Ngư dân Việt lại bị “tàu lạ” tấn công phá hoại ngư cụ ở Hoàng Sa
Một tàu cá ở tỉnh Quảng Nam vừa trình báo với đồn biên phòng cộng sản cửa khẩu cảng Kỳ Hà về việc bị tàu lạ (theo cách gọi của báo chí cộng sản) phá hoại ngư cụ khi đang ở ngư trường Hoàng Sa.
Anh Nguyễn Tấn Sơn chủ tàu cá QNa 90822 TS, (tỉnh Quảng Nam), vào ngày 22/3 nói với truyền thông cộng sản rằng, tàu cá của ông bị một số người trên tàu lạ tấn công, cướp phá ngư lưới cụ khi đang hành nghề ở ngư trường Hoàng Sa.
Ngư dân Nguyễn Tấn Sơn trình bày cụ thể tàu anh xuất bến tại cảng Kỳ Hà vào ngày 11/3. Đến 2 giờ 30 phút, ngày 18/3, khi các thuyền viên trên tàu cá QNa 90822 TS đang thả lưới hành nghề tại vùng biển cách Bắc Tây Bắc đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 16 hải lý, thì bất ngờ một tàu lớn không rõ số hiệu xuất hiện đuổi theo, rọi đèn và thả ca nô chở theo 8 người áp sát mạn tàu, 6 người nhảy lên tàu và cầm theo súng và dùi cui điện, khống chế Anh Sơn và các thuyền viên.
Anh Sơn cho biết những người này nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ gì không rõ, chỉ nghe được hai chữ “Việt Nam, Việt Nam”. Sau đó những người này lên ca nô bỏ đi khoảng 15 phút, rồi quay lại bẻ gãy cột ăng ten bộ đàm và đập phá tài sản.
Đồn biên phòng cộng sản cửa khẩu cảng Kỳ Hà đã xác nhận với báo chí cộng sản về vụ việc và cho biết đã trình báo lên cấp trên.
Theo thông lệ, Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá, chính quyền CS Việt Nam lại phản đối
Việt Nam phản đối lệnh cấm bắt cá của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Đó là nội dung tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao cộng sản Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng với báo chí vào hôm 22/3 tại Hà Nội.
Bà Hằng nói rằng lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/5 năm nay là một quyết định đơn phương, và Việt Nam kiên quyết bác bỏ.
Trong những năm qua, Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc đều ra lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên phần lớn diện tích Biển Đông từ đầu tháng Năm đến tháng Tám, lấy lý do là để bảo vệ nguồn hải sản. Nhưng đây cũng là một động tác được cho là đơn phương đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Và cũng như những năm trước Bộ Ngoại Giao cộng sản Việt Nam lại ra tuyên bố bác bỏ lệnh cấm này của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính quyền cộng sản chưa bao giờ có biện pháp bảo vệ ngư dân Việt Nam trước lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc.
Dùng chân “đạp” trẻ 2 giáo viên mầm non bị buộc thôi việc
Vụ việc được cho là xảy ra tại trường mầm non H.H (TP Vũng Tàu).
Trước đó, ngày 21/3, trên mạng xã hội có 2 đoạn clip ghi lại hình ảnh 2 giáo viên mầm non đã dùng chân đạp một bé trai vì bé không chịu ngủ, quấy khóc chỗ 2 cô đang nằm nghỉ trưa.
Theo đoạn clip, lúc đầu, cháu bé qua chỗ một giáo viên mặc quần đen nhưng bị người này đạp ra, sau đó bé tiếp tục quay qua người giáo viên còn lại thì cũng bị người này dùng chân đạp đẩy bé ngã xuống nền nhà.
Ngay sau khi đăng tải lên mạng xã hội, nhiều người dùng mạng vô cùng phẫn nộ trước hành động của 2 giáo viên mầm non của hai giáo viên trên.
Khi nhận được tin báo, phòng GD-ĐT cộng sản TP Vũng Tàu đã làm việc với trường mầm non H.H, nơi clip được ghi lại ngày 22/3..
Trao đổi với báo chí, đại diện nhà trường cho biết sau khi vụ việc xảy ra, cả 2 giáo viên này đã bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
Bắt nhóm thanh niên chuyên trộm cắp đồ nơi đền chùa
Công an cộng sản huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vừa khởi tố 4 nghi can về tội trộm cắp tài sản.Điều đáng nói là nhóm này chuyên trộm cắp hòm công đức trong đình, đền, chùa, miếu
Trước đó, từ đầu tháng 2/2018, Công an cộng sản huyện Quỳnh Phụ nhận được nhiều đơn trình báo của đại diện các đình, đền, chùa trong huyện về việc bị kẻ gian đột nhập cậy cửa, phá khóa, trộm cắp hòm công đức và các đồ thờ cúng.
Sau khi vào cuộc điều tra, Công an cộng sản huyện Quỳnh Phụ đã bắt giữ Hoàng Ngọc Chiều (SN 1989); Hoàng Minh Tân; Phạm Văn Phúc, Lương Quang Hưng và Lương Ngọc Quang tất cả sinh từ năm 2000 – 2002 về tội trộm cắp tài sản.
Các nghi can trên đều sử dụng ma túy và có tiền án, tiền sự về tội trộm cắp tài sản, cướp. Vì thấy những nơi tâm linh bảo vệ không chặt chẽ nên nhóm này cho là nơi “béo bở” để kiếm sống.
Tại nơi điều tra, các nghi can khai nhận đã gây ra 9 vụ trộm cắp hòm công đức và các đồ thờ cúng khác tại các đình, đền, chùa, miếu trong huyện.
Xe khách lộn nhiều vòng như “làm xiếc” trên quốc lộ
Theo nhân chứng, khoảng 7h sáng ngày 22/3, tài xế tên Bi điều khiển xe khách 16 chỗ mang BKS: 49B – 011.32 lưu thông hướng TP Sài Gòn đi Đà Lạt đến Quốc lộ 20, thuộc xã Liên Đầm, huyện Di Linh (Lâm Đồng) với tốc độ cao đã đâm vào lan can bảo vệ bên phải đường khiến xe lộn nhiều vòng.
Lúc này trên xe khách chỉ có 3 người (1 tài xế Bi, 1 phụ xe và 1 hành khách). Cả 3 đều bị đa chấn thương. Rất may thời điểm xảy ra tai nạn trên Quốc lộ 20 vắng người qua lại nên không thiệt hại về người. Tuy nhiên xe khách bị hư hỏng nặng.
Cựu phó thống đốc ngân hàng Nhà nước cộng sản Đặng Thanh Bình bị truy tố
Theo báo chí cộng sản, ngày 22-3, viện kiểm sát tối cao cộng sản đã tống đạt cáo trạng truy tố Đặng Thanh Bình, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cộng sản (NHNNCS) và các đồng phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để xảy ra sai phạm tại Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của Ngân hàng Xây dựng, VNCB).
Ngoài Đặng Thanh Bình, Viện kiểm sát tối cao cộng sản còn truy tố các thành viên tổ giám sát của NHNN cộng sản gồm Hà Tấn Phước, Phạm Thế Tuân, Lê Văn Thanh, Ngô Văn Thanh.
Hà Tấn Phước là tổ trưởng tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc NHNNCS chi nhánh Long An.
Phạm Thế Tuân là tổ phó tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc Vietcombank chi nhánh Sài Gòn.
Lê Văn Thanh nguyên là Chánh thanh tra NHNNCS tỉnh Long An, thành viên tổ giám sát.
Ngô Văn Thanh, thành viên tổ giám sát, nguyên là Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An.
Giáo dục thời cộng sản nghe mà đau xót: Giảng viên lừa tiền sinh viên !
Sau nhiều ngày xét xử, ngày 22-3, tòa án cộng sản tại Sài Gòn đã tuyên phạt Nguyễn Văn Huyền (41 tuổi) 1 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Huyền là trưởng bộ môn tiếng Anh của Trường đại học Công nghiệp Sài Gòn.
Theo cáo trạng, cuối năm 2011, một số sinh viên thi rớt môn học mà Huyền giảng dạy. Khi biết họ muốn học để thi lại nhưng trường chưa mở lớp, Huyền đã tự mở lớp để thu tiền.
Huyền gửi email thông báo thời gian, địa điểm học và yêu cầu sinh viên đóng học phí 100-150 USD tùy lượng học phần. Từ cuối năm 2011 đến đầu 2012, Huyền dạy nhiều lớp và cho thi lại chung một đợt vào buổi tối.
Huyền đã thu của hơn 100 sinh viên khoảng 156 triệu đồng và 2.800 USD (tổng cộng hơn 210 triệu đồng). Sau khi tổ chức thi, Huyền gửi bảng điểm vào email của khoa để nhập điểm lên hệ thống nhưng không thông báo nên nhân viên phòng giáo vụ không biết.
Do sinh viên không nộp tiền cho trường theo đúng quy chế thi nên bảng điểm do Huyền gửi cho khoa là không hợp lệ, dẫn đến sinh viên không được công nhận kết quả học tập môn tiếng Anh. Sau hơn nửa năm thi lại nhưng vẫn không có điểm, nhiều sinh viên phản ánh lên nhà trường. Lúc này, lãnh đạo khoa và ban giám hiệu mới phát hiện sự việc.
Nhà trường đã lập hội đồng kỷ luật ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với Huyền, đồng thời chuyển hồ sơ cho công an cộng sản để xử lý.
Cơn mưa “vàng” cứu nông dân miền Tây
Chiều 22.3, một cơn mưa trái mùa bất ngờ xuất hiện vào khoảng 16 giờ, kéo dài hơn một giờ đồng hồ, khá nặng hạt tại các huyện Châu Thành, TP.Bến Tre, Mỏ Cày Bắc (Bến Tre)… Cơn mưa này tác động tích cực đến sản xuất và đời sống người dân.
Cơn mưa chiều đó đã cứu hơn 30.000 ha cây ăn trái tại các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, TP.Bến Tre…
Trước đó, cơn mưa tương tự, kéo dài từ 14 giờ 30 đến khoảng 16 giờ tại tỉnh Tiền Giang cũng đã “cứu khát” cho hàng chục ngàn ha lúa, vườn cây ăn trái của nông dân đang thiếu nước ngọt. Đặc biệt, cơn mưa to đã “tiếp nước” cho hàng ngàn vườn cây mãng cầu xiêm, hoa màu và ruộng lúa gieo sạ trễ ở khu vực cù lao Tân Phú Đông và vùng ven biển Gò Công khỏi cháy nắng trong khoảng 10 ngày. Ngoài ra, cơn mưa trái mùa còn làm cho không khí mát mẻ sau nhiều tháng nắng hạn.
Theo Đài khí tượng thủy văn Nam bộ cộng sản, với hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, cơn mưa trái mùa này còn có ý nghĩa khác nữa là hoàn toàn có thể đẩy lùi độ mặn đang có chiều hướng tăng dần và xâm nhập ngày càng sâu vào khu vực nội đồng.