Trung Quốc có tranh chấp tại biển Đông với hầu như đa số các nước trong khối Asean như : Việt Nam, Brunei, Philippines, Đài Loan, Malaysia, In-donesia. Tuy nhiên, chỉ có Việt Nam và Philippines (xin nhấn mạnh chỉ dưới thời tổng thống Benigno Aquino III) là có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đưa ra cái “lưỡi bò” tự vẽ và đòi chủ chủ quyền đến 80% diện tích biển Đông tương đương khoảng 3,5 triệu km2. Thậm chí theo cái “lưỡi bò” của Trung Quốc, nó còn liếm hẳn vào lãnh thổ của một số quốc gia. Nhìn vào cái “lưỡi bò” và đòi hỏi của Trung Quốc, bất cứ ai cũng nhìn thấy đó là sự vô lý, ngay cả Trung Quốc chắc chắn cũng nhìn thấy như thế, nhưng họ cố tình lờ đi vì họ dựa vào sức mạnh mà họ đang có.Nói tranh chấp, nhưng trên thực tế cho đến nay, chỉ có Philippines dưới thời tổng thống Benigno Aquino III là đã kiện thành công Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế. Trong một phán quyết quan trọng, Toà án Trọng tài Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông, và nói rằng nước này không có “chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử” tại vùng biển rộng lớn này.Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye là để đáp lại vụ khiếu kiện của Philippines vào năm 2013, Manila tố cáo Bắc Kinh là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – gọi tắt là UN-CLOS, qua các hành động gây hấn của họ trên bãi cạn Scarborough, một bãi cạn nằm cách bờ biển Philippines khoảng 225 km.Toà án Trọng tài Thường trực La Haye – PCA nói tuyên bố của Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông theo lằn ranh gọi là “đường chín đoạn” trải dài từ vùng duyên hải phía Tây Trung Quốc đi ngược lại với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, ấn định ranh giới biển của một nước trong phạm vi 12 hải lý từ bờ biển của nước này, và quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của nước đó. Tất nhiên, với bản chất tham lam, ngang ngược Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết của Tòa quốc tế. Điều không may cho thế giới nói chung và Philippines nói riêng, là chính Philippines dưới thời cầm quyền của Rodrigo Duterte đã phủ nhận phán quyết này và gián tiếp thừa nhận tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông. Trong khi đó, chính quyền cộng sản Việt Nam thì cứ theo thông lệ ngồi trong phòng phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc, thậm chí đối đầu với Trung Quốc về mặt pháp lý còn không dám thì nói gì đến đối đầu quân sự ! Như vậy có thể nói rằng, biển Đông trên thực tế đang nằm hoàn toàn trong quyền kiểm soát của Trung Quốc, nếu Hoa Kỳ và một số cường quốc trên thế giới như Anh, Pháp, Úc…không lên tiếng phản đối và có hành động tích cực như đưa tàu chiến đến tuần tra hay tập trận trên biển Đông thì coi như biển Đông đã được Trung Quốc giải quyết xong từ rất lâu.
Hoa Kỳ kiên quyết không nhượng bộ TQ về vấn đề biển Đông
Washington sẽ không nhượng bộ những yêu sách của chính quyền Trung Quốc về Biển Đông và Đài Loan, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố.Tại Hồng Kông hôm 19/11, ông Patrick Murphy, một quan chức thuộc văn phòng Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng Hoa Kỳ đã có hai cuộc hội đàm ngoại giao cấp cao với Trung Quốc bất chấp cuộc chiến thương mại giữa hai nước vẫn đang diễn ra.Ông Murphy là một trong những quan chức ngoại giao cấp cao hộ tống Phó Tổng thống Pence trong chuyến công du châu Á tuần trước. Ông cho biết Biển Đông và Đài Loan là những vấn đề khó khăn nhất quyết định mối quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ, nhưng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm chính về việc đã làm phức tạp hóa và làm trầm trọng thêm hai vấn đề này.“Quan ngại của chúng tôi trong cả hai vấn đề là chúng tôi [chịu trách nhiệm] quản lý các mối quan hệ [để duy trì] hiện trạng [ổn định] trong nhiều thập kỷ qua, nhưng Trung Quốc [lại] đang thay đổi điều đó đối với cả vấn đề Đài Loan và Biển Đông, điều này dẫn đến căng thẳng… [và] các hệ lụy nữa ”, ông Murphy nói.“Chúng tôi mong muốn đạt được [những cuộc đối thoại] thành công. Nhưng làm thế nào bạn có thể có một cuộc đối thoại [như vậy] trong khi đối tác đang [triển khai việc] xây dựng, bồi đắp và quân sự hóa… những việc làm suy giảm niềm tin?”Ông Murphy muốn nói tới việc, từ năm 2014 cho tới 2016, Bắc Kinh đã tự ý bồi đắp 7 rặng san hô trên Biển Đông thành các đảo nhân tạo và triển khai quân đội và vũ khí lên các đảo này. Chính sách mềm mỏng của cựu Tổng thống Barack Obama thời điểm đó được đánh giá là góp phần tạo điều kiện cho Trung Quốc thực hiện tham vọng xây dựng đảo ở Biển Đông. Ông Obama bị chỉ trích vì đã không cho phép hải quân Mỹ tiến hành các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, trong khoảng thời gian khác các hoạt động của hải quân được tiến hành nhưng phải xin phép ông từng lượt, từng lượt. Năm 2015, Tập Cận Bình đứng cạnh Tổng thống Barack Obama trong Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc và hứa hẹn sẽ không quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông, theo Busi-ness Insider. Nhưng Trung Quốc đã đưa các máy bay ném bom hạt nhân, máy bay tiêm kích chiến đấu, tên lửa và các khí tài quân sự khác đến các tiền đồn mà họ chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông.Trái ngược với người tiền nhiệm, chính quyền Tổng thống Trump đang tăng cường phản đối tham vọng của Bắc Kinh về Biển Đông. Chỉ vài tháng sau khi nhậm chức, vào tháng 7/2017, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh phê duyệt quân đội tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông theo kế hoạch một năm mà không cần xin phép.Chiến lược của Hoa Kỳ dưới thời TT. Trump là duy trì sự hiện diện ở Biển Đông thường xuyên đến mức điều đó không còn là tin tức đáng kể gì đối với giới truyền thông. Thông qua điều này, Hoa Kỳ đã phản bác thành công các tuyên bố đơn phương của Trung Quốc tại Biển Đông, theo Business Insider.Chính quyền Trump có kế hoạch thành lập liên minh “Quad” do Mỹ lãnh đạo với sự tham gia của Australia, Ấn Độ và Nhật Bản, được cho là một động thái nhằm đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Khi được hỏi về Quad, ông Murphy cho biết liên minh này không phải là một cơ chế để “tập trung vào các vấn đề quân sự”, mà là một nền tảng đa phương nhắm mục tiêu chia sẻ quan điểm và lợi ích chung giữa bốn quốc gia.Trong một diễn tiến mới nhất, “Hai máy bay ném bom B-52H Stratofortress của Không lực Hoa Kỳ đã rời Căn cứ Không quân Anderse ở Guam, và tham gia vào một nhiệm vụ đào tạo thường lệ” trong “vùng lân cận của Biển Đông”, trang CNN trích dẫn tuyên bố của lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ.“Nhiệm vụ gần đây nhất tuân theo luật pháp quốc tế và cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, tuyên bố nói thêm.Chính quyền Tổng thống Trump đang tăng cường hiện diện ở Biển Đông nhằm phản đối các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc và đảm bảo các tuyến đường hàng hải, hàng không tự do trong khu vực.Washington sẽ không nhượng bộ những yêu sách của chính quyền Trung Quốc về Biển Đông, theo ông Patrick Murphy, một quan chức thuộc văn phòng Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ.Động thái này được cho là một lời cảnh báo của Hoa Kỳ tới Trung Quốc về quyền tự do đi lại của tàu thuyền trên Biển Đông, theo Taiwain News.
Lời kết
Từ diễn biến trên có thể thấy rằng đây là cơ hội cho các nước có tranh chấp với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, nhưng họ (những quốc gia có tranh chấp với TQ) có thực sự muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia, có thực sự đặt lợi ích quốc gia trên lợi ích của phe nhóm, đảng phái hay không thì phải do chính nhưng người trách nhiệm trả lời, và một điều quan trọng không thể thiếu đó là sức mạnh của toàn dân đối với chủ quyền quốc gia.
Phương Nghi tổng hợp