AI ĐÃ NGHĨ RA Ý TƯỞNG LÀM VIỆC 8 GIỜ MỘT NGÀY

0
1008

 

 

Đến một thời điểm nào đó trong đời , người ta sẽ nhận ra rằng mình đã dành gần một nửa cuộc đời để làm việc trong một số giờ nhất định của một tuần. Mặc dù công việc có khác nhưng 8 giờ mỗi ngày và 40 giờ làm việc mỗi tuần đã từ lâu được xem như một qui luật. Kẻ quỉ quái nào đã nghĩ ra và nó ảnh hưởng xã hội như thế nào?

Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, những gì mà ngày hôm nay là chuyện thông thường là điều hiển nhiên thì cách đây không lâu nó là ân huệ , là sự cứu rỗi cho những người lao động cơ cực. Một biến cố trọng đại trong một thời điểm lịch sử.

Câu chuyện bắt đầu với cuộc cách mạng công nghiệp, khi các công ty tận dụng sức lực lao động của người công nhân để tối đa hóa việc sản xuất và lợi nhuận.Các nhà máy công xưởng hoạt động suốt ngày đêm nên một ngày làm việc lúc bấy giờ là “từ bình minh hôm nay cho tới bình minh hôm sau” có nghĩa là làm suốt cả ngày.

Vào thời điểm đó tiền lương cũng rất thấp nên người lao động cần phải làm việc nhiều giờ mới đủ nuôi sống gia đình. Nhiều thanh thiếu niên theo cha đi làm thay vì đi học.

Nếu phải nhắc tới công ơn của người đời thì người đó chắc chắn sẽ là Robert Owen; một người Anh, người đầu tiên đề xuất một ngày làm việc tám giờ. Và cũng thật trùng hợp, Owen chính là một trong những người sáng lập trường phái công bằng xã hội. Theo ông một ngày nên được chia thành ba phần:

Phần ngủ, phần làm và phần còn lại để vui chơi giải trí.

Vì vậy, vào năm 1817, ông bắt đầu vận động cho tám giờ làm việc cho tất cả công nhân. Trong thực tế, nó trở nên phổ biến bằng cách đặt cụm từ: “Tám giờ làm việc, tám giờ giải trí, tám giờ nghỉ ngơi”.

Thật không may cho những người nghèo khó vì ước mơ đã không xảy ra qua đêm. Thật vậy, suốt thế kỷ 19 và phần đầu của thế kỷ 20, người lao động từ Âu sang Á, từ Châu Phi qua Châu Mỹ một ngày lao động vẫn thường kéo dài hơn 12 tiếng.

Phụ nữ và trẻ em ở Anh đã được qui định ngày mười giờ làm vào năm 1847. Công nhân Pháp đã giành được ngày qui chế 12 giờ làm việc trong một ngày sau cuộc cách mạng tháng 2 năm 1848. Một ngày làm việc ngắn hơn với điều kiện làm việc tốt hơn là kết quả của nhiều cuộc biểu tình nhưng trên tất cả là do sự xuất hiện của các công đoàn.

Ngay sau đó, Hiệp hội công nhân quốc tế đã yêu cầu một ngày tám giờ tại Quốc hội ở Geneva năm 1866, tuyên bố rằng “giới hạn pháp lý của ngày làm việc là điều kiện tối cần tất yếu nếu không có nó thì tất cả mọi nỗ lực tiếp theo đều vô nghĩa Kết quả là năm 1866 Quốc hội đề xuất tám giờ là giới hạn pháp lý của ngày làm việc.

Quốc gia đầu tiên áp dụng một ngày làm việc tám tiếng là Uruguay. Ngày tám giờ làm việc được trình lên chính phủ của José Batlle y Ordóñez ngày 17 tháng 11 năm 1915.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here