BIỂN ĐÔNG LẠI DẬY SÓNG

0
709

Biển Đông ‘lợi ích cốt lõi’ như cách nói của Trung Quốc, thế nhưng đó cũng là lợi ích ‘sống còn’ của các cường quốc trên thế giới. Chính vì thế, Mỹ và các cường quốc không thể làm ngơ cho Trung Quốc biến biển Đông thành “ao nhà”.

Mỹ – Nhật hợp tác gửi ‘thông điệp ngầm’ tới Trung Quốc

Mỹ – Nhật hợp tác về chiến tranh vũ trụ và không gian mạng, động thái được cho là có “hàm ý ngầm” gửi thông điệp tới các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên các đảo tại Biển Đông, và cố làm suy yếu Nhật trên Biển Hoa Đông, theo Nikkei.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pat- rick Shanahan và Bộ trưởng Quốc phòng  Nhật Bản Takeshi Iwaya, hôm 16/1 tại Ngũ Giác Đài, đã thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực mới như chiến tranh vũ trụ và không gian mạng, một động thái được xem là có ‘ẩn ý’ đối với Trung Quốc, giữa bối cảnh Bắc Kinh đang phô trương quân sự trong các lĩnh vực này.

Đây cũng là cuộc gặp đầu tiên giữa 2 bộ trưởng, kể từ khi ông Shanahan đảm nhận cương vị mới vào ngày 1/1, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis từ chức. Ông Iwaya và ông Shanahan cũng khẳng định thực thi đầy đủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Bắc Hàn như một cách “thuyết phục” họ phải từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, Bộ trưởng Nhật Bản nói với các phóng viên sau cuộc họp tại Ngũ Giác Đài

Ông Iwaya cho biết, ông và ông Shanah- an nhấn mạnh sự phản đối của họ đối với  những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nhật – Mỹ cam kết hợp tác thúc đẩy “pháp trị” (rule of law) và tự do hàng hải ở đó.

Mỹ – Nhật đồng ý rằng, chiến lược răn đe bởi 2 nước, cộng với vai trò của Nam Hàn là “không thể thiếu” đối với an ninh của khu vực.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick M. Shanahan chủ trì một buổi lễ chào đón  Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya trước cuộc họp song phương tại Lầu Năm Góc, hôm 16/1/2019. (Ảnh: Air Force Tech Sgt. Vernon Young Jr., DOD/ defense.gov)

Theo tờ Nikkei, động thái hợp tác này là một chỉ trích có ẩn ý ngầm chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa các tiền đồn tại các khu vực tranh chấp trên Biển Đông và những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm suy yếu chính quyền Nhật Bản đối với Quần đảo Senkaku tại Biển Hoa Đông.

Nhật Bản đã dự kiến thành lập “Đơn vị sứ  mệnh Không gian” (Space Domain Mis- sion Unit), vào năm tài chính 2022 theo các  hướng dẫn quốc phòng mới nhất. Đơn vị không gian mạng được dự kiến sẽ có nhiệm vụ “tăng cường mạnh mẽ khả năng phòng thủ không gian mạng, bao gồm phá vỡ việc sử dụng không gian mạng của đối thủ trong một cuộc tấn công vũ trang chống lại Nhật Bản”, ông Iwaya nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trụ sở tại Washington.

Đối với Bắc Hàn, ông Iwaya chỉ ra các mối đe dọa của nước này gây ra, và kêu gọi các hoạt động hợp tác mạnh mẽ hơn nữa với quân đội Hoa Kỳ.

“Chúng tôi không thể bỏ qua thực tế rằng khả năng hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn tiếp tục là mối đe dọa nghiêm trọng và các mối đe dọa an ninh sắp xảy ra đối với an ninh của chúng tôi. Thực tế này cũng khiến cho sự hợp tác Nhật – Mỹ trở nên vững chắc hơn”, ông Iwaya nói.

Sự hợp tác này diễn ra sau một tháng, sau khi nội các Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe áp dụng một chính sách quốc phòng “10 – năm” mới, và một chương trình xây dựng quốc phòng giữa kỳ “5 – năm” mới, cả 2 chính sách đều nhằm tăng cường hơn nữa liên minh Nhật – Mỹ.

Hải quân Anh và Mỹ diễn tập chung trên Biển Đông

Reuters đưa tin, Hải quân Mỹ và Anh ngày 16/1 thông báo hai nước này đã thực hiện các cuộc diễn tập hải quân chung đầu tiên trên Biển Đông kể từ khi Trung Quốc xây  dựng các căn cứ đảo tại vùng biển tranh chấp này trong bối cảnh Washington tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng minh để duy trì sức ép với Bắc Kinh

Người phát ngôn Hải quân Mỹ nêu rõ: “Chưa có ghi chép nào về các hoạt động chung (của Mỹ và Anh) trong thời gian gần đây, đặc biệt ở Biển Đông” và không có cuộc diễn tập chung nào như vậy tại vùng biển này ít nhất kể từ năm 2010. Trong một thông cáo báo chí, Hải quân Mỹ cho hay tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn  đường của lực lượng này USS McCamp- bell, vốn ở neo đậu ở Nhật Bản và tàu khu  trục nhỏ HMS Argyll của Hải quân Hoàng gia Anh, đang có chuyến thăm châu Á, đã tiến hành diễn tập trao đổi thông tin cũng như các hoạt động diễn tập khác từ ngày 11-16/1 tới”để giải quyết những ưu tiên an ninh chung.”

Cuộc diễn tập diễn ra sau khi một tàu chiến khác của Anh là HMS Albion trọng tải 22.000 tấn, di chuyển tới gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông hồi tháng 8/2018. Đây là lần đầu tiên Anh trực tiếp thách thức sự kiểm soát đang gia tăng của Trung Quốc với vùng biển chiến lược này và quyết định này được đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố muốn thấy sự tham gia nhiều hơn của quốc tế vào hành động như vậy. Trong khi đó, Bắc  Kinh cáo buộc London có “hành động kh- iêu khích”.

Tổng thống Trump công bố chiến lược phòng thủ tên lửa chống Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump hôm 17/1 đã tiết lộ cuộc đại tu đầu tiên của chiến lược phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ trong gần một thập kỷ qua tại Ngũ Giác Đài, đặc biệt nhấn mạnh mối đe dọa từ Trung Quốc, Triều Tiên, Nga, Iran.

CNBC đưa tin, bản báo cáo dài 108 trang nhấn mạnh sự cần thiết phải có một “cách tiếp cận toàn diện về phòng thủ tên lửa nhằm chống lại các mối đe dọa tên lửa trong khu vực và từ các nhà nước bất hảo”, đồng thời kêu gọi phát triển các công nghệ mới cho hệ thống của Mỹ trong tương lai. “Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản, [đó là] để bảo đảm rằng chúng tôi có thể phát hiện và tiêu diệt bất kỳ tên lửa nào được phóng ra chống lại Hoa Kỳ từ bất cứ nơi nào, vào mọi lúc, mọi nơi”, Tổng thống Trump phát biểu.

Các sáng kiến được nêu trong bản đánh giá phòng thủ tên lửa phải nhận được sự ủng hộ từ Nghị viện để được áp dụng thực tế. Chiến lược này dự kiến được công bố vào năm ngoái nhưng bị trì hoãn vì tính chất nhạy cảm trong việc thiết lập cách ứng phó các mối đe dọa của Trung Quốc, Nga, Bắc Hàn và Iran, theo CNBC.

Báo cáo mô tả Bắc Hàn là “mối đe dọa phi thường”. Bắc Hàn đã thử nghiệm thành    công loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng vươn tới Hoa Kỳ. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga đang nghiên cứu các loại vũ khí tiên tiến mà về lý thuyết có thể trốn tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, theo NPR.

Chiến lược cũng tập trung nhiều vào Nga và Trung Quốc, hai nước đang phát triển các hệ thống phòng thủ như tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân và vũ khí siêu thanh có khả năng bay với tốc độ nhanh hơn 5 lần so với âm thanh.

Vào tháng 10/2018, Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), một thỏa thuận mà chính quyền Trump nhận định Nga đã vi phạm suốt nhiều năm. “Nga là bên đã vi phạm thỏa thuận. Họ đã làm điều đó suốt nhiều năm qua và tôi không hiểu vì sao Tổng thống Barack Obama không đàm phán lại hoặc rút khỏi thỏa thuận”, ông Trump phát biểu khi công bố quyết định.

Son Pham (tổng hợp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here