NHỮNG VỤ KIỆN CHỨNG MINH HUAWEI PHÁT TRIỂN NHỜ NHỮNG ‘BÍ QUYẾT ĐÁNH CẮP’

0
706

Huawei phát triển và hưởng lợi dựa trên  các hoạt động gián điệp kinh tế của chính  quyền Trung Quốc. Các dữ liệu bị đánh  cắp gồm bí mật thương mại, công nghệ,    cưỡng ép chuyển giao công nghệ, theo NT-  DTV Chinese.    Trong vài năm qua, có ít nhất ba trường  hợp cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương  mại và quyền sở hữu trí tuệ.  Ông Jeff Ferry, nhà kinh tế học thuộc tổ  chức “Liên minh vì một nước Mỹ thịnh    vượng” (Coalition for a Prosperous Ameri-  ca – CPA), nói rằng Huawei thông qua bắt    chước công nghệ và không ngừng đánh cắp  tài sản trí tuệ các công ty phương Tây để  vượt qua các công ty khác, theo  Bloomberg News.

– Cisco và Motorola đã kiện Hua-  wei ăn cắp bí mật công nghệ   

Năm 2003, tập đoàn Cisco đã kiện Huawei  ăn cắp mã nguồn “phần mềm định tuyến”,  và tích hợp nó vào các sản phẩm mạng của  Huawei. Bộ định tuyến là một công nghệ  phần cứng quan trọng cốt lõi của Internet,  được sử dụng để chuyển các gói dữ liệu qua  một liên mạng và thiết bị đầu cuối. Và bộ  định tuyến của Huawei đã được sử dụng  rộng rãi ở Trung Quốc và Châu Âu.  Vụ kiện Cisco đã kết thúc khi Huawei  đồng ý ngừng bán các sản phẩm gây tranh  cãi, theo Bloomberg News  Năm 2010, Reuters đưa tin ngày 22/7,  nhà sản xuất điện thoại di động Hoa Kỳ  Motorola cáo buộc Huawei ăn cắp cơ mật  thương mại. Trong đơn khiếu nại sửa đổi    được đệ trình lên Tòa án Liên bang Chi-  cago vào ngày 16/7, Motorola tuyên bố,    một kỹ sư của công ty đã chia sẻ thông tin  về máy thu phát của Motorola và các công  nghệ khác với người sáng lập Huawei, tỷ  phú Nhậm Chính Phi.

– T-Mobile khởi kiện Huawei,  chính phủ Hoa Kỳ đã mở cuộc    điều tra hình sự   

Huawei đã cử một kỹ sư đến phòng thí ng-  hiệm của đối tác Hoa Kỳ, công ty T-Mobile    tại thành phố Bellevue, Washington. Kỹ sư  này đã tham dự vào dự án robot “Tappy”  của T- Mobile.    Tapply là một sáng chế robot mới, điều kh-  iển máy tính kiểm tra điện thoại di động    mà T-Mobile sản xuất.  Kỹ sư của Huawei đã “tò mò” về Tappy,  người nhân viên này của Huawei đã cố giấu  giếm ngón tay của anh ta sau màn hình máy  tính, và tránh camera an ninh. Sau đó anh  ta lén lút cho tay vào túi đựng máy xách tay  và rút thiết bị USB sao chép dữ  liệu ra khỏi phòng thí nghiệm. Hành vi của  anh ta đã bị phát giác và T-Mobile đã khởi  động một vụ kiện dân sự chống lại Huawei  về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ vào năm  2013.  The Wall Street Journal (WSJ) ngày 16/1  đưa tin, Washington cáo buộc Huawei  trộm cắp bí mật thương mại. Công tố viên  liên bang Mỹ đang điều tra và sẽ đệ đơn  kiện hình sự đối với Huawei, bao gồm vụ  án cả T-Mobile.    Do Huawei vi phạm nghiêm trọng hợp  đồng với T-Mobile, đánh cắp trái phép bí  mật thương mại, và T-Mobile đã gánh chịu  mức chi phí tương đối lớn khi buộc phải  ngừng giao dịch cung cấp điện thoại di  động với Huawei.  “Huawei đã không công bằng kiếm được  hàng trăm triệu đô la lợi thế thương mại  bằng cách đánh cắp công nghệ robot của  T-Mobile”.    Đáp lại lời cáo buộc của T-Mobile, Hua-  wei đã phủ nhận việc đánh cắp các bí mật    thương mại, cho rằng robot Tappy không  phải là một bí mật. Huawei cho biết có  thể dễ dàng tìm thấy video của thiết bị  trên YouTube và các chi tiết về thiết kế và  thông số kỹ thuật của Tappy đã được công  bố trong một số bằng sáng chế.  Năm 2017, bồi thẩm đoàn phán quyết rằng    Huawei đã vi phạm hợp đồng với T-Mo-  bile và trả cho T-Mobile 4,8 triệu đô la.    Công tố viên liên bang Hoa Kỳ đã khởi  xướng một cuộc điều tra hình sự về vụ án  dân sự T-Mobile, tổ điều tra đã kết thúc  cuộc điều tra, và dự kiến vụ kiện sẽ sớm  được đệ trình, Hua Ri đưa tin hôm 16/1.  Luật sư của T-Mobile, ông John Hueston    nói với Huari: “Khi bồi thẩm đoàn phát  hiện Huawei đánh cắp bí mật thương mại  và vi phạm hợp đồng, công ty chúng tôi  đã thắng kiện đầu tiên”. Ông John Hueston  cũng nói rằng, vụ án đã tiết lộ những hành  động sai trái của Huawei, và bắt đầu phơi  bày câu chuyện về Huawei.

– Tin tặc Trung Quốc đánh cắp cơ  mật của Nortel Networks trong  10 năm 

Vào năm 2009, khi Nortel Networks, gã  thiết bị mạng khổng lồ của Canada tuyên  bố phá sản, các nhân viên công ty này tiết  lộ là do hacker của Đảng Cộng sản Trung  Quốc (ĐCSTQ) tấn công. Năm 2012, WSJ  cũng đưa tin, Nortel Networks bị hacker  ĐCSTQ tấn công kéo dài đến 10 năm.  Tờ Forbes, hôm 10/12/2018 đăng tải bài  báo của ký giả Hersh Shefrin cho biết, các  nhà điều tra chính của Nortel Networks tin  rằng Huawei là thủ phạm của vụ tấn công  mạng công ty này, và ám chỉ vụ tấn công là  một hoạt động gián điệp công nghiệp.  Bài báo cũng tiết lộ, vào năm 2000, các tin  tặc có địa chỉ IP của Trung Quốc, đã đánh  cắp được mật khẩu của 7 giám đốc điều  hành, bao gồm CEO của Nortel Networks.  Sau đó, các hacker này đã tải xuống dữ liệu  có chứa một số lượng lớn các quyền sở hữu  trí tuệ độc quyền chủ chốt.  Huawei từng là một trong những nhà cung  cấp của Nortel Networks, không phải đối  thủ cạnh tranh, nhưng đột nhiên trở thành  đối thủ cạnh tranh khốc liệt vài năm sau  đó. Ngoài ra, không có bằng chứng nào  cho thấy Huawei đã đầu tư vào nghiên cứu  và phát triển cần thiết để đạt được mức độ  cạnh tranh này.  Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và  tác động các sản phẩm giá rẻ của Huawei  đã khiến cho Nortel Networks không thể  tồn tại và bị phá sản.

Theo DKN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here