LÒNG BAO DUNG CÓ THỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI MỘT CON NGƯỜI

0
757

Có một câu chuyện kể về Thiền sư Thất Lý gặp đạo tặc rằngMột hôm Thiền sư Thất Lý đang ngồi đả toạ, một tên tặc khấu cầm dao tiến đến từphía sau nói: “Mang hết tiền trong tủ rađây, nếu không ta sẽ lấy mạng ngươi”.Thiền sư Thất Lý đáp: “Tiền trong ngănkéo, trong tủ không có tiền, ngươi hãy tự đi mà lấy, tuy nhiên hãy để lại một ít. Gạotrong bếp hết rồi, nếu ngươi lấy đi tất cả th ìmai ta phải chịu đói”.Tên đạo tặc nghe vậy như nhưng vẫn cố tình lấy hết số tiền trong ngăn kéo. Khi hắn chuẩn bị bước ra cửa, Thiền sư Thất Lýnói: “Lấy đồ của người khác rồi cũng nênnói một tiếng cảm ơn chứ?”.Tên đạo tặc đáp: “Cảm ơn”, sau đó rời đi.Trong lòng hắn bỗng cảm thấy trống trảihư không, loại cảm giác này xưa nay hắnchưa từng trải qua, hắn bước đi như một kẻvô hồn trong đêm tối.Mấy hôm sau hắn đi trộm đồ nơi khác bịquan phủ bắt được, qua tra khảo hắn đãkhai ra đã trộm đồ ở chỗ Thiền sư Thất Lý.Quan nha phủ bèn dẫn hắn đến gặp Thiềnsư Thất Lý đối chứng. Tuy nhiên Thất LýThiền sư đáp: “Hắn không trộm đồ của ta,mà là ta cho hắn, hơn nữa trước lúc đi hắncũng đã nói lời cảm ơn rồi”.Tên đạo khấu nghe Thiền sư nói vậy thìcảm động vô cùng, trước lúc bị nha phủ dẫn đi, hắn nhìn Thiền sư mà hai hàng lệrưng rưng. Sau này đến khi mãn hạn tù đày,hắn trở lại tìm gặp Thiền sư Thất Lý, cầu xin thiền sư thu nhận hắn làm đệ tử. Lúcđầu Thiền sư Thất Lý không muốn nhận,nhưng hắn đã quỳ trước cửa 3 ngày 3 đêm,cuối cùng ngài mới nhận lời.Kỳ thực chúng ta chưa cần quan tâm tớinguyên nhân tại sao người thanh niên nọlại cả gan vào chốn linh thiêng để ăn trộmtiền. Tuy nhiên làm người nếu như lấy cái ác để trị cái ác thì cũng bằng như chúng tađang hành ác vậy.Nhân vô thập toàn, con người không ai làkhông từng mắc phải sai lầm, không ai làkhông từng phạm lỗi. Chỉ vì để phơi bày,trừng phạt hành vi của người thanh niên đãlấy đi mấy trăm ngàn của nhà chùa mà đểrồi đánh hạ cả nhân cách và tương lai củamột người thì thiết nghĩ thật không đáng.Huống chi nhà Phật còn có câu: “Phật hỷ xả từ bi”, luôn bao dung cho tất cả chúngsinh.Từ bi, vị tha, bao dung cho nhau xưa nayvẫn là cái gốc để làm người, là bản sắc vănhoá của người Việt chúng ta. Vậy tại saochúng ta không thể dùng sự bao dung độlượng để đối xử với nhau mà cứ nhất thiếtphải hành xử theo kiểu “ác giả ác đấu”.Cũng như một đứa trẻ, nếu như chỉ vì hơichút phạm lỗi mà trừng phạt chúng thì chúng cũng chẳng thể trưởng thành tốt hơn so với một đứa trẻ được cha mẹ yêu thương dưỡng dục sửa sai khi mắc phải sai lầm.Cổ nhân bao đời nay đã đúc kết cho ra mộtbài học sâu sắc rằng: Cái ác, mãi mãi khôngbao giờ có thể chiến thắng được cái ác, haynói cách khác, dùng cái ác để cảm hoá cáiác thì vĩnh viễn không bao giờ khả thi.Trừng phạt không thể thay đổi quá khứ,nhưng bao dung thì lại có thể thay đổi được tương lai.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here