Vài tháng gần đây, khi căng thẳng giữahai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càngtrầm trọng, các nhà phân tích đều tập trungvào việc phân tích ảnh hưởng của thuế nhậpkhẩu lên nền kinh tế Trung Quốc. Một sốcho rằng đây sẽ là đòn giáng mạnh vào gãkhổng lồ Đông Á. Số khác lại khẳng địnhTrung Quốc sẽ vượt qua các rào cản do Mỹdựng lên.Dù vậy, nhiều nhà quan sát Trung Quốc lâunăm cho rằng luận điểm này đã bỏ qua điềuquan trọng nhất. Đó là những lực đẩy, xuhướng quan trọng nhất tác động đến TrungQuốc hiện tại không nằm ở thuế nhập khẩu.
Đầu tư giảm sút, vay nợ tăng lên
Trung Quốc từ lâu đã dựa vào đầu tư cơ sởhạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Đầu tư đóng góp 44% GDP danh nghĩa củanước này tháng 12/2017. Tỷ lệ này tại cácnước như Mỹ, Nhật Bản hay Đức chỉ vàokhoảng 10 – 25%, theo số liệu của CEIC.Dù vậy, đầu tư vào tài sản cố định củaTrung Quốc đang giảm tốc. Hồi tháng 8,tăng trưởng đầu tư đã xuống thấp kỷ lục.Các nhà kinh tế học thì cho rằng thế giớikhông nên quá chú trọng vào con số này,do Trung Quốc đang điều chỉnh cách tínhđầu tư vào tài sản cố định.Tuy nhiên, khi căng thẳng thương mại leothang, Chính quyền Trung Quốc sẽ khódùng chi tiêu công để thúc đẩy đầu tư, dokhối nợ đang tăng cao. Nền kinh tế lớn nhìthế giới từng có mức nợ tương đối ổn địnhcho đến cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu 2008. Năm đó, họ đã dùng số nợ tươngđương 12,5% GDP để thúc đẩy nền kinh tế.Trung Quốc từng khuyến khích đi vay đểđẩy cao tăng trưởng. Năm 2016, các nhàbăng nước này cho vay kỷ lục 12.650 tỷNDT (1.880 tỷ USD).Sự bùng nổ tín dụng này đã làm dấy lên longại về rủi ro tài chính. Vì vậy, năm 2017,giới chức Trung Quốc cam kết sẽ kiềm chếnợ.Kể từ đó, nợ trên GDP của nước này đãtăng chậm lại, hiện tương đương 250%GDP, tức là khoảng 28.000 tỷ USD, theosố liệu của DBS và CEIC. Tuy nhiên, ViệnKinh tế Quốc tế cho rằng tỷ lệ này phải lênhơn 300% GDP.Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng đưa ra cảnhbáo về kinh tế Trung Quốc năm 2017, rằngtăng trưởng dựa trên vay nợ không phải làgiải pháp bền vững. Giới chức Trung Quốccũng đã cố gắng kiềm chế khối nợ đangtăng. Hồi tháng 4, các ngân hàng quốc do-anh đã nhận chỉ thị ngừng cho các chínhquyền địa phương vay.Tuy nhiên, khi chiến tranh thương mại kéodài, Trung Quốc có vẻ sẽ lại dùng đầu tư đểthúc đẩy kinh tế lần nữa. Ủy ban Cải tổ vàPhát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC)đầu tháng này cũng thông báo có kế hoạchkhuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Dân số già đi, đánh cược vào tiêudùng
Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện năng suấtlao động thông qua tự động hóa và robot.Tuy nhiên, dân số già đi đang tác động tiêucực lên nền kinh tế này.“Xu hướng dân số có thể khiến tăng trưởngGDP hàng năm của các nước như TrungQuốc hay Nhật Bản mất hơn 0,5% – 1%trong 3 thập kỷ tới”, IMF dự báo trong báocáo năm 2017.Chính sách một con của Trung Quốc đãchấm dứt năm 2016. Các cặp vợ chồng giờđược hạn chế sinh hai con. Tuy nhiên, hàngthập kỷ áp dụng chính sách này đã khiếntỷ lệ sinh ở đây giảm đáng kể. Cùng vớiviệc dân số già đi và lực lượng lao động colại, tỷ lệ sinh giảm đang ảnh hưởng đến xuhướng tiêu dùng tại đây.Việc này càng đáng ngại khi Trung Quốcđang chuyển hướng tăng trưởng sang dựavào tiêu dùng. Các số liệu gần đây thì lạicho kết quả trái chiều. Doanh số bán lẻhàng tháng tăng chậm lại. Nhưng tiêu dùnghàng quý, tính cả giáo dục và du lịch, lạiđang tăng.Số liệu tại các đại gia thương mại điện tửTrung Quốc cũng vậy. Quý II/2018, do-anh thu Alibaba tăng hơn 60% so với nămngoái. Trong khi đó, con số này của đối thủJD.com lại chậm lại.Hôm 24/9, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục ápthuế nhập khẩu lên hàng trăm tỷ USD hànghóa của nhau. Căng thẳng thương mại đượcdự báo có thể khiến tăng trưởng kinh tế củaTrung Quốc mất 0,2% năm nay và 0,3%năm tới, theo một khảo sát tháng này củaBloomberg. Nền kinh tế lớn nhì thế giớicũng được dự báo tăng trưởng 6,3% nămnay, thấp hơn so với 6,6% năm ngoái.
Theo CNBC/Bloomberg