Máy bay chiến lược B-52 của không lực Mỹ
Vấn đề biển Đông cho đến nay vẫn luôn luôn mang tính thời sự. Sự kiện này một lần nữa được hâm nóng lên không phải vì mới đây một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi vào sáng ngày 6 tháng 3 bị một tàu Trung Quốc đâm chìm tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, ngư trường truyền thống của người đánh cá Việt Nam, và thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo nhân chứng kể lại, vào khoảng 10 giờ sáng ngày 6 tháng 3, chiếc tàu cá mang số hiệu QNg-90819 của ngư dân Nguyễn Minh Hùng, cư ngụ tại thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 44101 đâm chìm tại vùng biển cách thành phố Đà Nẵng chừng 198 hải lý về phía đông, (nghĩa là vẫn nằm trong đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam theo công ước quốc tế). Đây được cho biết là khu vực Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam. Tình trạng ngư dân Việt Nam đi đánh bắt tại Biển Đông, đặc biệt khu vực Quần Đảo Hoàng Sa, trong những năm qua thường xuyên bị tàu Trung Quốc sách nhiễu, đập phá, cướp hải
Trong luật biển quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế (tiếng Anh: Exclusive Economic Zone – EEZ; tiếng Pháp: zone économique exclusive- ZEE) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải. Nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng được quy định trong phần V – Vùng đặc quyền kinh tế của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, trong đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển (hay quốc gia quần đảo), các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều được điều chỉnh bởi các quy định thích hợp của Công ước này. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở, ngoại trừ những chỗ mà các điểm tạo ra đó gần với các quốc gia khác. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền.
Khái niệm này của các quốc gia được phân chia vùng đặc quyền kinh tế đã cho phép kiểm soát tốt hơn các vấn đề trên biển (nằm ngoài giới hạn lãnh thổ mà quốc gia có đầy đủ chủ quyền) đã thu được sự chấp thuận của đa số quốc gia vào cuối thế kỷ XX và đã được gắn với sự thừa nhận quốc tế theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển thứ ba năm 1982.
Điều 55, phần V Công ước Liên hiệp quốc về luật biển quy định: (tiếng Anh)
Bản dịch tiếng Việt: Chế độ pháp lý đặc biệt cho vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm ngoài và tiếp giáp với lãnh hải, là chủ thể của chế độ pháp lý đặc biệt được đưa ra tại phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền cũng như quyền tự do của quốc gia khác được điều chỉnh bởi các điều khoản liên quan của Công ước này. sản, ngư lưới cụ, đâm chìm và thậm chí bắn chết người từng xảy ra.
Trở lại với sự kiện biển đông, gần đây Hoa Kỳ ngoài việc đưa tàu chiến tuần tra biển Đông, mơi đây chỉ trong một thời gian rất ngắn Hoa Kỳ đã hai lần đưa máy bay ném bom chiến lược B 52 đế tuần tra biển Đông. Vậy, Hoa Kỳ đang bắn đi thông điệp gì?
Lá bài “chủ’ của Trung Quốc
Bắc Hàn được cho là một trong những lá bài chủ của Trung Quốc và thường được Bắc Kinh đem ra ngã giá trong các cuộc đàm phán.
Trong diễn tiến gần nhất, kết thúc hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim lần hai tại Hà Nội (gọi tắt là hội nghị) được cho là đã thất bại. Bắc Hàn đổ lỗi cho Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ muốn Bắc Hàn phải chứng minh cụ thể mắt thấy, tai nghe… thì mới đáp ứng những đòi hỏi của Bắc Hàn. Tuy nhiên, cũng có một luồng dư luận khác, Hội Nghị thất bại vì ảnh hưởng của Trung Quốc. Đơn giản khi Trung Quốc đang bị ép về nhiều mặt từ lãnh vực kinh tế, đến an ninh…cụ thể như thỏa thuận thương mại, vấn đề Giám đốc tài chính của Huawei, bà Meng Wanzhou bị bắt và có nguy cơ bị dẫn độ qua Mỹ, hay Mỹ cảnh báo nhiều nước không nên hợp tác với Huawei, vấn đề Biển Đông, vấn đề Đài Loan…Toàn là những vấn đề đụng chạm đến ‘lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Vậy như nếu thỏa thuận đạt được dễ dàng hay nói cách khác nếu Bắc Hàn bị ‘tước vũ khí’ rồi thì lấy gì để dọa Hoa Kỳ và đồng minh. Chẳng thế mà ngay sau khi Hội nghị thất bại, nhiều nguồn tin nói rằng Bắc Hàn đã hôi phục lại bãi thử hạt nhân. Một thông tin khác ‘đắt giá’ hơn, dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn Choe Son Hui tuyên bố hôm 15/3, rằng, Bắc Hàn đang xem xét đình chỉ các cuộc đàm phán với Mỹ và cân nhắc lại một lệnh cấm các cuộc thử hạt nhân và tên lửa trừ khi Washington nhượng bộ. Nói nôm na là đang ‘nắn gân’ để xem phản ứng Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ có e ngại
Chắc chắn là không, Bắc Hàn có thể dọa được các nước trong khu vực như Nam Hàn, Nhật Bản nhưng không dọa được Hoa Kỳ.
Bắc Hàn đã từng thử bom nhiệt hạch, và huênh hoang rằng, bom này có khả năng vươn tới lãnh thổ của Hoa Kỳ. Thực tế có vươn tới hay không chưa ai dám khẳng định. Nhưng cứ cho là được, và câu hỏi được đặt ra, Bắc Hàn có dám tấn công ? Ắt hẳn, Trung Quốc và Bắc Hàn đều thấy và biết rất rõ những quốc gia từng tấn công Hoa Kỳ và chính quyền những quốc gia đó đã nhanh chóng bị Hoa Kỳ ‘xóa sổ’, và chắc chắn không có ngoại lệ cho bất cứ quốc gia nào tấn công Hoa Kỳ.
Gởi thông điệp cho Trung Quốc
Để chứng minh rằng, Hoa Kỳ luôn giữ quan điểm đáp trả tương xứng, sau khi có thông tin Bắc Hàn khôi phục lại bãi phóng tên lửa hạt nhân.
Hoa Kỳ đã điều tàu chiến và máy bay chiến lược đến ‘thị sát’ biển Đông, hành động này chẳng khác nào ‘tuyên chiến’ khi Trung Quốc vẫn hung hăng tuyên bố vấn đề biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ.
Theo hãng tin AP, Hải quân Hoa Kỳ vừa điều tàu chiến tàu chiến USS Blue Ridge đi ngang Biển Đông, một động thái nhằm phản đối sự bành trướng và kiểm soát của Trung Quốc tại vùng biển chiến lược này. Chỉ huy của con tàu này tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục “cho tàu và máy bay qua lại trên Biển Đông, và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, theo AP. Không chỉ có tàu chiến, hai máy bay ném bom B-52 của Không quân Hoa Kỳ lại bay qua Biển Đông hôm 13/3, Bộ Chỉ huy Không quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương (PACAF) thông báo.
Trang mạng Military.com đăng thông cáo của PACAF trong đó có đoạn: “Máy bay thường xuyên hoạt động trên Biển Đông để hỗ trợ các đồng minh, và để duy trì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”
Đây là lần thứ nhì nội trong vòng 10 ngày, Mỹ điều máy bay ném bom chiến lược B-52 tới Biển Đông trong một sứ mạng tuần tiễu thường lệ để thách thức các “tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc” trên hầu hết vùng biển này.
Thay lời kết
Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ liên tục điều B52 đến biển Đông tuần tra. Tần suất xuất hiện “dày đặc” của các B-52 loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Mỹ, tại Biển Đông được cho là mang theo thông điệp tới các “đối thủ” của Mỹ trong khu vực.
Hay nói một cách rất cụ thể và rõ ràng nếu bạn thích chiến tranh thì xin mời, nếu bạn cảm thấy đủ mạnh.
Ngược lại, nếu muốn hòa bình thì hãy đối xử một cách công bằng, và có trách nhiệm dựa trên luật pháp quốc tế, đừng đem ‘cơ bắp’ ra hù dọa người khác dù ở bất cứ lãnh vực nào.
Phuong Nghi (tổng hợp)