Tại sao Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc quyền lực nhất trong nhiều thập niên, chủ trì một Trung Quốc giàu có đầy sinh lực lại ôm lấy những ý tưởng triết học lỗi thời, sai lạc của Karl Marx?
Câu hỏi đặt ra là vì sao Trung Quốc tổ chức một loạt các sự kiện long trọng kỷ niệm một cách bất thường để đánh dấu lần thứ 200 ngày sinh của Marx.
Marx là một nhà tư tưởng, triết gia người Đức có lý thuyết chính trị về sự nguy hiểm của chủ nghĩa tư bản và quyền của người lao động là nền tảng ý thức hệ của Cộng sản Trung Quốc cũng như các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác trên toàn thế giới.
Lễ kỷ niệm kéo dài một tuần vào đầu tháng Năm bao gồm một buổi học bắt buộc được khai mạc bởi ông Tập với bài “Tuyên ngôn Cộng sản” của Marx cho các quan chức cao cấp nhất của đất nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu về chủ nghĩa Marx tại Hội trường Nhân Dân Bắc Kinh.
Một chương trình giáo dục gồm năm tập phim được sản xuất khéo léo mang tựa đề “Marx đã và vẫn đúng” được phát trên các màn hình truyền hình trên khắp Trung Quốc. Trong khi ở Đức, Bắc Kinh tặng một bức tượng Marx khổng lồ tới quê hương của ông ở Trier.
Sự ca ngợi và tái giới thiệu chủ nghĩa Marx của chính phủ Trung Quốc xuất hiện vào thời điểm khi họ đang cố mô tả mình như là những người bảo vệ chủ nghĩa tư bản bằng một loạt “ý niệm tư bản” của ông Tập tại các diễn đàn kinh tế thế giới.
Trong khi chủ nghĩa Marx luôn là một “công cụ quan trọng” cho các nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc tập hợp đảng và củng cố quốc gia, Tập và những người ủng hộ ông ta đang xử dụng nó để trình bày một yếu tố khác về sự nổi dậy lớn mạnh của Trung Quốc.
Những nhà lý luận trung cộng kết luận rằng thành công của Trung Quốc không đến từ sự thay đổi sang chủ nghĩa tư bản.Nó xuất phát từ quá trình phát triển kinh tế của một đảng, giúp nghèo thoát khỏi đói rách, chống tham nhũng và tạo ra một xã hội công bằng hơn – là một trong những lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa Mác-xít ban đầu trong thế kỷ 19.
Tập Cận Bình đang trình bày một mô hình phát triển thay thế chủ nghĩa tư bản không chỉ về mặt kinh tế mà còn với nền tảng lý thuyết và ý thức hệ.
Theo các chuyên gia, các hoạt động xung quanh lễ kỷ niệm của Marx đã không thực sự làm tăng thêm mục tiêu của triết gia Marx là lật đổ chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng của công nhân – hoặc bãi bỏ tài sản tư nhân. Họ cho rằng vào thời điểm mà nền dân chủ tự do phương Tây dường như đang trong trạng thái hỗn loạn vì lòng tham thì một loại “chủ nghĩa xã hội mới của thế kỷ 21” mà ông Tập đã hình dung và phát triển ở Trung Quốc trông cũng hấp dẫn.
Trong một bài diễn văn dài ngày 4 tháng 5 tại Đại Quảng Trường Bắc Kinh, ông Tập tuyên bố sự không thể sai lầm của chủ nghĩa Marx sẽ được thích ứng với thực tại Trung Quốc, nhận được những tràng pháo tay như sấm.
Những nhà lý luận Trung Cộng cho rằng Chủ nghĩa Marx” Cổ Điển” đã được thực hành ở Liên Bang Xô Viết cũ – và ở Trung Quốc trước cải cách kinh tế vào cuối những năm 1970 – từ lâu đã bị mất uy tín và bị loại bỏ ở hầu hết các nơi trên thế giới.Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của ông Tập; nhiều dấu hiệu tích cực về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế đã được phục hối.
Chính phủ có kế hoạch nhận cổ phần trong các doanh nghiệp tư nhân nhiều hơn đồng thời đưa ra một sáng kiến đầy tham vọng nhằm nâng cấp lĩnh vực sản xuất; kế hoạch đẩy mạnh xuất cảng là trung tâm của các vụ tranh cãi thương mại Mỹ-Trung.
Trong bầu không khí chống lại toàn cầu hóa của phương Tây sau cuộc bầu cử các nhà lãnh đạo dân túy, Tập ủng hộ “thương mại tự do” nhưng trong bài phát biểu năm 2017 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, ông Tập đã không còn là nhà lãnh đạo ủng hộ thương mại tự do – một khái niệm bị từ chối bởi nhiều nhà phân tích Trung Quốc.
“Thương mại tự do” của Tập hoàn toàn khác với phương Tây.”Thương mại tự do của Trung Quốc” dựa trên việc xây dựng một bức tường bao quanh chính nó và sau đó tận dụng quyền tự do ở các nước khác.
Nghịch lý thay, các chuyên gia cho rằng hiệu lực phê bình của Marx về một số khía cạnh tiêu cực của chủ nghĩa tư bản như điều kiện lao động và bất bình đẳng xã hội vẫn là vấn đề lớn ở Trung Quốc ngày hôm nay mặc dù khẩu hiệu yêu thích của Tập “ghi nhớ nguyện vọng ban đầu của đảng.”
Kể từ khi nắm quyền vào cuối năm 2012, Tập đã cai trị đất nước đông dân nhất thế giới bằng nắm đấm sắt, nhấn mạnh sự kiểm soát tuyệt đối của đảng đối với tất cả các khía cạnh của xã hội. Các nhà quan sát Trung Quốc mô tả sự đàn áp của ông về các hoạt động nhân quyền và tự do ngôn luận một cách khắc nghiệt chưa từng thấy.
Nếu các chính sách trong nước của ông là một biểu hiện của Tư tưởng Tập Cận Bình, các chuyên gia tranh luận, thì thương hiệu của chủ nghĩa Marx thế kỷ 21 – mà một số người cho là gần gũi hơn với chủ nghĩa tư bản độc tài – chắc chắn sẽ làm phương Tây giật mình.