Hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ – Bắc Hàn lần thứ hai tại Hà Nội thất bại”, Hãy cứ thẳng thắn nhìn nhận như thế, tất nhiên là các bên sẽ đổ lỗi cho nhau.
Trong đó có không ít ý kiến cho rằng, do ảnh hưởng cảu Trung Quốc.
Có ý kiến cho rằng, khi Trung Quốc vẫn phải ‘giật mình’ trong từng giấc ngủ, thì Hoa Kỳ cũng đừng mơ có một giấc ngủ ‘bình yên’. Và quả thật, ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim thất bại thì Bắc Hàn cho nối lại việc xây dựng lại các bãi thử tên lửa hạt nhân, cái thông tin này ít nhiều cũng làm các đồng minh của Hoa Kỳ phải giật mình. Nhưng Hoa Kỳ thì chưa chắc.
Có thể, Trung Quốc đã đi sai một nước cờ, và cũng có thể Bắc Hàn đang chơi trò “chí phèo” với tổng thống Trump. Bắc Hàn chẳng còn gì để mất, nhưng Hoa Kỳ có nhiều thứ để mất nếu thực sự xảy ra chiến tranh hạt nhân. Nhiều nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc đang dùng Bắc Hàn để ‘năn gân’ Hoa Kỳ, cho dù Hoa Kỳ không sợ nhưng các đồng minh của Hoa Kỳ thì sợ, và chắc chắn họ sẽ không chịu ngồi yên, họ sẽ gây áp lực với Hoa Kỳ để tìm một giải pháp hòa bình, còn hơn là lao vào cuộc chiến mà không biết hồi kết.
Nếu, Trung Quốc và Bắc Hàn thực sự nghĩ như thế, có lẽ họ đã sai, cụ thể, đối với Trung Quốc, Tổng thống Don- ald Trump vẫn cương quyết áp dụng chính sách cứng rắn với Trung Quốc, buộc chính quyền Bắc Kinh phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về phép tắc thương mại. Và một tin buồn cho Trung Quốc là vấn đề quan hệ với Trung Quốc có lẽ là vấn đề chính trị duy nhất hiện nay thống nhất đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Hay nói cách khác hai đảng cộng hòa và dân chủ có thể bất đồng trong nhiều vấn đề nhưng riêng vấn đề Trung Quốc thì họ cùng chung một nhận định và cùng một lý tưởng.
Cụ thể là Bộ Quốc phòng Mỹ muốn chi 25 tỉ USD để phát triển vũ khí hạt nhân nhằm duy trì lợi thế trước Trung Quốc
Đề nghị ngân sách quốc phòng năm 2020 của Mỹ đang được định hình bởi các mối đe dọa an ninh quốc gia mà quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan vừa tóm gọn trong “Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc”.
Răn đe Bắc Hàn
Trong một động thái hiếm hoi có chủ ý, ngày 19/3, Không quân Hoa Kỳ đã đưa hai máy bay ném bom B-52 bay qua vùng biển phía Đông Nhật Bản, gần bán đảo Triều Tiên
Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ hôm 20-3 xác nhận hai chiếc B-52 cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam cách đó 1 ngày. Báo The Dong-A Ilbo dẫn một số bình luận cho rằng sự xuất hiện của hai chiếc B-52 của Mỹ gần bán đảo Triều Tiên được xem là tín hiệu cảnh báo của Washington đối với Bình Nhưỡng.
Trong thời gian diễn ra các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Bắc Hàn, cụ thể là hai hội nghị thượng đỉnh tại Singapore và Việt Nam, B-52 của Mỹ gần như vắng bóng gần bán đảo Triều Tiên.
Báo The Dong-A Ilbo dẫn một nguồn tin quân sự Nam Hàn cho biết máy bay ném bom tầm xa B-52 của Mỹ là một trong những thiết bị quân sự chiến lược mà Bắc Hàn e ngại nhất.
Vì vậy, mỗi khi Washington triển khai B-52 gần bán đảo Triều Tiên, đó được xem là lời cảnh báo nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có hành động khiêu khích bằng vũ khí hạt nhân.
Mỹ cũng từng điều một máy bay giám sát điện tử RC-135U Combat Sent để giám sát chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn. Thêm vào đó, Washington hôm 19-3 huy động cả máy bay cảnh báo sớm E-3 tới căn cứ không quân Osan ở TP Pyeongtaek – Nam Hàn, được cho là nhằm mục đích thu thập thông tin.
Chưa dừng ở đó, Hài quân Hoa Kỳ dự định triển khai tàu cảnh sát biển đến Nam Hàn để trừng phạt Bắc Hàn
Tàu USCGC Bertholf (WMSL-750) thuộc lớp Legend, dự kiến đến cảng quân sự-dân sự đảo Jeju ngày 25/3 để tham gia các hoạt động “hữu nghị” do Cảnh sát biển Nam Hàn tổ chức.
Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nam Hàn ngày 22/3 cho biết một tàu cảnh sát biển Mỹ với nhiệm vụ giúp thực thi các lệnh trừng phạt chống Bắc Hàn sẽ tới Nam Hàn vào tuần tới.
Hai bên cũng có kế hoạch tiến hành một cuộc diễn tập chung kiểm tra tàu.
Tàu Bertholf có tải trọng 4.500 tấn đã rời Alameda, tiểu bang California, với thủy thủ đoàn 170 người từ hồi tháng Một để tới hoạt động ở Tây Thái Bình Dương.
Dằn mặt, nhưng vẫn cho Bắc Hàn cơ hội
Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/3 tuyên bố nước này đã áp đặt trừng phạt 2 công ty tàu biển của Trung Quốc với cáo buộc “hỗ trợ Bắc Hànné tránh các lệnh trừng phạt của Wash- ington.”
Đồng thời, Bộ Tài chính Mỹ đưa ra một bản danh sách tư vấn cập nhật về 67 tàu thuyền liên quan tới các giao dịch xăng dầu hoặc được cho là đã nhập than của Bắc Hàn. Hai công ty của Trung Quốc là Công ty Trách nhiệm hữu hạn quốc tế Đại Liên Haibo và Công ty Trách nhiệm hữu hạn giao nhận quốc tế Liêu Ninh Danxing bị ngăn chặn tiếp cận với hệ thống tài chính của Mỹ và bị phong tỏa tất cả các tài sản ở Mỹ.
Các cá nhân và công ty làm ăn với 2 công ty này có thể phải đối mặt với các hình phạt của Mỹ.
Đây là những biện pháp trừng phạt đầu tiên được Mỹ áp đặt kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn lần thứ hai diễn ra cuối tháng Hai vừa qua.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết đây chỉ là thực thi các biện pháp trừng phạt chứ không phải là gia tăng sức ép đối với Triều Tiên.
Ông Mnuchin khẳng định Tổng thống Donald Trump đã nói rõ rằng cánh cửa tiếp tục đối thoại với Triều Tiên “vẫn được để ngỏ.”
Thay lời kết
Như vậy nếu nói rằng chơi trò nắn gân, có lẽ Trung Quốc đang chọn sai người, hình như với cá tính như ông Trump, có lẽ ông không thích chơi trò ‘năn gân’ mà là chơi thiệt, hay nói đơn giản hơn ‘hòa bình hoặc là chiến tran’ không chập chờn, nói tóm lại là dứt khoát.
Phuong Nghi (tổng hợp)