NHIỀU QUỐC GIA KÊU GỌI TỰ DO HÀNG HẢI TẠI BIỂN ĐÔNG

0
650

Trên thế giới chỉ duy nhất một mình Trung Quốc tự vẽ và tự nhận chủ quyền tại biển Đông, nếu có thêm một ai đó ủng hộ tham vọng của Trung Quốc đó chính là tổng thống Philippines – Ro-drigo Duterte (người tự nhận mình có nguồn gốc Trung Quốc).

Ông Duterte không tiếc lời ca tụng Trung Quốc, ngay cả nói ông “yêu” Tập Cận Bình, thậm chí có lúc còn đùa rằng Philippines là “một tỉnh của Trung Quốc”.

Nhiều người dân thường Philippines cũng như các luật sư quốc tế và các nhà ngoại giao đều bày tỏ phẫn nộ về việc ông Duterte từ khước ngay cả nêu lên với Trung Quốc việc Philippines đã thắng trong vụ kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016, khi tòa án quốc tế tại La Haye ra phán quyết trao phần thắng cho Philippines, và khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết Biển Đông là “vô căn cứ”.

Ngoài ra, ông Duterte còn chống lại việc các nước Đông Nam Á đưa ra một lập trường thống nhất chống hành động quân sự hóa của Bắc Kinh tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực tuần trước, ông Duterte cảnh báo chớ nên gây hiềm khích, bởi vì, theo lời ông, Biển Đông “bây giờ đã nằm trong tay của Trung Quốc”!

Tuy nhiên, hình như đây chỉ là quan điểm cá nhân của Duterte chứ không phải của người dân Philippines. Chẳng thế mà sau khi Duterte lên tiếng ủng hộ Trung Quốc thì quyền chánh án Tối Cao pháp viện Philippines Anto-nio Carpio ngày 24/11/2018, khẳng định những yêu sách của Trung Quốcở Biển Đông, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye, là « mối đe dọa từ bên ngoài nghiêm trọng nhất đối với Philip-pines kể từ sau Thế Chiến II».

Ông Antonio Carpio cáo buộc Trung Quốc là «nước xâm chiếm trái phép» trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 376.350 km2 của Philippines, khai thác trái phép «nguồn cá, dầu khí, vì theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và theo phán quyết của Tòa Trọng Tài, Philippines có đặc quyền đối với tất cả các nguồn tài nguyên trong khu vực này».

Chánh án Carpio cảnh báo chính phủ tránh mọi dự án « khai thác, phát triển chung » với Trung Quốc ở Biển Đông, vì Nhà nước Philippines sẽ không có quyền kiểm soát tất cả. Ông nhấn mạnh là khi «nhượng chủ quyền trên một văn bản, chúng ta sẽ nhượng mãi mãi».

Thậm chí, có nhiều người lên án ông Duterte «phản bội đất nước. Vụ việc xảy ra tại Kawit, ở phía nam Manila, vào lúc tổng thống Philippines đọc diễn văn nhân kỷ niệm 120 năm ngày Độc Lập, hôm 12/6/2018, trước một cử tọa gồm các đại sứ nước ngoài. Tổng thống Duterte bị chỉ trích là nhu nhược nhượng bộ để Bắc Kinh lấn chiếm biển đảo…

Ngày càng nhiều quốc gia cùng đồng tâm hiệp lực chống lại tham vọng của Trung Quốc

Ngoài Mỹ là nước từ lâu không công nhận tham vọng độc bá biển Đông của Trung Quốc, gần đây nhiều quốc gia cũng kêu gọi tự do hàng hải

Cụ thể, hôm 30/11/2018, ba nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Achentina, lần đầu tiên cùng lên tiếng kêu gọi tự do hàng hải tại châu Á. Đây là động thái nhằm chứng tỏ sự đoàn kết trước thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Nhật Shinzo Abe và thủ tướng Ấn Naren-dra Modi – ba nhà lãnh đạo cánh hữu đã gặp gỡ nhau trong vòng 15 phút. Cuộc gặp ba bên này mang tính biểu tượng hơn là nhằm hoạch định chiến lược, nhưng chứng tỏ Mỹ-Nhật-Ấn đều lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Tokyo và New Delhi lâu nay vẫn tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh, trong khi ông Trump đang gây áp lực nặng nề về thương mại lên Trung Quốc, đồng thời tái khẳng định mối quan ngại về việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố : « Nhật, Mỹ, Ấn đều cùng chia sẻ những giá trị căn bản và lợi ích chiến lược. Khi cả ba chúng ta cùng hợp sức làm việc, thì sẽ mang đến thịnh vượng và ổn định hơn cho khu vực cũng như cho thế giới ».

Thủ tướng Ấn Narendra Modi ghi nhận, ba chữ đầu tên nước bằng tiếng Anh (Japan, America và India), viết tắt là JAI trong tiếng Hindi có nghĩa là « trường tồn ».Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sand-ers trong một thông cáo cho biết cuộc gặp «tái khẳng định tầm quan trọng của tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng mở, vì thịnh vượng và sự ổn định của toàn cầu ; cam kết tăng cường hợp tác ba bên».

Song song đó, ngoài việc Anh, Pháp đã từng tuyên bố và đã thực hiện việc cho tàu chiến tuần tra biển Đông, gân đây Hoa Kỳ và Australia đang tìm cách chế ngự tham vọng biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc, cho dù Tổng thống Philip-pines Rodrigo Duterte đang từ bỏ cố gắng này, theo Forbes.

Vai trò của Nhật tại biển Đông

Chỉ riêng trong hai tháng 9-10/2018 Nhật Bản đã liên tục có những tuyên bố và hành động cụ thể nhằm khẳng định sự gắn bó với quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, luôn cho rằng họ có chủ quyền trên hầu hết vùng biển này.

Điểm nổi bật gần đây là Tokyo đã không còn ngần ngại trong việc dùng đến quân đội để thực hiện mục tiêu này. Đối với giới phân tích, rõ ràng là Tokyo đang đẩy mạnh chính sách can dự tích cực vào vấn đề Biển Đông được thủ tướng Shinzo Abe đề xướng từ khi ông trở lại cầm quyền từ năm 2012.Trong bài phân tích « Nhật Bản đối lập với Trung Quốc tại Biển Đông – Japan versus China in the South China Sea », đăng trên trang mạng báo Nhật Bản Nikkei Asian Review mới đây, giáo sư Yoichiro Sato thuộc Đại Học Ritsumeikan Asia Pacif-ic University đã cho rằng Tokyo đi đúng hướng trong việc mở rộng và khẳng định vai trò quân sự của mình trong khu vực, không để cho Bắc Kinh tự do tung hoành.Nhà nghiên cứu này cho rằng Nhật Bản cần phải luôn luôn liên minh chặt chẽ với Washington và các đồng minh của Mỹ, mở rộng hợp tác với các nước trong vùng đồng thời phải thận trọng để tránh một trường hợp như Philippines đã bất ngờ chạy theo Trung Quốc dưới thời tổng thống Duterte hiện nay…

Cụ thể là hoạt động gia tăng của Hải Quân Nhật phản ánh việc hai đồng minh Mỹ – Nhật cùng đẩy mạnh chiến lược hình thành « Khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và mở », một chiến lược chính trị còn có cả Ấn Độ và Úc cùng tham gia để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Phương Nghi (tổng hợp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here