Hình ảnh của nghi can được cho là tay súng trong vụ tấn công ở nhà thờ Al Noor. Ảnh: DM
NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH VỀ VỤ XẢ SÚNG
– Có ít nhất 49 người thiệt mạng và gần 50 người khác bị thương trong các vụ xả súng ở 3 địa điểm tại Christchurch, New Zealand.
– Hai trong số 3 địa điểm là nhà thờ Hồi giáo
– Một trong những tay súng là đối tượng khủng bố cực đoan người Australia
– Một tay súng livestream khi thực hiện tội ác
– Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern: Đây là ” một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử đất nước”
– 4 người (3 đàn ông và 1 phụ nữ) đã bị bắt giữ
– Cảnh sát cảnh báo người dân không tới nhà thờ Hồi giáo ở bất cứ đâu tại New
Zealand
– Nhiều thiết bị nổ được phát hiện trên nhiều ô tô – hiện đã được xử lý .
Trong cuộc họp báo vừa diễn ra, Cảnh sát trưởng Mike Bush của New Zealand cho biết, 1 trong 4 đối tượng mà cảnh sát bắt giữ đã bị truy tố với tội danh giết người. “Tính đến thời điểm hiện tại, một người, một nam thanh niên ở cuối độ tuổi 20, đã bị truy tố với tội danh giết người, và sẽ ra tòa vào sáng mai ở Christchurch.
“Ba người khác đã bị bắt. Chúng tôi tin rằng một trong số này, có vũ trang và xuất hiện tại hiện trường, có thể không liên quan gì tới vụ việc, hai người khác thì sở hữu vũ khí tại nơi công cộng”, ông Mike Bussh nói, “Chúng tôi đang xem xét kỹ để tìm hiểu sự liên quan của họ”.
Thương vong gần 100 người, New Zealand nâng cảnh báo an ninh quốc gia
Ít nhất 49 người thiệt mạng và gần 50 người khác đã bị thương trong các vụ xả súng vừa diễn ra hôm 15/3 tại Christchurch, thành phố biển miền Đông New Zealand.
Con số 49 người thiệt mạng đã được Cảnh sát trưởng của New Zealand Mike Bush xác nhận trong buổi họp báo mới đây. Trước đó, Thủ tướng New Zealand Jacina Ardern đã lên án vụ xả súng và gửi lời chia buồn tới gia đình những nạn nhân xấu số. Bà Ardern cho rằng vụ tấn công đã được lên kế hoạch từ trước và nhận định đây là “một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử New Zealand”.
“Sự việc chỉ có thể được mô tả là một vụ tấn công khủng bố”, bà Ardern nói trên truyền hình, “Từ những gì chúng tôi biết, có vẻ vụ việc đã được lên kế hoạch kỹ”.
Bà Ardern cho biết, New Zealand đã nâng cảnh báo an ninh quốc gia từ thấp lên mức cao nhất sau khi các vụ xả súng xảy ra.
Bốn đối tượng đã bị bắt giữ. Được biết, các đối tượng này không nằm trong danh sách theo dõi khủng bố của New Zealand. Một trong số này bị bắt khi đang mặc áo gắn bom tự sát.
Nghi phạm livestream khi thực hiện tội ác
Cảnh sát New Zealand đã cảnh báo về việc chia sẻ video liên quan tới vụ xả súng đẫm máu ở Christchurch hôm 15/3, sau khi xuất hiện đoạn phim trực tuyến cho thấy một tay súng tự quay cảnh mình nã đạn nhằm vào các tín đồ bên trong nhà thờ Hồi giáo. Tay súng tự nhận là “Brenton Tarrant”, một công Australia 28 tuổi, NZ Herald cho hay. Thông tin này sau đó đã được Thủ tướng Australia Scott Morrison xác nhận. Ông Morrison cho biết, tay súng trong vụ tấn công nhà thờ Hồi giáo Christchurch là một công dân Australia và mô tả nghi phạm là “đối tượng khủng bố cực đoan, thiên tả và rất bạo lực”.
Livestream (thao tác phát video trực tiếp) bắt đầu khi tay súng lái xe tới nhà thờ Al Noor ở Đại lộ Deans và đỗ xe ở lối đi gần đó. Theo NZ Herald, vũ khí và đạn dược được chất đầy trên ghế trước của xe, cùng với các can xăng.
Đối tượng sau đó đã lấy vũ khí và bước vào nhà thờ. Ngay khi vào bên trong, hắn ta bắt đầu nã súng một cách ngẫu nhiên , rồi thoát ra ngoài qua cửa trước sau khoảng 3 phút, và bước ra đường, vừa đi vừa nã đạn ngẫu nhiên vào các ô tô đi ngang qua.
Nghi phạm quay trở lại chiếc xe Subaru để lấy thêm đạn. Hắn ta tiếp tục nã đạn trên đường, không nhằm vào mục tiêu nào cụ thể và nói: “Có vẻ hôm nay không được việc rồi”. Sau đó, nghi phạm quay trở lại nhà thờ để kiểm tra những người sống sót. Đoạn livestream 17 phút kết thúc khi hắn lái xe nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Trên vũ khí của nghi phạm xuất hiện nhiều cái tên mà Dailymail cho là tên các đồng phạm của Tarrant.
AFP đã xác nhận đoạn video đó là thật sau khi kiểm tra thấy các cảnh tương đồng trong đoạn video của tay súng và nhiều hình ảnh khác ở cùng khu vực vào cùng thời điểm.
Tuyên bố 73 trang của nghi phạm
Theo Sputnik, trước khi thực hiện vụ xả súng, đối tượng này còn đăng tải một tuyên bố 73 trang giải thích chi tiết vì sao hắn tiến hành vụ tấn công. Tài khoản Facebook đăng tải đoạn video, cũng như tài khoản Twitter cùng tên đã ngừng hoạt động ngay sau khi vụ việc xảy ra.
Guardian cho biết, tuyên bố đầy cực đoan của Tarrant còn viện dẫn “Darren Os- bourne”, kẻ từng bị kết án chung thân vì tấn công đẫm máu nhằm vào người Hồi giáo ở nhà thờ Hồi giáo Finsbury Park (London, Anh) hồi tháng 6/2017.
Trong tuyên bố có đoạn: “Tôi ủng hộ rất nhiều trong số những người đứng lên chống lại diệt chủng văn hóa và tôn giáo. Luca Traini, Anders Breivik, Dylan Roof, Anton Lundin Pettersson, … v.v.”
Xả súng tại nhiều địa điểm ở Christchurch, New Zealand
Khoảng 13h40 (giờ địa phương) chiều 15/3, một tay súng tiến vào nhà thờ Hồi giáo Al Noor ở Christchurch, New Zea- land và nổ súng nhằm vào các tín đồ.
Ở thời điểm đó, có khoảng 300 người bên trong nhà thờ.Một nhà thờ Hồi giáo khác ở Đại lộ Linwood cũng bị tấn công.
Trước khi vụ việc diễn ra, nhà thờ Hồi giáo Al Noor là một nơi “thanh bình, yên tĩnh”. Nhưng rồi vào khoảng 13h40 phút, trong buổi cầu nguyện buổi chiều, vụ xả súng đã nổ ra.
“Vụ việc bắt đầu ở gian phòng chính… Tôi ở phòng bên cạnh nên không nhìn được người bắn, nhưng tôi thấy một số người chạy vào căn phòng tôi đang ngồi, có người dính máu, có người đi khập khiễng”, một nhân chứng tên Ramzan nói với báo giới, “Đó là lúc tôi nhận ra mọi chuyện ng- hiêm trọng”.
Lực lượng an ninh New Zealand đã được triển khai tại các địa điểm nói trên.
Thế giới đồng loạt lên án vụ xả súng ở New Zealand
Đức Giáo hoàng Francis đã bày tỏ “sự đau buồn sâu sắc khi biết được thông tin về số người thương vong do những hành động bạo lực điên rồ gây ra.”
Đức Giáo hoàng khẳng định “sẽ luôn sát cánh cùng toàn thể người dân New Zea- land, nhất là cộng đồng người Hồi giáo.” Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk gọi đây là sự việc đau lòng và vụ tấn công tàn bạo này sẽ không thể làm tổn hại tới những giá trị nhân văn tại New Zealand. Thủ tướng Anh Theresa May bày tỏ đồng cảm sâu sắc sau khi nghe thông tin về vụ tấn công, đồng thời chia sẻ với những nạn nhân.
Lực lượng cảnh sát chống khủng bố của Anh khẳng định sẵn sàng hợp tác với các đồng nghiệp New Zealand để điều tra vụ tấn công.
Giới chức an ninh Anh cũng tăng cường tuần tra tại các vị trí gần các nhà thờ trên toàn quốc, đồng thời phát đi hướng dẫn tự vệ cho người dân khi đi cầu nguyện. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã chia sẻ sự đau buồn với các nạn nhân, thân nhân và Chính phủ New Zealand khi phải trải qua vụ tấn công của những kẻ cuồng tín và cực đoan nhằm hủy hoại xã hội.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chia buồn cũng người dân New Zealand và các nạn nhân, đồng thời khẳng định luôn sát cánh cùng New Zealand chống lại những hành động khủng bố.
Giới chức an ninh Pháp đã siết chặt các biện pháp đảm bảo an ninh gần các địa điểm tôn giáo. Bộ Nội vụ Pháp khẳng định sẽ triển khai các cuộc tuần tra xung quanh những địa điểm tôn giáo. Pháp cũng từng phải trải qua mộ số vụ tấn công đẫm máu trong những năm 2015 và 2016.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này sẵn sàng sát cánh cùng New Zealand để bảo vệ trật tự xã hội và những giá trị chung.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan lên án vụ tấn công này là một vụ giết người hàng loạt nhằm vào cộng đồng người Hồi giáo, đồng thời cảnh báo sẽ có thêm nhiều thảm họa khác nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Từ châu Á, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên án vụ xả súng đẫm máu ở New Zealand là “hành động khủng bố hèn hạ” mà không thể dung thứ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng vụ tấn công nhằm vào những người dân thường này đặc biệt tàn bạo và bất cần đạo lý.
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng chung tay đẩy lùi mọi hình thức cực đoan sau các vụ tấn công tại New Zealand.
Phát biểu trên kênh truyền hình TV2, bà Solberg bày tỏ sự đau buồn trước thông tin về các vụ tấn công tại New Zealand và cho rằng những vụ việc này gợi nhắc lại phần ký ức đau buồn trong người dân Na Uy về vụ tấn công làm 77 người chết do đối tượng Anders Behring Breivik thực hiện hồi tháng 7/2011.
Điều này chỉ ra rằng chủ nghĩa cực đoan vẫn đang diễn tiến ở nhiều nơi trên thế giới đồng thời cảnh báo chính phủ các nước phải đặc biệt lưu ý vấn đề chống chủ nghĩa cực đoan dưới mọi hình thức.
Cảnh sát New Zealand đã bắt giữ 4 đối tượng gồm 3 nam và một nữ. Một nam đối tượng đã bị cáo buộc tội giết người. Với số dân 400.000 người, Chrischurch là một thành phố có cộng đồng Hồi giáo đông đảo tại New Zealand, chủ yếu là các du học sinh nước đến từ Indonesia, Malyasia, Af- ghanistan và Bangladesh.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hy vọng New Zealand sẽ sớm bắt giữ những kẻ khủng bố và áp dụng các biện pháp cần thiết theo luật định.
Tổng thống Indonesia Joko Widoyo khẳng định quốc gia này lên án mạnh mẽ các vụ tấn công tàn bạo. Cả Indonesia và Malaysia đều xác nhận có công dân có mặt tại hai nhà thờ kể trên ở thời điểm vụ tấn công xảy ra.
Tổng hợp