Sau Hoa Kỳ, ngày 23/1, Tổng Thư ký Tổ chức Các quốc gia châu Mỹ (OAS) Luis Almagro đã ra tuyên bố công nhận Chủ tịch Quốc hội do phe đối lập kiểm soát của Venezuela, ông Juan Guaido là Tổng thống lâm thời của quốc gia Nam Mỹ này.
Trong một thông điệp trên mạng xã hội Twitter, ông Almagro đã gửi lời chúc mừng tới thủ lĩnh đối lập Vene- zuela và hy vọng vai trò mới này của ông Guaido sẽ giúp mang lại nền dân chủ cho quốc gia Nam Mỹ.
Cùng ngày, chính phủ các nước Peru, Paraguay, Brazil, Chile và Colombia cũng đã lên tiếng ủng hộ ông Guaido hậm chức Tổng thống lâm thời Vene- zuela để hướng tới việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp và tổ chức một cuộc bầu cử tự do.
Trong một diễn tiến mới nhất, ngày 31/1/2019, các nhà lập pháp EU đã biểu quyết với tỉ lệ ủng hộ 429/104 và 88 phiếu trắng tại phiên họp đặc biệt ở Brussels để công nhận người đứng đầu quốc hội Venezuela Guaido là lãnh đạo lâm thời của nước này.
Trong tuyên bố tiếp theo kết quả cuộc biểu quyết không mang tính ràng buộc, nghị viện EU kêu gọi 28 chính phủ trong khối hành động theo như vậy và công nhận ông Guaido “tổng thống lâm thời hợp pháp duy nhất” cho đến khi có cuộc bầu cử tổng thống thực sự tự do, minh bạch và đáng tin cậy mới.
Nói một cách công bằng thì cũng có vài nước vẫn ủng hộ ông Nicolas Maduro là tổng thống ‘hợp pháp’, chẳng hạn như các nước đều có liên quan hoặc đều là các nước cộng sản như Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba, Nga, Bolivia…
Trong đó , đặc biệt Nga và Trung Quốc lên tiếng mạnh mẽ nhất, điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì Nga và Trung Quốc là hai nước có lợi ích nhiều nhất và là chủ nợ lớn nhất của Venezuela. Tuy nhiên, quyết định vận mệnh đất nước Venezuela hiện nay còn hay mất chính là do thái độ của người dân và quân đội
Quân đội có ủng hộ Maduro ?
Ngày 24/1, Bộ trưởng Quốc phòng Vlad- imir Padrino khẳng định quân đội Vene- zuela sẽ tiếp tục bảo vệ hiến pháp và chủ quyền của Venezuela. Quân đội không công nhận Guaido là tổng thống lâm thời và sẽ ngăn nội chiến bằng mọi giá.
Câu hỏi đặt ra, tại sao quân đội Venezu- ela lại trung thành với chính quyền của Tổng thống Maduro như vậy? Theo nhiều chuyên gia, câu trả lời nằm ở Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino – nhân vật được cho là quyền lực số hai tại nước này. Vladimir Padrino được ưu ái từ thời ông Chavez. Không chỉ lãnh đạo quân đội Ven- ezuela, Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino, đã nhận được các đặc quyền sâu rộng về kiểm soát nền kinh tế.
Năm 2016, quân đội Venezuela được giao nhiệm vụ phối hợp phân phối thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm cơ bản khác để giải quyết sự thiếu hụt nghiêm trọng trong dân chúng. Đây vốn là “xương sống” trong chính sách của Cách mạng Bolivar từ thời tổng thống Chavez.
Ông Padrino cũng được kiểm soát 5 cảng chính của Venezuela.
Khi đó, ông Maduro tuyên bố: “Tất cả các bộ và tổ chức chính phủ đều trực thuộc Bộ Tự lệnh Quốc gia về Sứ mệnh An toàn và Cung cấp An toàn – cơ quan nằm dưới sự chỉ huy của Tổng thống và Đại tướng hàng đầu Vladimir Padrino”.
Quyết định này của ông Maduro đã khiến ông Padrino trở thành một trong những người quyền lực nhất Venezuela, thậm chí là người quyền lực thứ hai trong chính trị Venezuela.
Như vậy không có gì ngạc nhiên khi Vlad- imir Padrino kêu gào bảo vệ Maduro hay nói đúng hơn là đang bảo vệ cho chính ông.
Người dân Venezuela đã từng chọn Maduro thì chính người dân phải kéo Maduro xuống
Maduro với khả năng chuyên môn là tài xế xe bus nên khi được cựu Tổng thống Ven- ezuela Hugo Chavez nâng đỡ đưa từ ‘bác tài’ lên làm tổng thống, chỉ trong vòng vài năm Maduro đã đưa một quốc gia thuộc lại giàu có nhất thế giới thành một nước nghèo nhất thế giới đến độ người người dân phải bới rác để tìm thức ăn, và hàng triệu người dân phải bỏ nhà cửa ra đi. Cách đối phó với hiện tượng bi đát của đất nước, Maduro khuyên người dân nuôi gà, tự trồng rau để chống đói !
Việc gì đến thì cũng phải đến, trong một diễn tiến mới nhất, theo CNN, một số binh sĩ Venezuela rời bỏ hàng ngũ quân đội và đã kêu gọi chính quyền ông Trump cung cấp vũ khí để giành “tự do”.
Trả lời CNN, cựu binh Carlos Guillen Mar- tinez và Josue Hidalgo Azuaje – hai trong số các công dân Venezuela sống bên ngoài lãnh thổ quốc gia – cho biết họ cần Mỹ cung cấp vũ khí cho “những người khác” tại Venezuela.
Hai người này tiết lộ họ có thể liên lạc được với hàng trăm binh sĩ sẵn sàng rời bỏ hàng ngũ khác và kêu gọi những người lính quân đội Venezuela đảo chính quân sự đối với chính quyền ông Maduro.
“Là binh sĩ Venezuela, chúng tôi mong nhận được hỗ trợ từ Mỹ, ít nhất về mặt hậu cần, liên lạc, vũ khí, để chúng tôi có thể đem lại tự do cho Venezuela,” ông Guillen Martinez nói.
Theo CNN, các binh sĩ Venezuela đào ngũ bởi sự bất bình với tình trạng siêu lạm phát, thiếu thốn lương thực và quản lí kinh tế yếu kém từ chính quyền đã biến quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ trở thành con nợ khổng lồ của những cường quốc khác.
Mặc dù hiện tại, các quan chức cấp cao trong chính quyền Venezuela thề sống thế chết trung thành với ông Maduro. Trong khi đó, hai binh sĩ đào ngũ tiết lộ cho CNN bằng chứng cho thấy hiện có hàng nghìn người khác sẵn sàng tham gia nhóm phản đối ông Maduro.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN, một binh sĩ giấu tên nói: “Ở mọi đơn vị, luôn có một số các binh sĩ muốn phản đối chính phủ.” Người này cũng xác nhận thông điệp được những binh sĩ đào ngũ bên ngoài Venezue- la là xác thực.
Như để xác nhận rằng thực chất quân đội không hoàn toàn ủng hộ Maduro. Lãnh đạo phe đối lập của Venezuela, Juan Guaidó, đã tổ chức các cuộc họp bí mật với quân đội để giành được sự ủng hộ trong việc lật đổ Tổng thống Nicolás Maduro.
Ông Guaidó tiết lộ tin này trong một bài bình luận trên New York Times.
Song song đó, các cuộc biểu tình ở các khu vực nghèo hơn ở Caracas cũng là một tín hiệu chính cho thấy xu hướng chống chính phủ không chỉ tồn tại ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu.
Trước đây, những khu vực nghèo nhất trong xã hội thường là những người ủng hộ trung thành nhất của chính phủ vì họ là những người nhận các chương trình viện trợ do chính phủ tài trợ như nhà ở xã hội. Thế nhưng giờ đây những người này đập nồi và hét lên “Maduro hãy ra đi” .
Như vậy là dấu chấm hết cho Maduro đang dần rõ nét, thời gian dành được tự do thật sự sớm hay muộn đang nằm trong tay người dân Venezuela.
Phuong Nghi (tổng hợp)