Tạm thời không bàn đến những ồn ào của dư luận đối với tổng thống Donald Trump, có thể những lời ong tiếng ve gây ít nhiều ảnh hưởng đến chính quyền của của ông. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng, ông Trump dường như đã và đang thực hiện đúng
lời hứa của mình đó là “nước Mỹ trên hết” Dư luận đâu đó vẫn chỉ trích chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông Trump, và cho rằng, chính sách này sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh tế của chính Hoa Kỳ và thế giới. Đề công bằng, chúng ta hãy đưa ra bức tranh sống động và thực tế nhất, đó là sau khi xảy ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc thì nền kinh tế Mỹ ra sao và TQ hiện nay như thế nào. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không thể đưa tất cả các ý kiến của các nhà kinh tế, các nhà phân tích hay các chính trị gia về chính sách của ông Trump. Tuy nhiên, có thể tóm lại rằng kho có nhiều người chỉ trích thì cũng có rất
Ms nhiều người ủng hộ chính sách của ông Trump. Thôi thì cứ để họ tranh cãi với nhau. Riêng đối với cái nhìn của người dân, có lẽ đó là thước đo thực tế nhất bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ.
Tỉ lệ thất nghiệp giảm ở mức thấp nhất trong 50 năm
Tỉ lệ thất nghiệp giảm có nghĩa là hầu như đại đa số đầu có việc làm, và điều đó cũng đồng nghĩa rằng cuộc sống người dân ổn định hơn. Theo giới truyền thông đưa tin và căn cứ trên số liệu từ chính phủ Hoa Kỳ, tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ chỉ còn 3,7% trong tháng 9, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/1969, và cho thấy việc thuê mướn kéo dài kỷ lục đã giúp hàng triệu người Mỹ đi làm trở lại. Trong những tháng gần đây, người tiêu dùng giàu lên và chi tiêu của các cơ sở kinh doanh đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và khuyến khích chủ nhân tiếp tục thuê mướn nhân công. Người Mỹ tin tưởng vào triễn vọng của nền kinh tế được thúc đẩy vì có thêm công ăn việc làm và có những chỉ dấu cho thấy lương cao. Tăng trưởng trong tháng 9 đã nới rộng mức tăng trưởng của việc làm hàng tháng trong 8 năm rưỡi liên tiếp. Đó là thực trạng của nước Mỹ trong cuộc chiến thường mại với Trung Quốc. Vậy Trung Quốc đã đạt được gì trong cuộc chiến thương mại
Trung Quốc đang “kiên cường” đấu “võ miệng” trong cuộc chiến thương mại
Trung Quốc từng nhấn mạnh rằng nền kinh tế của nước này”rất kiên cường” và Bắc Kinh không lo ngại một cuộc chiến thương mại. Nhưng hành động gần đây cho thấy điều ngược lại. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thiên Tân, Trung Quốc hồi tháng 9, một quan chức của cơ quan điều hành chứng khoán nhà nước hùng hổ nói “văng cả bọt mép” rằng,
chính quyền Tổng thống Trump không thể khiến kinh tế Trung Quốc chao đảo. Fang Xinghai, Phó Chủ tịch Ủy ban điều hành chứng khoán Trung Quốc cho biết, ngay cả khi Mỹ áp thuế lên toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ bị giảm 0,7 %. Tuy nhiên, việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mới đây cắt tỷ lệ dự trữ cho thấy, tình hình không “màu hồng” như quan chức này tưởng tượng, các chuyên gia lưu ý. Ngân hàng TW Trung Quốc vừa tuyên bố cắt tỷ lệ dự trữ của hầu hết các ngân hàng, cho phép bơm 750 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 109,2 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng, đồng nghĩa với việc nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế. Động thái giảm tỷ lệ dự trữ lần thứ 4 trong năm được đưa ra khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang leo thang, và có khả năng kéo dài hơn dự kiến. Cuộc chiến tranh thương mại kéo dài trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang có tín hiệu vững vàng có thể khiến các nhà đầu tư rút tiền khỏi Trung Quốc. “Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và bạn có thể nhìn thấy chính phủ đang chủ động có các biện pháp kích thích kinh tế”, nhà phân tích Cindy Ponder-Budd từ công ty nghiên cứu View from the Peak cho biết. Động thái mới nhất của PBOC được đưa ra sau kỳ nghỉ quốc khánh kéo dài một tuần ở Trung Quốc. Khi thị trường Trung Quốc đóng cửa tuần trước, cổ phiếu Hồng Kông đã giảm 4 ngày liên tiếp khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại. Động thái giảm tỷ lệ dự trữ có tác động không nhiều trong việc xoa dịu thị trường khi cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục giảm ngay trong phiên giao dịch đầu tiên. Cổ phiếu tại Thượng Hải và Thâm Quyến giảm gần 3% trong sáng ngày 8/10. “Trung Quốc đang lo lắng. Đang có rất nhiều áp lực đối với Trung Quốc”, Gareth Nicholson, Ngân hàng Singapore cho hay. “Trung Quốc có thể đang đối mặt với thời kỳ tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tất cả các thông tin đều chống lại Bắc Kinh”, Fraser Howie, nhà phân tích độc lập trả lời CNBC. “Tất nhiên là họ muốn hạn chế bất kỳ thông tin cho thấy họ đang lo sợ nhưng rõ ràng đây không phải là tình hình kinh tế thường thấy ở Trung Quốc”, ông nói thêm.
Mọi khả năng đối với Trung Quốc vẫn còn bỏ ngõ
Tuy nhiên, hình như ông Trump chưa có ý định ngồi lại với họ Tập. Ông Trump đã để ngỏ khả năng có thể tiến hành thêm nhiều biện pháp nữa khiến nền kinh tế Trung Quốc chịu thiệt hại nghiêm trọng hơn. Tuyên bố này cho thấy không hề có dấu hiệu Washington sẽ “hạ nhiệt’ căng thẳng thương mại đang leo thang với Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn hãng tin Fox News, Tổng thống Trump nhấn mạnh các biện pháp áp thuế nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã có “tác động lớn” đối với nền kinh tế thứ 2 thế giới. Ông cho rằng nền kinh tế Trung Quốc về cơ bản đã bị suy giảm, đồng thời cảnh báo có thể gây thêm áp lực hơn nữa nếu ông muốn. Ông nhấn mạnh: “Tôi không muốn làm vậy, song Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán.” Vị nguyên thủ Hoa Kỳ cũng cho rằng mặc dù Trung Quốc muốn đàm phán song ông không tin họ đã sẵn sàng. Ông Trump cáo buộc những người tiền nhiệm vì đã cho phép Trung Quốc theo đuổi các hành vi thương mại mà ông cho là không công bằng, đồng thời nhấn mạnh “điều đó đã kết thúc.”
Lời kết
Nhìn lại hai năm cầm quyền, ông Trump đã giữ đúng lời hứa. Nói bình dân một chút là ông “không đóng phim” trên chính trường, ông đang sử dụng quyền lực của một tổng thống và lợi thế của Hoa Kỳ, điều đặc biệt quan trọng là những điều ông làm, các công dân Mỹ đều được hưởng.