văn Cao Minh Thuấn viết lời tựa rất hay và rất đồng tình với tác giả Phạm Thảo Nguyên là chúng ta nên trở về với thời gian trước để chúng ta hiểu thêm về bối cảnh trong thời đại của những thập niên 1930, trong đó có báo Phong Hóa và Ngày Nay mà  họa sĩ Le- mur Nguyễn  Cát Tường cho là phải cách tân y phục áo dài của phụ nữ,” diễn giả nói. Theo diễn giả Trần Huy Bích, tiểu sử của tác giả đã được in một cách gọn ghẽ và trung thực ở trang 5 và trang 6 của tập sách. Muốn biết về tác giả, ta chỉ cần mở đọc những trang ấy thì sẽ biết nhiều về tác giả Phạm Thảo Nguyên. Nhưng ban tổ chức cũng muốn Giáo Sư Trần Huy Bích nói ít lời về tác giả.

“Có lẽ do bản tánh khiêm nhường, nên những lời tác giả viết về mình trong tập sách cũng khá vắn tắc, chỉ có 17 dòng. Vậy, tôi xin nói những điều tôi biết được về Phạm Thảo Nguyên. Vào sáu năm trước, tôi có gặp tác giả trong một cuộc hội thảo trong suốt hai ngày về ‘Tự Lực Văn Đoàn’, thì tôi mới được biết Phạm Thảo Nguyên là con dâu của nhà văn, nhà thơ, nhà dựng kịch Thế Lữ.’” diễn giả nói.

Cũng theo diễn giả, tác giả là Phạm Thảo Nguyên là một trong những người quan trong trong việc tổ chức cuộc hội thảo đó.Và trước đó, tác giả đã về Việt Nam, sưu tầm được gần đầy đủ hai bộ báo Phong Hóa và Ngày Nay. Ngoài ra, cũng có người bạn phụ giúp tác giả trong việc sưu tầm hai tạp chí giá trị nầy là ông Nguyễn Trọng Hiền, con trai của họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường.

Được biết, Phạm Thảo Nguyên là cựu học sinh Trung Học Trưng Vương, Sài Gòn.  1964, bà tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ban toán. Rồi sau đó, bà về làm giáo sư ban toán cho trường Nữ Trung Học, Cần Thơ, một thời gian sau, bà về dạy tại Nữ Trung Học Gia Long Sài Gòn. Sau 1975, tác giả cùng chồng là ông Nguyễn Thế Học, một tiến sĩ toán tại Bỉ năm 1976. Sau đó, hai người sang Phi Châu, sống tại xứ Coote d’Ivoire. Tại đây, ông Nguyễn Thế Học làm giáo sư dạy toán tại Đại Học Quốc Gia Coote d’Ivoire và bà Phạm Thảo Nguyên khảo cứu về phương pháp dạy toán mới. Một thời gian sau, hai vợ chồng sang Hoa Kỳ cùng dạy toán ở New York.

Giáo Sư Phạm Thảo Nguyên đã chuẩn bị cuốn sách ‘Áo Dài Lemur và Bối Cảnh Phong Hóa và Ngày Nay’ từ lâu, vì theo lời yêu cầu của gia đình anh Nguyễn Trọng Hiền, con trai thứ của họa sĩ Lemur Cát Tường, lý do là vì họ luôn muốn thu thập nhiều về những tài liệu ngày xưa của họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường và những công trình mà ông đã thực hiện được trong những thập niên của 1930.

Việc cải cánh áo dài phụ nữ được bắt nguồn từ ngày 11 Tháng Hai, 1934, do tờ báo Xuân Phong Hóa số 85 có một tiết mục mới ra mắt độc giả, với đề tựa là ‘Vẽ đẹp riêng tặng các bà các cô’ được chủ bút Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) đồng ý giao cho một người trẻ tuổi nhất phụ trách. Đó là họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường vừa tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương vào năm 1933. Đây cũng là một bước tiến lớn của báo Phong Hóa, đã mở ra một hướng đi mới cho truyền thống áo dài của phụ nữ Việt Nam. Điều quan trọng là sự canh tân chiếc áo dài nhằm thay đổi vẻ bên ngoài xã hội Việt Nam, trước khi đi tới việc xây dựng những tâm hồn lý tưởng bên trong cho thanh thiếu niên nước nhà.

Ngự Bình/Việt Mỹ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here