Hoa Kỳ – Trung Quốc: “Chiến tranh thương mại”, ai sẽ thắng?

0
1269

Washington D.C, các biện pháp áp thuế của Hoa Kỳ nhằm vào 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chính thức có hiệu lực, hay nói một cách khác, “chiến tranh thương mại” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu
Cụ thể, có khoảng 1.100 sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc, trong đó đợt đầu là 818 sản phẩm, gồm các loại ô tô, trị giá gần 34 tỷ USD bắt đầu có hiệu lực.
Phát biểu trước giới truyền thông, Tổng thống Trump không cho thấy một tín hiệu nào rằng Mỹ sẽ xuống thang trong cuộc chiến này với Trung Quốc. Ông nhấn mạnh việc tăng thuế nhập khẩu đối với 34 tỷ USD hàng hóa đối với Trung Quốc chỉ là hành động đầu tiên.
Tiếp đó, Hoa Kỳ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt thuế suất thứ hai nhằm vào lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 16 tỷ USD của Trung Quốc. Ngoài ra, ông Trump còn tuyên bố sẽ leo thang xung đột thương mại với Trung Quốc bằng việc áp thuế lên tới 500 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc nếu nước này đáp trả.
Tất nhiên là Trung Quốc không thể “muối mặt” ngồi yên, ngay lập tức, Bắc Kinh tuyên bố áp thuế tương tự lên 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm các mặt hàng nông sản, xe cộ và hải sản. Tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng này nhập từ Mỹ vào Trung Quốc hàng năm cũng là 34 tỷ USD – theo tờ Trung Quốc Nhật báo

Trung Quốc “gắp lửa bỏ vào tay Hoa Kỳ” như thế nào?
Ngay từ lúc tổng thống Trump áp thuế mặt hàng thép, rồi tiếp theo đó, một loạt các chính sách trừng phạt của Hoa Kỳ được áp đặt lên Trung Quốc, và cụ thể nhất là vụ Hoa Kỳ bắt đầu áp thuế đối với Trung Quốc từ hôm 6/7/2018.
Rất nhiều bài báo, cả các chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng, “Hoa Kỳ chịu thiệt hại nặng hơn, trong khi Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không đáng kể”. Kèm theo theo là những lời chỉ trích đối với tổng thống Trump. Nhưng, tựu chung các chỉ trích đều nói rằng ông Trump theo đuổi “chính sách bảo hộ mậu dịch”
Câu hỏi đặt ra ở đây, vì sao ông Trump “tuyên chiến” về thương ại với Trung Quốc và quốc gia nào mới thực sự áp dụng “chính sách bảo hộ mậu dịch”
Mới đây, nhật báo kinh tế Les Echos có bài viết với tựa đề: «Trung Quốc đã lừa Mỹ và châu Âu như thế nào ở Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO)?». Chúng tôi xin trích đoạn lại một phần để quý độc giả có cái nhìn công bằng hơn đối với tổng thống Trump nói riêng và chính phủ Hoa Kỳ nói chung.
Năm 2001, khi Trung Quốc được kết nạp vào WTO, cả Hoa Kỳ lẫn Liên Hiệp Châu Âu ngây thơ tin rằng Trung Quốc sẽ hướng đến nền kinh tế thị trường, phi tập trung và tôn trọng các quy định của WTO. Thị trường hơn 1 tỉ dân Trung Quốc chuộng hàng Mỹ và châu Âu sẽ được mở rộng.
Sau gần 20 năm, Mỹ và châu Âu mới tỉnh ngộ, thấy mình bị lừa. Cả hai đang trả giá vì quá ngây thơ trước thực tế của thế giới Trung Hoa, theo nhận định của bài viết trên Les Echos.
Năm 2001, Trung Quốc đứng trước một thách thức lớn vì nền kinh tế nước này chủ yếu dựa vào lĩnh vực công và các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chính. Phương Tây đưa ra thời hạn 15 năm để Bắc Kinh cổ phần hóa và tự do hóa các doanh nghiệp quốc doanh. Nếu không, toàn bộ hệ thống của WTO sẽ gặp nguy. Lời cảnh báo đang trở thành hiện thực !
Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay được đánh dấu với việc tăng cường quyền lực của Tập Cận Bình người đang giữ vai trò cầm đầu Trung Quốc, một chế độ ngày càng chuyên quyền, Nhà nước có mặt khắp nơi trong lĩnh vực kinh tế, trợ cấp rộng rãi và sự tồn tại dai dẳng của các doanh nghiệp Nhà nước.
Từ năm 2001, Bắc Kinh triển khai nhiều chương trình hỗ trợ có quy mô lớn đối với các ngành công nghiệp thép, thủy tinh, giấy và thiết bị trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Bà Elvire Fabry, chuyên gia thuộc Viện Jacques Delors (Pháp), thẩm định « doanh nghiệp Nhà nước hiện chiếm gần 40% các tập đoàn công nghiệp chính của Trung Quốc và chiếm đến 80-90% thị phần trong các ngành công nghiệp chiến lược ».
Đến chiến lược « Made in China 2025 » của Bắc Kinh
Theo Les Echos, kế hoạch «Made in China 2025» phản ánh rất rõ cách làm và đi ngược hoàn toàn với quy luật của nền kinh tế thị trường : «Chính quyền Trung Quốc đã can thiệp một cách có hệ thống vào thị trường Nhà nước để tạo điện kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc các doanh nghiệp Trung Quốc thống trị nền kinh tế ».
Les Echos kết luận, đã đến lúc phải xem lại sự cân đối trong quan hệ thương mại và cải cách quy định của WTO. Có lẽ Bruxelles và Washington cũng phải mời Bắc Kinh ngồi lại vào bàn đàm phán.
Rõ ràng ở đây, Trung Quốc chính là kẻ bảo hộ mậu dịch một cách mạnh mẽ không phải đến bây giờ mà đã từ rất lâu.

Ai sẽ thắng trong cuộc chiến thương mại, Hoa Kỳ hay Trung Quốc?
Tổng thống Trump đã từng tuyên bố rằng: “Chiến tranh thương mại là tốt và nước Mỹ dễ dàng thắng”.
Nói một cách công bằng rằng, chắc chắn khi một cuộc chiến diễn ra, các bên đều có thiệt hại, nhưng cho đến giờ phút hiện tại, không thể nào nói bên nào sẽ thắng hay thiệt hại nhiều hơn. Chỉ có thời gian mới trả lời câu hỏi này một cách đầy đủ.
Nhưng, có một điều rất chắc chắn Hoa Kỳ sẽ thắng, nếu người dân Hoa Kỳ đồng lòng ủng hộ tổng thống Trump. Nói một cách rõ ràng hơn, người dân Hoa Kỳ đã dùng lá phiếu của mình để chọn ông Donald Trump là tổng thống Hoa Kỳ thì người dân Hoa Kỳ nên ủng hộ ông.
Người dân Mỹ có thể vất vả hơn một chút, một số công ty có thể bị mất lợi nhuận, bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…nói tóm lại là như nhiều người cho rằng người dân Mỹ sẽ khó khăn hơn, nghèo hơn… Nhưng, nếu chúng ta nhìn lại lịch sử thăng trầm của nước Mỹ, đây không phải là lần đầu tiên nước Mỹ gặp khó khăn, nước Mỹ đã từng khó khăn, nhưng đã vượt qua và vẫn giữ vai trò cường quốc số một của thế giới trong gần một trăm năm qua.
Tại sao nước Mỹ làm được như thế, vì người Mỹ cùng đoàn kết, cùng đồng lòng, cùng ủng hộ chính phủ.
Hãy thử nhìn lại, gần 90% các hàng hóa được bày bán trên lãnh thổ Hoa Kỳ từ những mặt hàng nhỏ nhất như cái đinh, con ốc đến những mặt hàng cao cấp… trong mọi lãnh vực đều là hàng Trung Quốc. Nếu những hàng hóa đó được thay bởi hàng của Mỹ hay hàng của một quốc gia nào đó. Hàng Trung Quốc bị tẩy chay hoàn toàn trên đất Mỹ thử hỏi ai chết trước?
Câu trả lời có lẽ đã có trong suy nghĩ của mỗi công dân Hoa Kỳ.
Phuong Nghi (tổng hợp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here