Một, sự kiện và thời sự. Ngày 13/11 Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence tiết lộ với báo Washington Post, cho biết máy bay của Ông bay cách đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Trường Sa khoảng 30 km trong chuyến đi dự hội nghị cao cấp Đông Á (EAS), ở Singapore. Ông nói chuyến bay của ông là “một kiểu chiến dịch tự do hàng hải, hàng không của Mỹ”. “Chúng tôi sẽ không bị đe dọa và sẽ không nhượng bộ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải”, phó tổng thống Mỹ quả quyết.Ngày 08/11/2018 trước đó hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reaganvà tàu chở trực thăng Nhật Bản JS Hyu-ga tập trận “Keen Sword” cùng với 16 tầu chiến khác của Hải Quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên Biển Philippines.Ngày 15/11/2018 hai hàng không mẫu hạm Mỹ với khoảng 150 chiến đấu cơ đang tiến hành những cuộc tập trận « phức tạp » trên Biển Philippines. Phó đô đốc Phil Sawyer, tư lệnh Hạm Đội 7, xác nhận mục tiêu phô trương thanh thế để thị uy khi tuyên bố : « Việc hai nhóm tác chiến tàu sân bay tập trận cùng lúc cho phép phát huy sức mạnh chiến đấu ít ai sánh nổi ».Còn đồng minh của Mỹ là Pháp có kế kho-ach cho hàng không mẫu hạm nguyên tử Charles de Gaulle biệt danh là « Nhà máy chiến đấu », sang tuần tra Biển Đông-Ấn Độ Dương. Bộ trưởng Quân Lực Pháp cho biết Pháp « luôn trên tuyến đầu để bảo vệ một quyền vĩnh viễn, đó là tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế. Và mỗi lần, nếu nguyên tắc cơ bản này của luật pháp quốc tế bị vi phạm, như trường hợp đang xảy ra hiện nay tại Biển Đông, chúng tôi sẽ thể hiện quyền tự do hành động và lưu thông của mình trong các vùng biển đó ». Đây là lý do giải thích nhiệm vụ đầu tiên của hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle là đến vùng Ấn Độ Dương, trong đó có Biển Đông.Còn trước hơn nữa, Hải Quân Anh tiếp tục điều chiến hạm đến Biển Đông. Đô đốc Philip Jones, tư lệnh Hải Quân Hoàng Gia Anh Hải Quân Anh hôm 22/10/2018 cho biết là Anh Quốc sẽ khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, bất chấp những lời chỉ trích gần đây của Bắc Kinh.Ngày 23- 10 tin RFI của Pháp cho biết, “Mỹ cử chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan, công khai thách thức Bắc Kinh”. Mỹ hôm 22/10/2018 đã cho hai chiến hạm băng qua Eo Biển Đài Loan để thi hành chiến dịch được mệnh danh là bảo vệ tự do hàng hải. Bắc Kinh đã lập tức bày tỏ thái độ « quan ngại sâu sắc » và yêu cầu Washington « cẩn thận » trong vấn đề Đài Loan.“Đại tá Rob Manning, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết, hai chiếc khu trục hạm USS Curtis Wilbur và tuần dương hạm USS An-tietam, đã thực hiện một chuyến quá cảnh thường lệ qua Eo Biển Đài Loan để chứng tỏ « quyết tâm của Mỹ trong việc duy trì một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở ». Ngày 29/10/2018, Đô Đốc John Richard-son, tham mưu trưởng Hải quân Mỹ tuyên bố Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra ở Biển Đông để chống lại « những đòi hỏi chủ quyền không chính đáng » của Trung Quốc. Trong khi đó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Philippines cũng hôm 29/10 cũng gián tiếp tố giác Mỹ, lên tiếng lặp lại quan điểm là các nước bên ngoài khu vực đang gây bất ổn ở vùng tranh chấp Biển Đông và phô diễn sức mạnh. Hai, đi vào phân tích. Biển Đông nếu quốc tế hoá, TC thua là cái chắc. Lâu nay Trung Cộng khăng khăng bám lấy lập trường giải quyết mọi tranh chấp biển đảo với các nước Á châu Thái bình dương láng giềng, trên nguyên tắc song phương. Bên cạnh lý do cái lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng, còn có một lý do sâu sắc nữa là TC là một chế độ cục bộ, cô đơn cùng cực trên phương diện ngoại giao trong cộng đồng thế giới.Tiêu biểu như trong vụ TC đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào ngày 1- 5- 2014 đến vùng đặc quyền kinh tế VN, TC mở cả một chiến dịch truyền thông toàn cầu, nhờ Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chuyển cho tất cả nước thành viên LHQ bản lập trường của TC nói phần phải về TC. Nhưng không một nước nào lên tiếng ủng hộ TC. Kể cả nước Nga, TT Putin là cựu trung tá KGB của Liên xô CS, đang cần TC ủng hộ trong hồ sơ Nga lấy đảo Crimée và uy hiếp nước Ukrain đang bị Liên Âu và Mỹ trừng phạt. Trong vụ Phi kiện TC xâm lấn biển đảo của Phí, vào ngày 22 tháng 1 năm 2013, Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) về Luật Biển của LHQ phán quyết TC không có lý do lịch sử, luật pháp nào để sở hữu các biền đảo đã xâm chiếm.TC là một chế độ cục bộ, cô đơn, ích kỷ chỉ biết mình, nên không phải là một siêu cường thế giới. TC không có khả năng, không có ảnh hưởng, không có quyền lực cứng hay mềm để hình thành, lay động hay lay chuyển hướng chính sách của thế giới hay của các nước như vai trò của Mỹ. Những ảnh hưởng, tác động đối với bên ngoài đó mới là yếu tố cấu thành danh tiếng, thế lực, vai trò của một siêu cường thế giới.TC thua vì quyền tư do hàng hải hàng không là quyền được luật biển và luật hàng không quốc tế qui định và bảo vệ. Mỹ và đồng minh cùng đối tác của Mỹ bảo vệ là chánh nghĩa, là quyền lợi cốt lõi của các nước. TC xâm lấn, xâm chiếm, quân sự hoá là phản động, phi pháp. Các nước có quyền luật định quốc tế cho tầu, máy bay đi đến bất cứ nơi nào luật cho phép. Quyền ấy cũng là quyền côt lõi của các nước, tức là quyền lợi thiết yếu, sanh tử của các nước, ai xâm phạm thì các nước dùng biện pháp quân sự để bảo vệ. Tiêu biểu như Mỹ ơ Bắc Thái bình dương, Mỹ có nhiệm vụ quốc tế đóng gần 100.000 quân để bảo vệ hoà bình, mà TC ngăn chận con đường hàng hải huyết mạch qua Biển Đông là ngăn chận tiếp liệu nặng của Mỹ thi Mỹ phải chống TC. Á châu Thái bình dương nói chung, Biển Đông nằm trên con đường hải huyết mạch quốc tế, mỗi năm 75% hàng hoá thế giới san xuất, 5.000 tỷ Mỹ kim hàng hoá Mỹ qua đây, không lẽ Mỹ để TC chiếm làm của riêng khi tuyên bố 90% Biển Đông và các đảo là của tổ tiên TQ dể lại cho họ, thì làm sao Mỹ không chống.Ba, kết thúc. Nên tình hình cho thấy càng ngày các siêu cường trên thế giới, Mỹ, Nhựt, Pháp, Anh vá các nước láng giêng của TQ đoàn két lại trong chanh nghĩa bảo vệ tư do luu thong qua Biển Đông. Càng ngày TQ càng cô đơn, bao ngược bị thế giói chong đối trong vấn đề Biển Đông.Tình hình chống đối hành động bạo ngược của TC khiến tiến dần đến chiến tranh.