TÌNH HÌNH TẠI VENEZUELA: TRUYỀN THÔNG PHỚT LỜ SỰ NGHÈO ĐÓI CỦA NGƯỜI DÂN

0
760

Luật sư Venezuela Emmanuel Rincon (giữa) có bài phân tích trên báo Panampost về việc giới truyền thông phớt lờ nỗ lực vì tự do của người dân Venezuela

Cho đến nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn nghĩ rằng, sở dĩ miền Nam Việt Nam mất vào tay cộng sản, trong đó có một phần lỗi của giới truyền thông quốc tế. Quả thực như thế, nhìn lại những hình ảnh chiến tranh Việt Nam, nhiều người nước ngoài không ủng hộ chính phủ VNCH tại thời điểm đó, họ (người nước ngoài) có cái nhìn không công bằng về cuộc chiến mà người dân miền Nam Việt Nam đánh đổi bằng máu và sinh mạng của mình để bảo vệ quê hương, bảo vệ quyền tự do của con người. Để rồi sau bao nhiêu năm, một số nhà báo đã nói lời xin lỗi khi có cái nhìn một phía đối với người lính VNCH, và ngay cả với những người lính Hoa Kỳ, và các nước đồng minh chiến đấu chống cộng sản trên chiến trường miền Nam Việt Nam.

Mọi lời xin lỗi đã quá muộn, vì hàng triệu người dân Việt Nam đang oằn mình dưới sự đàn áp của chính quyền cộng sản.  Nhìn lại thực tế cuộc khủng hoảng tai Ven- ezuela hiện nay, nó cũng có một nét gì đó  tương đồng. Hãy tạm bỏ qua những tra- nh chấp về chính trị, hãy nhìn thực trạng  người dân Venezuela.

Chỉ sau vài năm cầm quyền, Nicolas Mad- uro cựu tài xế xe Bus và là đương kim tổng  thống Venezuela đã đẩy dưới dân xuống đáy xã hội, phải bới rác tìm cái ăn …

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đang  lại bài viết của luật sư Venezuela – Emman- uel Rincon được đăng trên tờ Panampost.  Bài viết của luật sư Venezuela Emmanuel Rincon, chia sẻ quan điểm cá nhân đối với  hiện tình đất nước, và về những quan điểm thiên lệch của truyền thông đối với Tổng thống lâm thời Guaido.

Theo luật sư Rincon, dựa trên sự thiên lệch về tư tưởng, một số hãng truyền thông quốc tế trong khi đưa tin đã cố tình bỏ qua sự phức tạp về mặt chính trị và xã hội của người dân Venezuela, cũng như phớt lờ sự nghèo đói và chết chóc cùng với các khủng hoảng nói chung.

“Tự xưng”, “lãnh đạo đối lập”, “đối thủ”, hoặc một cách khô khốc: “Juan Guaido người Venezuela” là những từ mà các hãng tin lớn như BBC, AFP, Reuters, CNN hay DW dùng để nói về Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido, người đã tuyên bố đảm nhận vai trò tổng thống lâm thời căn cứ trên các Điều 233, 333 và 350 của Hiến pháp nước Cộng hòa Bolivar Venezuela.

Việc viện dẫn Hiến pháp để lãnh đạo đất  nước trong lúc nguy nan của ông Juan Guaido là hợp lý khi ông là Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm, và Venezuela thì đang chìm đắm trong cảnh hỗn loạn nhiều năm do sự yếu kém của bộ máy nhà nước do ông Maduro lãnh đạo, vị tổng thống được cho là giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử gian dối hồi tháng 5 năm ngoái, luật sư Rincon phân tích.

Luật sư Rincon bình luận, không phải tự nhiên mà hơn 50 quốc gia trên thế giới tẩy chay cuộc bầu cử mà ông Maduro tuyên bố chiến thắng. Ông cho biết Hội đồng bầu cử Quốc gia Venezuela bị lũng đoạn và thiên vị cho ông Maduro, trong khi đảng cầm quyền tìm đủ mọi cách để loại bỏ các ứng viên tiềm năng của các đảng đối lập, bên cạnh việc kìm kẹp và thao túng giới truyền thông và xã hội dân sự.

Hiện tại, Tổng thống lâm thời Juan Guaido đã được hơn 60 quốc gia công nhận, trong đó có 3/5 quốc gia thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (trừ Nga và Trung Quốc, những đồng minh và chủ nợ của chính quyền Maduro). Tuy nhiên, vẫn có những hãng truyền thông gọi ông Guaido là tổng thống “tự xưng”. Rõ ràng, đó không còn chỉ là cách hành xử xuẩn ngốc hay thiếu thông tin, mà đó chính là sự nhạo báng đối với cuộc đấu tranh cho tự do, bộc lộ sự thiên vị, không đếm xỉa gì tới quyền con người cơ bản và những đòi hỏi chính đáng của người dân Venezuela, luật sư Rincon bày tỏ.

Luật sư Rincon cho rằng cuộc chiến tra- nh về tư tưởng hiện nay có sự hiện diện  của một đối thủ ‘nặng ký’: Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ở Washington, Tổng thống Trump đã phát động một chiến dịch chống lại truyền thông tin giả, vì thế ông phải hứng chịu ‘đòn thù’ của họ. Những hãng tin này đã cố gắng làm suy yếu hoặc phá hoại bất kỳ sáng kiến nào của chính quyền Trump.

Theo luật sư Rincon, người dân Venezuela không ủng hộ hay chống lại ông Trump, không theo một trào lưu tư tưởng nào cả và cũng không tranh đấu đúng sai. Người Venezuela chỉ muốn tự do, điều kiện sống được bảo đảm, muốn có một nhà nước bảo vệ lợi ích của tất cả người dân, các gia đình được đoàn tụ và có thể sinh sống, chỉ cần vậy, không cầu gì hơn.

Luật sư Venezuela Emmanuel Rincon chia sẻ trên Facebook cá nhân về bài phân tích  của ông được đăng trên báo Panampost (Ảnh chụp màn hình từ Facebook)

Truyền thông quốc tế cũng cần hiểu bối cảnh người Venezuela, luật sư Rincon lên tiếng. Người dân đang cố gắng sinh tồn trong 20 năm sống dưới các chính quyền thiên tả – nguyên nhân gây ra nghèo đói cùng cực chưa từng thấy ở các nước trong khu vực, thu nhập hàng tháng của người dân dưới 6 USD (do siêu lạm phát khiến đồng Bolivar mất giá với đồng USD), nạn tham nhũng nghiêm trọng cùng với tình trạng tra tấn và giết người tràn lan, của chính quyền hiện tại. Đó là những gì người dân Venezuela đang tranh đấu để thoát ra, chứ họ không quan tâm tới Donald Trump có phải là tổng thống tốt hay không, luật sư Rincon lưu ý.

Luật sư Rincon cho rằng một số phương tiện truyền thông quốc tế đã cố gắng làm  người khác hiểu rằng người dân Venezu- ela không có khả năng phân tích, rằng họ  không biết điều gì có lợi cho mình, rằng tình hình thực tế tại Venezuela không quá phức tạp như người dân nghĩ. Thậm chí các phương tiện truyền thông cho rằng mọi thứ phức tạp mà người dân Venezuela đang  phải gánh chịu, là bắt nguồn từ Washing- ton, và rằng người dân Venezuela chỉ là  nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc.

Nhưng, các các hãng truyền thông này liệu có biết việc Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Venezuela trong nhiều thập niên? Họ có biết rằng đó là quốc gia duy nhất mua dầu của Venezuela theo giá thỏa thuận với OPEC không? Họ có biết rằng Cuba, Nga,  Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bôlivia, Nicara- gua, và nhiều nước khác đã nhận được gì  từ Venezuela trong những năm gần đây? Những nước này đã khai thác các sản phẩm dầu mỏ của Venezuela với giá thấp vô lý, hoặc thậm chí là miễn phí. Những món quà cùng với các thỏa thuận thương mại được ký do tương đồng ý thức hệ, chính là các yếu tố dẫn đến sự lụn bại của các công ty dầu lửa Venezuela. Ai đã nuôi sống nhà nước này nếu không phải là những đồng đô la mà chính họ gọi là “bẩn thỉu”, được chính phủ Mỹ trả?

Các “nhà phân tích chính trị” và một số hãng truyền thông quy kết rằng khủng hoảng hiện tại ở Venezuela là do các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong 2 tháng gần đây. Nhưng trên thực tế, các biện pháp trừng phạt đã được thực thi từ năm 2015, và chỉ áp dụng đối với các quan chức chính phủ, chỉ ảnh hưởng tới cá nhân họ, hoàn  toàn không liên quan tới nhà nước Venezu- ela, luật sư Rincon cho biết.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng ở Vene- zuela đã bắt đầu từ lâu, hơn 12 năm trước,  khi thịt và sữa bắt đầu biến mất khỏi các siêu thị, khi ông Hugo Chavez quyết định tước đoạt tài sản của các chủ sở hữu tư nhân để biến thành tài sản chung. Đồng thời, ông Chavez đã ra lệnh chỉ định giá bán cho các mặt hàng. Khủng hoảng cũng bắt nguồn từ việc chính quyền lạm dụng việc in tiền giấy để tăng chi tiêu công, phục vụ cho lợi ích chính trị của họ, tạo ra mức lạm phát khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, luật sư Rincon bình luận.

Cuộc khủng hoảng Venezuela cũng bắt nguồn từ sự phá sản của các công ty bị quốc hữu hóa, nạn tham nhũng trầm trọng, các doanh nhân không được bảo vệ an toàn khi luật pháp cho phép người lao động tát hoặc thậm chí lật đổ cả ông chủ của mình, và có thể nghỉ việc tùy ý, luật sư Rincon cho biết. Tất cả những điều trên là nguyên nhân tạo ra sự thiếu hụt và nghèo đói của người dân Venezuela, đó là nguyên nhân thật sự gây ra sự mất điện, quan liêu cửa quyền và làn sóng di cư, chứ không phải các biện pháp trừng phạt của Mỹ, chỉ nhắm vào cá nhân những người cầm quyền, luật sư Rincon kết luận.

Luật sư Rincon cũng viết bài phân tích này bằng tiếng Tây Ban Nha và đăng trên trang web riêng của ông: http://emmarinconm. blogspot.com/

Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here